Vai trò của lao động nữ trong việc sản xuất và ra quyết định phân công lao động trong hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 80)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÕ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN

2.3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.3.3. Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ

2.3.3.2. Vai trò của lao động nữ trong việc sản xuất và ra quyết định phân công lao động trong hộ

Trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình thì người phụ nữ hay đàn ông đều tham gia các công việc trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn nuôi hay làm thuê, một số thì tham gia vào kinh doanh buôn bán và các dịch vụ. . . Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ có sự phân công tương đối rõ. Theo số liệu điều tra thì lao động nam (chồng) thường làm những công việc nặng và độc hại nhƣ trong nông nghiệp các công đoạn nhƣ: Cày, bừa, vận chuyển, thuê mướn, phun thuốc trừ sâu. . . Trong chăn nuôi như: Làm chuồng trại, mua thức ăn, mua giống… còn lao động nữ chủ yếu tham gia vào những hoạt động sản xuất đòi hỏi tính khéo léo, nhẹ hơn như trong nông nghiệp: Gieo cấy, tưới tiêu, làm cỏ

…. và trong chăn nuôi nhƣ: Cho ăn và vệ sinh chuồng trại, bán sản phẩm ….ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh người phụ nữ còn tham gia vào các công việc chăm sóc gia đình như nấu cơm, giặt giũ, lấy nước, chăm sóc con cái…. Sự bình đẳng trong công việc gia đình cũng nhƣ trong các hoạt động sản xuất có thể thấy rất rõ qua các công việc mà người phụ nữ và người đàn ông đảm nhận. Ta cũng nhận thấy sự đóng góp của các lao động nữ trong sản xuất là rất lớn song sự đóng góp đó thường được đánh giá thấp hơn so với nam giới.

Thông qua bảng 2.16, ta cũng nhận thấy sự phân công lao động ở các hộ theo mức thu nhập cũng khác nhau. Đối với nhóm hộ có thu nhập Khá do có điều kiện kinh tế phát triển hơn, trình độ cũng như hiểu biết của người phụ nữ cao hơn đối với nhóm hộ nghèo và trung bình do đó vai trò của người phụ nữ trong việc ra quyết định và thực hiện lớn hơn so với hai nhóm thu nhập còn lại. Để rõ hơn về sự phân công về lao động nữ trong công việc ở các nông hộ, chúng ta tổng hợp và đánh giá trong hai

nhóm hộ: hộ Khá và hộ nghèo (bảng 2.17). Các hộ có điều kiện kinh tế hơn, người phụ nữ đƣợc quan tâm nhiều hơn, họ tham gia vào các công việc đúng với khả năng của mình. Nếu xét về hoạt động trồng trọt thì vai trò của phụ nữ ở dân tộc thiểu số thực hiện nhiều hơn so với phụ nữ dân tộc kinh. Trong các công việc khác cũng vậy đều có sự chênh lệch về mức độ tham gia vào các công việc của lao động nữ trong hai nhóm hộ. Ở nhóm hộ dân tộc thiểu số do có mức thu nhập thấp, công việc chính là trồng trọt, chăn nuôi, trình độ văn hoá thấp dẫn đến việc sử dụng lao động vào các công việc không phù hợp. Nếu sử dụng lao động đúng công việc, đúng chỗ thì sẽ đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao và thu nhập sẽ cao, điều này chứng tỏ rằng mức thu nhập và tính bình đẳng trong các hoạt động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.16. Phân công lao động sản xuất trong trồng trọt theo thu nhập ở các hộ điều tra năm 2010

STT Chỉ tiêu

Người làm chính (%)

Hộ khá Hộ TB Hộ Nghèo

Chồng Vợ Cả hai Người

Chồng Vợ Cả hai

Người

Chồng Vợ Cả hai Người

khác khác khác

I Người ra quyết định

1 Giống cây trồng 32.52 54.91 9.67 2.90 40.64 44.63 8.61 6.12 42.21 41.25 15.35 1.19

2 Kỹ thuật canh tác 31.67 56.87 8.69 2.77 39.67 48.62 9.68 2.03 42.68 36.87 13.02 7.43 3 Mua công cụ sản xuất 35.50 56.32 7.35 0.83 39.02 50.61 6.82 3.56 40.31 46.35 6.28 7.06 4 Mua vật tƣ nông nghiệp 27.40 62.14 3.46 7.00 38.21 50.89 6.97 3.93 46.97 39.64 10.65 2.74

5 Bán sản phẩm 21.87 63.16 12.65 2.32 42.30 42.34 9.62 5.75 57.64 34.67 6.58 1.11

6 Thuê phương tiện lao động 62.02 31.57 4.83 1.58 61.03 29.68 6.08 3.21 59.36 30.58 6.89 3.17 II Người thực hiện các khâu trong công việc

1 Làm đất 51.45 40.21 6.65 1.69 44.89 48.77 5.32 1.02 35.67 54.68 7.03 2.62

2 Gieo cấy 13.32 74.17 8.78 3.73 13.05 80.92 4.65 1.39 10.12 85.01 4.36 0.51

1 Bón phân. làm cỏ 7.52 81.35 5.17 5.96 8.85 80.32 8.25 2.58 7.53 80.39 8.69 3.39

2 Tưới tiêu nước 8.21 82.55 4.67 4.57 28.61 58.97 7.50 4.92 46.37 40.69 7.68 5.27

3 Phun thuốc trừ sâu 61.61 28.33 9.10 0.96 51.47 38.61 9.67 0.25 38.67 48.69 10.09 2.55

4 Thu hoạch 40.10 45.35 8.24 6.31 42.70 45.84 9.98 1.48 42.65 43.68 9.06 4.61

5 Bán sản phẩm 6.85 74.17 15.83 3.15 27.93 54.67 14.57 2.84 46.35 40.39 10.65 2.61

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2010)

62

Bảng 2.17. Phân công lao động sản xuất trong chăn nuôi theo thu nhập ở các hộ điều tra năm 2010

STT Chỉ tiêu

Người làm chính (%)

Hộ khá Hộ TB Hộ Nghèo

Chồng Vợ Cả hai

Người

khác Chồng Vợ Cả hai

Người

khác Chồng Vợ Cả hai

Người khác I Người ra quyết định

1 Giống nuôi 55.61 33.22 8.98 2.19 45.43 40.04 8.98 5.55 42.24 41.11 14.36 2.29

2 Kỹ thuật nuôi 57.57 32.37 8.00 2.06 49.42 39.07 10.05 1.46 37.86 41.58 12.03 8.53

3 Quy mô nuôi 57.02 36.20 6.66 0.12 51.41 38.42 7.18 2.99 47.34 39.21 5.29 8.16

4 Mua vật tƣ nông nghiệp 62.84 28.10 2.77 6.29 51.69 37.61 7.34 3.36 40.63 45.87 9.66 3.84

5 Bán sản phẩm 63.86 22.57 11.96 1.61 43.14 41.70 9.98 5.18 35.66 56.54 5.59 2.21

II Người thực hiện các khâu chăn nuôi

1 Làm chuồng trại 58.96 30.04 9.67 1.33 49.89 37.68 9.01 3.42 40.36 48.67 6.38 4.59

2 Mua giống 49.67 40.09 6.19 4.05 43.65 47.21 6.07 3.07 41.69 52.36 3.98 1.97

1 Mua thức ăn chăn nuôi thú y 49.67 36.98 6.97 6.38 42.30 45.13 8.81 3.76 39.68 51.30 8.68 0.34 2 Cho ăn và vệ sinh chuồng trại 13.68 79.36 4.62 2.34 21.01 71.65 4.28 3.05 26.37 69.31 1.97 2.35

3 Bán sản phẩm 13.36 62.39 18.68 5.57 17.01 60.83 21.11 1.05 18.69 57.30 21.56 2.45

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2010)

63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thông qua bảng số liệu trên ta thấy giữa lao động nam và nữ có sự bất bình đẳng trong việc quyết định và thực hiện công việc. Trong sản xuất nông nghiệp phụ nữ là người đóng vai trò chính ở hầu hết các khâu quan trọng. Đối với sản xuất trồng trọt, việc ra quyết định về lựa chọn giống, lựa chọn kỹ thuật canh tác, mua công cụ và vật tư, bán sản phẩm, đều có từ 40 - 65% ý kiến đánh giá người vợ ra quyết định chính, trong khí đó người chồng chỉ có từ 21 - 40%. Trong việc thực hiện các khâu từ làm đất đến thu hoạch, bán sản phẩm trừ 2 khâu (phun thuốc trừ sâu và thu hoạch) có 40 - 85% ý kiến đánh giá người vợ là người trực tiếp thực hiện chính, người chồng chỉ có 6 - 14% số ý kiến cho là người thực hiện chính các khâu công việc. Trong chăn nuôi, việc ra quyết định chọn lựa giống, kỹ thuật, quy mô nuôi, mua vật tư, làm chuồng trại do người chồng quyết định chính với ý kiến đánh giá từ 35-65%. Việc trực tiếp thực hiện các khâu chăm sóc, nuôi dƣỡng, vệ sinh chuồng trại, đi bán sản phẩm với 50 - 80% ý kiến cho rằng phụ nữ thực hiện là chính, người chồng chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ chính là mua con giống và đi mua thức ăn tinh làm chuồng trại với ý kiến đánh giá từ 50-60% . Trong chăn nuôi, phụ nữ thực hiện chủ yếu khâu chăm sóc, nuôi dƣỡng gia súc gia cầm vốn đòi hỏi nhiều thời gian và sự tỷ mỉ, khéo léo.

Sau khi điều tra ở 3 vùng nghiên cứu thì hầu hết đều nhận đƣợc các ý kiến cho rằng lao động nữ đã bị sử dụng vào những công việc vất vả, không phù hợp, với phần lớn thời gian dành cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong khi vẫn thực hiện các chức năng như: nuôi dạy con cái, nấu nướng……Ở những hộ có thu nhập khá nơi mà người phụ nữ được học tập, trình độ được nâng cao thì mức độ vất vả của người phụ nữ thấp hơn với những hộ nghèo và hộ có thu nhập trung bình.

* Thời gian LĐ sản xuất, làm nội trợ và nghỉ ngơi hàng ngày của phụ nữ Qua nghiên cứu ở 3 xã thu nhập từ nông nghiệp vẫn chiếm 51% trong cơ cấu tổng thu nhập của các xã. Bình quân một lao động kể cả nam và nữ sử dụng 235 ngày công một năm cho sản xuất nông nghiệp, trong đó 150 ngày công cho trồng trọt chiếm 63.8 % và 85 ngày công cho chăn nuôi chiếm 36.17 %; Trong đó trồng lúa vẫn là ngành chính của trồng trọt chiếm 41.33% số ngày công, chăn nuôi lợn là ngành chính trong chăn nuôi chiếm 70,6% số ngày công .

Bảng 2.18. Thời gian lao động nông nghiệp trực tiếp trong năm (bình quân/ 1 lao động)

Chỉ tiêu Số lƣợng

(ngày công) Cơ cấu (%) Thời gian lao động trực tiếp cho nông nghiệp 235

1.Thời gian lao động trực tiếp cho trồng trọt 150 100,00

- Lúa xuân 62 41,33

- Rau màu xuân 15 10,00

- Lúa mùa 61, 8 41,20

- Rau màu đông 11,2 7,47

2. Thời gian lao động trực tiếp cho chăn nuôi 85 100,00

- Lợn 60 70,60

- Trâu, bò 8,2 9,64

- Gia cầm 16,5 19,41

- Chăn nuôi Khác 0,3 0,35

(Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2010)

Mặc dù thời gian người phụ nữ tham gia lao động rất cao, nhưng lao động nữ vẫn chịu ảnh hưởng của công việc nội trợ và chăm sóc gia đình nhiều hơn nam giới.

Đối với phụ nữ nông thôn, ngoài thời gian dành cho công việc đồng áng và chăn nuôi, thời gian dành cho nội trợ trung bình chiếm 14.2% quỹ thời gian trong ngày tương đương với 4.55 giời/ngày thời điểm cao nhất lên tới 34.79% quỹ thời gian tương đương với 8.35 giời/ngày. Bên cạnh đó trách nhiệm làm công việc nội trợ luôn là một đòi hỏi hàng ngày đối với phụ nữ trong cuộc sống gia đình. Do vậy, phụ nữ ở các xã điều tra còn ít thời gian để nghỉ ngơi trong ngày, bình quân là 11,22 giờ chiếm 41.99% quỹ thời gian một ngày, cao nhất lúc nông nhàn 18 giờ chiếm 75%

quỹ thời gian và thấp nhất khi thời vụ khẩn trương một số phụ nữ chỉ được nghỉ 5.73 giờ chiếm 23.88% quỹ thời gian một ngày. Thời gian nghỉ ngơi ít đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ, tới việc tái sản xuất sức lao động, ảnh hưởng tới thời gian học tập nâng cao nhận thức và giải trí của một bộ phận phụ nữ nông thôn, đồng thời với quỹ thời gian ít rất khó cho các lao động nữ có thể tham gia các phong trào, các tổ chức nơi họ sinh sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.19. Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi hàng ngày của lao động nữ (tính bình quân/lao động nữ)

Chỉ tiêu Bình quân Cao nhất Thấp nhất Số giờ làm nội trợ trong ngày (giờ) 4.16 8.35 1.14 Tỷ lệ thời gian làm nội trợ trong ngày (%) 17.33 34.79 4.75

Số giờ nghỉ ngơi (giờ) 9.92 18 5.73

Tỷ lệ thời gian nghỉ ngơi hàng ngày(%) 41.33 75.00 23.88 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ở huyện Đại từ, năm 2010)

Trong những lúc thời vụ khẩn trương lao động nữ trực tiếp làm việc trung bình là 11.303 giờ một ngày, lúc nông nhàn 5,97 giờ. Thời gian làm việc cao nhất lúc thời vụ khẩn trương của lao động nữ lên tới 13.85 giờ/ngày, cao nhất lúc nông nhàn là 10.97 giờ một ngày. Thời gian làm việc thấp nhất lúc thời vụ khẩn trương của lao động nữ 8.34 giờ/ngày, lúc nông nhàn là 1.77 giờ/ngày. Điều đó phản ánh rằng phụ nữ nông thôn đang phải làm việc khá căng thẳng lúc thời vụ khẩn trương, lúc nông nhàn lại thiếu việc làm, cần làm giảm tính căng thẳng lúc thời vụ khẩn trương và tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho phụ nữ trong lúc nông nhàn.

Biểu đồ 2.4. Thời gian lao động sản xuất hàng ngày của phụ nữ

0 2 4 6 8 10 12 14

Giời

Lúc thời vụ Lúc nông nhàn

Bình quân Cao nhất Thấp nhất

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2010)

Nhƣ vậy có thể thấy rằng vai trò của phụ nữ trong việc sản xuất và ra quyết định phân công lao động hộ là rất lớn, điều đó quyết định đến mức sống, hay thu nhập của hộ. Đối với những hộ nông dân có mức thu nhập khá phụ nữ đƣợc đầu tƣ nâng cao trình độ, hiểu biết sẽ dẫn đến mức độ bình đẳng trong công việc hơn so với nam giới, người phụ nữ có nhiều thời gian hơn để phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình. Ngƣợc lại điều này là ở nhóm hộ có thu nhập thấp do ít đƣợc học hành hay trình độ dân trí thấp thì mức độ bất bình đẳng so với lao động nam là cao hơn do vậy phụ nữ thường có rất ít thời gian để nâng cao trình độ, phát triển sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)