Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

1.1.2 Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước trên Thế giới và ở Việt Nam

1.1.2.1. Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước trên thế giới

- Bangladesh: có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lƣợng lao động so với 82,5% nam giới. Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị (28,9%). Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động nhiều nhất ở độ tuổi 30-49, tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54. Đáng chú ý rằng, gần 61% phụ nữ ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

nông thôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lƣợng lao động, cao gần gấp 2 lần phụ nữ thành thị cùng độ tuổi. Đặc biệt phụ nữ nông thôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham gia lực lƣợng lao động [26].

- Trung Quốc: nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lƣợng lao động cao nhất ở độ tuổi 20-29, tiếp đó là nhóm tuổi 30-39 và giảm dần theo các nhóm tuổi cao hơn. Điều tương đồng với Bangladesh là ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở độ tuổi 60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lƣợng lao động, con số này cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị cùng nhóm tuổi [25].

- Ấn Độ: tỷ lệ phụ nữ nông thôn tham gia sản xuất ngoài quốc doanh cao hơn tỷ lệ nữ tham gia trong nền sản xuất quốc doanh bởi vì trong thời kỳ này số hộ gia đình không có đất sản xuất và nghèo đói ở nông thôn đang tăng lên. Nguồn nhân lực tham gia sản xuất trong các thành phần kinh tế ở nông thôn có sự phân chia không đồng đều, phụ nữ nông thôn chiếm đa phần trong các lao động có tính chất không căn bản, chủ yếu là do phân công lao động trong gia đình, đặc biệt là do không làm chủ đƣợc tình trạng nghèo đói đã hạn chế khả năng lao động của phụ nữ vì tính cạnh tranh trong công việc, phụ nữ sẽ không thể có năng suất lao động cao nhƣ nam giới nếu họ vừa phải đảm nhận công việc nuôi con và nội trợ. Do địa vị của mình trên thị trường thấp kém hơn so với nam giới đã ảnh hưởng đến chỉ số về giáo dục, y tế và dinh dƣỡng của phụ nữ.

Ở các nước phát triển, hầu hết các phụ nữ không tham gia sản xuất nông nghiệp thì tham gia vào các công việc dịch vụ. Như ở các nước đang phát triển, lực lƣợng nữ tham gia sản xuất trong các nhà máy đang tăng lên ngang bằng với phụ nữ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Phụ nữ tham gia sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp thường tập trung ở một số ngành như: 2/3 lực lượng lao động trong ngành may mặc trên thế giới là phụ nữ, số lƣợng phụ nữ tham gia lĩnh vực may mặc chiếm 1/5 số lƣợng phụ nữ lao động trong lĩnh vực công nghiệp. Trong khi đó nam giới lại chiếm tỷ lệ cao hơn ở các ngành nhƣ: mỏ, cơ khí, xây dựng, giao thông …v.v.

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ thấp

Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở các nước đang phát triển còn rất thấp. Ở các nước đang phát triển cho đến nay có tới 31,6% lao động nữ không đƣợc học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và 0,4% mới tốt nghiệp cấp hai. Vì ít có điều kiện học hành nên những người phụ nữ này không đƣợc tiếp cận một cách có bài bản với các kiến thức về công nghệ trồng trọt và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến, những kiến thức họ có được chủ yếu là do học từ họ hàng và bạn bè hay học kinh nghiệm từ chồng mình. Một hạn chế lớn là những loại kinh nghiệm được truyền đạt kiểu này thường ít khi làm thay đổi được mô hình, cách thức sản xuất của họ.

+ Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến

Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển. Điều đó trước hết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có trình độ học vấn thấp, tức là rất ít phụ nữ có kỹ năng hoặc có điều kiện để cạnh tranh một cách bình đẳng trong công việc đƣợc trả lương cao. Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là những định kiến xã hội coi thường phụ nữ đã được hình thành ở hầu hết các nước đang phát triển. Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt thì công việc họ làm vẫn không đƣợc ghi nhận một cách xứng đáng. Gần nhƣ ở khắp nơi mức thu nhập của phụ nữ nông thôn chƣa bằng một nửa của nam giới nông thôn. Có khi cùng làm một việc nhƣ nhau, nam giới đƣợc trả công nhiều hơn phụ nữ.

Theo các cuộc điều tra xã hội học ở Nhật Bản cho thấy phụ nữ vẫn là nạn nhân của tình trạng phân biệt đối xử nặng nề. Ở nơi làm việc họ ít đƣợc giao nhiệm vụ quan trọng, ít đƣợc đề bạt vào các chức vụ quan trọng, ít đƣợc đề bạt vào các chức vụ lãnh đạo, số phụ nữ làm công tác quản lý tại các công ty chiếm tỷ lệ 1,2%, mức lương trung bình của phụ nữ chỉ bằng một nửa nam giới. Khi các xí nghiệp, công ty cắt giảm biên chế thì phụ nữ là người bị đuổi việc đầu tiên. Trong gia đình phụ nữ phải gánh vác hầu hết công việc nội trợ và chăm sóc con cái, kể cả những phụ nữ hàng ngày phải đi làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Các cuộc thăm dò dƣ luận cho thấy những phụ nữ Nhật Bản đi làm ở công sở mỗi ngày vẫn phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

dành 4 tiếng đồng hồ cho việc nội trợ gia đình, trong khi đó đàn ông Nhật Bản chỉ dành 20 phút cho loại công việc này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)