Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Đại Từ là một vấn đề khá toàn diện. Chính vì vậy phương pháp nghiên cứu của luận văn vừa mang tính liên ngành vừa là phương pháp luận nghiên cứu mang tính xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
hội học, đồng thời là phương pháp luận nghiên cứu các quy luật phát triển kinh tế theo vùng, lãnh thổ, nó bao gồm các phương pháp cụ thể sau:
- Tiếp cận nghiên cứu xã hội học (giới): nhằm nghiên cứu đặc tính của dân tộc, giới, sự khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến giới, đến dân tộc.
- Tiếp cận nghiên cứu liên ngành: nhằm nghiên cứu vai trò của phụ nữ, lao động nữ thể hiện trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực đối với phát triển kinh tế hộ.
- Tiếp cận nghiên cứu kinh tế vi mô: nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh tế hộ, các yếu tố tác động đến kết quả, hiệu quả kinh tế hộ.
- Tiếp cận nghiên cứu kinh tế hệ thống: nhằm nghiên cứu các hệ thống sản xuất kinh doanh các loại hình cây trồng, vật nuôi, các yếu tố trong nền kinh tế của địa phương, của hộ.
1.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
Chọn điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu là một vấn đề quan trọng do nó ảnh hưởng rất lớn tới kết quả phân tích khách quan, nó mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của đề tài, căn cứ vào mục đích của để tài đƣợc tiến hành nhƣ sau:
* Chọn xã nghiên cứu
Ở Đại Từ đƣợc phân ra thành 3 vùng kinh tế là (Vùng sâu, Vùng núi cao, và Vùng thấp) mỗi vùng có một đặc điểm kinh tế - xã hội riêng, để đại diện cho nghiên cứu chúng tôi tiến hành chọn 3 xã mỗi xã đại diện cho một vùng nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
Vùng sâu: chọn xã Mỹ Yên (là vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng tiếp cận thị trường kém).
Vùng Núi cao (vùng giữa): chọn xã Hùng Sơn (là những xã có khả năng tiếp cận thị trường ở mức độ trung bình).
Vùng thấp (vùng trung tâm): chọn xã Khôi Kỳ (Là các xã gần trung tâm thị trấn huyện Đại Từ, có điều kiện tiếp cận thị trường tốt, điều kiện kinh tế phát triển hơn).
* Chọn số hộ đề điều tra
Đây là bước quan trọng vì hộ chính là nơi cung cấp cho chúng ta số liệu cần thiết để phân tích. Chọn hộ điều tra căn cứ vào tiêu chí về thu nhập chung của hộ và phân hộ (ngành nào chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của hộ: Nếu trồng trọt chiếm tỷ lệ cao thì hộ đó là hộ thuần nông, còn hộ nào mà chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao trong thu nhập thì là hộ chăn nuôi, còn lại là hộ tổng hợp (Tham khảo số liệu thứ cấp).
+ Xác định số lƣợng hộ điều tra:
Để xác định số lượng đơn vị của tổng thể mẫu cần phải cho trước phạm vi sai số chọn mẫu và xác suất khi suy rộng tài liệu (Khi nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội, Thường lấy xác suất 0,9544 hay 95,44%) : Bài toán: Với xác suất bằng 0,95 và phạm vi sai số không vƣợt quá 100 (nghìn đồng) khi suy rộng về thu nhập bình quân của nhân khẩu, thì số hộ cần đƣợc chọn điều tra (Theo cách chọn lặp) cần phải điều tra là:
- Xác định số lƣợng hộ. Để xác định số lƣợng hộ điều tra chung tôi đã sử dụng công thức sau:
2 2
2
n t
Trong đó:
+ n : là số hộ cần phải điều tra
+ t : Giá trị kiểm định (t=1,9544 với α = 0,05) + σ2 : Phương sai của tổng thể chung
+ : Phạm vi của sai số chọn mẫu chênh lệch giữa bình quân mẫu và bình quân tổng thể hay là sai số hoặc là độ chính xác (với ε = 100 (nghìn đồng)
Sau khi tính toán thì số hộ cần phải điều tra là 167 hộ. Tuy nhiên để tăng độ chính xác chúng tôi đã tăng lƣợng mẫu điều tra lên 180 hộ trải điều cho 3 xã nghiên cứu.
- Chọn danh sách hộ điều tra
Để chọn hộ cụ thể để điều tra chúng tôi căn cứ vào tiêu chí khả năng tiếp cận thông tin và khối lƣợng sản phẩm tạo ra nhất định (gồm sản lƣợng tiêu dùng và khối lượng bán ra trên thị trường)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đồng thời chúng tôi tiếp tục căn cứ vào thu nhập để phân loại và chọn hộ nghiên cứu thành (Hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo) kết hợp với xem xét về thành phần dân tộc của các hộ đƣợc chia ra thành (Dân tộc kinh và dân tộc thiểu số) trên địa bàn nghiên cứu để xác định đƣợc số lƣợng hộ điều tra. Chọn hộ đại diện nằm trong các xã đã chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng, với số lƣợng hộ đảm bảo tính đại diện, theo tiêu thức: hộ khá; hộ trung bình; hộ nghèo.
1.2.1.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Thu thập tài liệu thứ cấp
Nguồn tƣ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ những tài liệu đã đƣợc công bố trong và ngoài nước.
Để lấy những số liệu thứ cấp thông qua thời gian thực tập ở Huyện, các số liệu đƣợc cung cấp thông qua các hệ thống sổ sách, các báo cáo thống kê ...
- Thu thập tài liệu sơ cấp
Thông qua điều tra các hộ nông dân trên dịa bàn huyện, đƣợc lấy ra từ các phiếu điều tra hộ bằng các nguồn sau:
+ Phương pháp điều tra: phỏng vấn có sự tham gia của người dân (PRA) và điều tra phỏng vấn hộ bằng phiếu phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn, phỏng vấn trực tiếp các thông tin về chủ hộ, thông tin về nhân khẩu, lao động, vốn, đất đai, tình hình sản xuất của các hộ nông dân, điều kiện sản xuất của các hộ
+ Phương pháp đánh giá sự biến động giá có sự tham gia của hộ sản xuất bằng phiếu điều tra trong từng thời điểm cụ thể
+ Phương pháp quan sát thực tế: Là một phương pháp hết sức quan trọng liên quan đến cách giải thích chính xác các kết quả điều tra
Nội dung của phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu nhƣ:
Nhân khẩu, trình độ văn hóa, tình hình sản xuất các loại sản phẩm chính của hộ gồm (Cây lúa, cây chè, chăn nuôi...) và các đầu vào đƣợc sử dụng chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp.
1.2.1.3. Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA)
Được tiến hành, khảo sát ở địa phương thông qua việc thu thập số liệu trực tiếp từ các hộ nông dân, các tổ chức dịch vụ cung ứng vật tƣ NN trên địa bàn.