Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 96)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÕ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN

2.3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.3.4. Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân

2.3.4.1. Gánh nặng công việc

* Gánh nặng công việc trong sản xuất

Phần lớn thời gian của phụ nữ là tham gia sản xuất nông nghiệp, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái cụ thể thời gian làm việc của lao động nữ đƣợc thể hiện thông qua biểu 2.7. Ta thấy rằng phần lớn thời gian của phụ nữ là dành cho các công việc tạo ra thu nhập của gia đình chiếm 35% tổng quỹ thời gian, còn thời gian còn lại chiếm một phần không nhỏ cho việc nội trợ, chăm sóc con cái… thời gian dành riêng cho nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân là rất ít. Nhƣ vậy có thể thấy rằng thời gian cho bản thân lao động phụ nữ là rất ít do vậy họ rất ít khi tham gia các khoá học tập nâng cao trình độ, hiểu biết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu đồ 2.7. Thời gian làm việc trong ngày của lao động nữ trong một năm (tính bình quân 1 lao động)

35.3

17.2 4.9 6.7

2.21.8 29.6

2.3 Công việc tạo thu nhập

Công việc nội trợ Ăn uống, nghỉ ngơi Chăn sóc con cái Chăm sóc bản thân Công tác xã hội Thời gian ngủ nghỉ Vui chơi giải trí, quan hệ xã hội

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ, 2010)

* Gánh nặng công việc gia đình

Các công việc gia đình nhƣ nấu cơm, chăm sóc con cái, giặt giũ quần áo…

đã có sự chênh lệch khá nhiều giữa lao động nam và lao động nữ. Qua số liệu tại biểu 2.7 cho thấy, sự bất bình đằng giữa lao động nam và lao động nữ trong khi lao động nữ thường phải dậy khá sớm để làm các công việc cho cả gia đình như: nấu cơm, nấu cám, cho lợn, cho gà ăn, chăm sóc con cái, nấu ăn ….Việc lao động nam chia sẻ cùng lao động nữ các công việc gia đình sẽ giúp chị em có nhiều thời gian cho sản xuất, nghỉ ngơi, tham gia các lớp tập huấn, các cuộc họp để nâng cao thu nhập của gia đình. Để làm những công việc gia đình, lao động nữ thường dậy từ 5-6 h sáng chuẩn bị cơm, nấu cám và cho lợn gà ăn và làm những công việc khác cho tới 9-10 h đêm mới đƣợc đi ngủ.

2.3.4.2. Trình độ văn hoá, chuyên môn thấp

Một tỷ lệ lớn lao động chƣa tốt nghiệp THCS số lao động nữ này chủ yếu tập chung ở các hộ dân tộc thiểu số và ở các hộ nghèo (bảng 2.26), do phong tục tập quán, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tƣ cho học tập còn nhiều hạn chế.

Bảng 2.27: Trình độ học vấn của phụ nữ

Chỉ tiêu Lao

động

Nhóm hộ DT Kinh Nhóm hộ DT thiểu số Hộ khá Hộ

nghèo Hộ khá Hộ nghèo

1. Trình độ học vấn 549 112 33 81 61

1.1. Tốt nghiệp cấp 3 223 69 11 24 12

1.2. Tốt nghiệp THCS 174 31 15 33 18

1.3. Chƣa tốt nghiệp THCS 152 12 7 24 31

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ, năm 2010)

Bên cạnh đầu tƣ cho bản thân các gia đình cũng chú ý đến phát triển giáo dục cho các lao động nữ tuy nhiên tỷ lệ này chỉ ở những hộ có thu nhập khá và trung bình. Do các bậc cha mẹ đã ý thức được việc cho con cái đến trường, nên tỷ lệ trẻ em đến trường của trẻ em lao động nữ khá cao. Nhưng ở cấp học cao hơn, tỷ lệ trẻ em đến trường giảm và có khoảng cách giới rõ ràng. Tỷ lệ trẻ em đi học đại học, cao đẳng nữ còn ít, dường như chỉ có trong nhóm hộ trung bình, nhóm hộ khá (tuy nhiên có số ít em thi đỗ đại học, cao đẳng còn có em đi học theo hình thức cử tuyển, dự bị, dân tộc nội trú...), trong nhóm hộ nghèo thì có rất ít em đi học đại học, cao đẳng.

2.3.4.3. Quyền trong việc ra quyết định ít

Trong cộng đồng người Lao động nữ, hầu hết những quyết định về: chọn loại cây trồng, vật nuôi, mua công cụ, dụng cụ, máy móc phục vụ sản xuất và chế biến, vay vốn đầu tƣ và quyết định sử dụng vốn vay... đều do nam giới quyết định. Trong số người được bàn bạc cùng chồng thì quyền ra quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người đàn ông. Việc không có quyền quyết định trong gia đình làm cho lao động nữ mất đi quyền chủ động trong tất cả các công việc.

2.3.4.4. Cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin thấp

* Quyền sử dụng đất

Luật pháp về đất đai quy định phụ nữ và nam giới đều có quyền và có khả năng thực hiện, quản lý tài nguyên bền vững nhƣng họ nhận thức về sử dụng quyền khác nhau tùy theo điều kiện tiếp cận nguồn đất đai. Thêm vào đó, phong tục, tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

quán ở một số nơi đã bỏ qua quyền sở hữu thực tế đƣợc pháp luật công nhận (cả vợ và chồng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất một tên (chồng) đã tạo nên sự bất bình đẳng về quyền tiếp cận đất đai của phụ nữ so với nam giới. Mặt khác vẫn có dấu hiệu bất bình đẳng giới, thực tế lao động nữ chỉ đƣợc bình đẳng về quyền sử dụng đất trong mối liên hệ với lao động nam, còn khi đi lấy chồng thường không được chia đất (vì chỉ có nam giới mới đƣợc quyền chia tài sản đất đai hoặc thừa kế tài sản đất đai).

* Quyền quyết định phương hướng sử dụng đất

Lao động nam (chủ hộ), Lao động nữ thường là người nắm quyền quyết định trong việc muốn trồng cây gì, nuôi con gì, mua hoặc bán đất cho ai... Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít gia đình lao động nữ lại là người ra quyết định trong phương hướng sử dụng đất, điều này đã làm cho LĐ nữ tự tin hơn trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi cũng nhƣ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp.

Điều đó đã đóng góp lớn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.

*Cơ hội tiếp cận và kiểm soát vốn, tín dụng

Nguồn vốn có thể vay rất phong phú (vốn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, các quỹ tín dụng thông qua Hội Phụ nữ, Hội Nông dân). Nguồn vốn đó có vai trò lớn trong việc cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống của các hộ nông dân. Lao động nữ thường là người giữ vai trò quyết định trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay.

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (mức vay tối đa 5 triệu đồng/hộ, thời gian vay 5 năm, lãi suất bằng 0%) hoặc chính sách hỗ trợ vay vốn đối với các hộ nghèo ở vùng khó khăn với lãi suất ƣu đãi theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mặt khác, lao động nữ còn ít tiếp cận với các nguồn vốn vay do vay vốn còn nhiều thủ tục, có nguồn vốn lãi suất còn cao, các hộ phải có phương án sản xuất được UBND xã phê duyệt… Riêng nguồn vốn vay Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg vốn ít nên cần bình xét các hộ được vay từ cơ sở xã, xóm và phải có phương án sản xuất được UBND

xã phê duyệt; nếu trong thời gian vay vốn phát triển sản xuất nhƣng rủi ro do thiên tai, dịch bệnh thì xóm, xã lập biên bản đề nghị UBND huyện xem xét và quyết định xoá nợ cho hộ.

* Cơ hội tiếp cận với kỹ thuật tiến bộ

Trong các công tác chuyển giao kỹ thuật tiến bộ của cộng đồng người lao động nữ, thì hoạt động tiếp cận với các kỹ thuật, giống mới ở đây còn thấp. Trong tập huấn thì lao động nữ còn ít tham gia các lớp nhƣ: quản lý kinh tế, kỹ thuật làm vườn, bảo vệ thực vật ...

Về tình hình tiếp xúc với cán bộ khuyến nông: trong những năm gần đây hệ thống khuyến nông đã đƣợc củng cố về bề rộng lẫn chiều sâu (ở huyện có Trạm Khuyến nông và phân công cán bộ khuyến nông phụ trách địa bàn các xã; ở xã có 1- 3 cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp do tỉnh trả lương theo Kết luận số 17 của Tỉnh uỷ Thái Nguyên), tuy nhiên hoạt động của cán bộ khuyến nông chƣa phát huy hiệu quả tốt (nhất là cán bộ khuyến nông ở Trạm Khuyến nông phụ trách địa bàn xã, việc quản lý thời gian và chất lƣợng công việc của cán bộ khuyến nông còn bất cập). Về cơ hội tiếp cận với cán bộ khuyến nông của cộng đồng người lao động nữ còn thấp.

*Cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe

Việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng lao động nữ đã đƣợc quan tâm thực hiện. Tuy nhiên tỷ lệ người dân ốm đau đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế (Trạm Y tế xã, Bệnh viện huyện ...) ở các nhóm hộ khá, hộ nghèo cao, do hộ khá có điều kiện kinh tế và hộ nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân dân xã 135 được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh miễn phí. Còn nhân dân các xã không phải xã 135 và nhóm hộ trung bình chƣa quan tâm đến việc khám chữa bệnh do điều kiện kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)