Phân tích nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 100)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÕ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN

2.3. THỰC TRẠNG VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA

2.3.5. Phân tích nguyên nhân

* Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên

Do địa hình đồi núi, khó khăn cho việc trồng và thu hoạch, nhất là khâu vận chuyển đây là công việc khiến cho người lao động nữ trở nên vất vả hơn. Mà các công việc này hầu hết là do lao động nữ đảm nhiệm, lao động nam san sẻ công việc này rất ít.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong những năm gần đây do dân số tăng, sự thay đổi không thuận lợi về tỷ lệ người - đất trong sản xuất, rừng bị tàn phá, môi trường bị xuống cấp nghiêm trọng, vì vậy lao động nam, nữ phải mất công sức nhiều hơn để duy trì cuộc sống.

Thực tế cho thấy hiện nay ở các xã ở huyện Đại Từ có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất, mặc dù nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tiền mua đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhƣng định mức nhà nước hỗ trợ thấp (theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định: mức hỗ trợ là 6 triệu đồng/1 ha từ đất nhận chuyển nhượng, khai hoang, thu hồi từ các nông lâm trường hoạt động không hiệu quả giao lại cho hộ...) nên khó thực hiện. Tình trạng suy giảm nguồn tài nguyên rừng làm cho việc lấy củi khó khăn hơn, mất nhiều thời gian hơn, giảm thu nhập.

* Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế

Khi thu nhập gia đình thấp, lao động nữ phải vất vả hơn để tạo thêm thu nhập nuôi gia đình. Và việc san sẻ công việc gia đình với lao động nữ của lao động nam còn ít và gánh nặng lại đặt lên vai lao động nữ.

Về công cụ sản xuất của cộng đồng người Lao động nữ còn khá thô sơ, số hộ gia đình có máy cày, bừa rất ít, số còn lại thường dùng trâu để cày, bừa. Mặt khác việc sản xuất hiện nay hệ thống thuỷ lợi kênh mương chủ yếu là các phai đập tạm, chưa được xây dựng kiên cố hóa, thiếu nước sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi còn ít nên năng suất thấp. Các hội đồng bào dân tộc Lao động nữ chủ yếu gieo trồng các giống lúa thuần nên năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, còn các loại giống lúa lai cho năng suất cao ít đƣợc áp dụng trong sản xuất. Lý do việc ít đƣa giống lúa lai vào sản xuất vì: kỹ thuật gieo trồng phải đúng theo quy trình hướng dẫn; phải tốn kém đầu tư về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật …; phải đảm bảo nguồn nước, quy trình chăm sóc .... Do vậy thu nhập sản xuất nông nghiệp trên ngày công thấp.

* Nhóm nguyên nhân do điều kiện xã hội

Tư tưởng của người dân tộc đều cho rằng, việc nội trợ, nấu cơm, chăm sóc con cái... là việc của lao động nữ, còn lao động nam phải có thời gian để giao lưu để làm những công việc lớn nhƣ làm nhà, xây dựng ...

2.3.5.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ gia đình sử dụng hàm sản xuất

Hộ nông dân là các đơn vị kinh tế cơ bản nhất trong nông thôn Việt Nam nói chung, huyện Đại từ nói riêng có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ. (Các yếu tố nào ảnh hưởng? Nó ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của hộ?).

Ta tiến hành phân tích hàm Cobb - Douglas ảnh hưởng của vốn, lao động, đất đai, trình độ đến thu nhập của hộ. Từ đó sẽ đƣa ra các giải pháp để nâng cao thu nhập của hộ, cải thiện đời sống cho hộ. Theo hàm CD với các biến nhƣ sau:, chúng tôi đã xác định đƣợc một số nhân tố đƣợc trình bày trong bảng 2.28 (phần phụ lục). Sau khi phân tích hồi quy, chúng ta xác định đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.28. Phân tích hồi quy về nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân Tên biến Hệ số ƣớc lƣợng T - Stat P_Value Độ lệch chuẩn Hệ số chặn

-0.5870 --- --- ---

Ln(VON) Vốn

1.9872 28.6725 0.0000 0.0693 Ln(DT) Diện tích (ha)

2.0687 35.2871 0.0030 0.0586 Ln(LD) Lao động

0.8432 29.6753 0.0082 0.0284 D1 (Trình độ văn hoá)

0.6735 40.2154 0.0000 0.0167 D2(Giới tính)

0.4872 7.6830 0.0438 0.0634 D3 (Tập huấn KHKT)

1.6843 6.9872 0.0462 0.2411 Hệ số tương quan R 0.8376 FStatitical = 81.82198

P_value = 5.3687E-15

Hệ số xác định R2 0,7016

Ui

D D

D

LD Ln DT

Ln VON

Ln TN

LN

3 2

1 0.4872* 1.6843*

* 6735 . 0

) (

* 8432 . 0 ) (

* 0687 . 2 ) (

* 9872 . 1 556 . 0 ) (

Hay: TN   0 . 587 * VON1.9872DT2.0687LD0.8432e0.6735*D10.4872*D21.6843*D3Ui

(Nguồn: Tổng hợp số liệu và phân tích hồi quy)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ kết quả phân tích trên cho ta thấy: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ bao gồm (Vốn, lao động, diện tích, trình độ văn hoá, Giới tính, sự tham gia của thành viên trong gia đình vào tập huấn khoa học kỹ thuật) tác động đến thu nhập của hộ. Tuy nhiên nhân tố quyết định lớn nhất đến thu nhập của hộ ở đây chính là diện tích khi tăng 1% đất nông nghiệp cho hộ sẽ quyết định tăng lên 2.0687% thu nhập của hộ, điều đƣợc giải thích tức là thu nhập của các hộ ở những vùng này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp do đó tƣ liệu sản xuất là không thể thiếu.

Cùng với nhân tố diện tích quyết định lớn nhất đến thu nhập hộ, bên cạnh đó yếu tố vốn cũng ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ theo hàm hồi quy trên khi tăng 1% vốn lên làm cho thu nhập tăng lên 1.9872% (trong khi cố định các yếu tố còn lại). Do các hộ nông dân đều cần vốn để mở rộng sản xuất nông nghiệp, đầu tƣ phân bón thuốc trừ sâu... điều này sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đồng thời khi có nhiều vốn thì người dân sẽ đầu tư đẩy mạnh nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi làm tăng thu nhập của hộ. Ngoài ra còn yếu tố về lao động, trong nông nghiệp lao động chiếm một vị trí quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp theo hàm hồi quy trên khi tăng lao động lên 1% thì sẽ làm thu nhập của hộ tăng lên 0.8432%. Hệ số R2= 70.16% nói lên các biến giải thích trong mô hình giải thích đƣợc 70.16% sự biến động của thu nhập, còn lại là do các biến độc lập khác không có trong mô hình gây ra. Điều này chứng tỏ DT, LD, và VON là ba yếu tố tác động tương đối lớn đến thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu. Trong đó yếu tố diện tích (DT) là yếu tố quyết định lớn nhất đến thu nhập của hộ.

Trong đó, đáng lưu ý là những hộ nông dân được tập huấn về khoa học kỹ thuật thì hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao hơn so với các hộ nông dân không đuợc tâp huấn 1.6843 đơn vị. Nhƣ vậy có thể thấy rõ đƣợc phần nào hiệu quả của tập huấn về khoa học kỹ thuật mang lại trong phát triển nông nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu.

Tóm lại để nâng cao đƣợc thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu cần phải có các giải pháp về vốn, lao động, đất đai, có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao thu nhập cho hộ, nhờ đó góp phần vào phát triển kinh tế hộ, cải thiện đời sống người dân nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)