Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
1.1.2 Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước trên Thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.2. Vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn ở một số địa phương Việt Nam
+ Thực trạng lao động nữ nông thôn Việt Nam
Trong bất kỳ một xã hội nào, ở thời đại nào, gia đình cũng có vị trí hết sức quan trọng. Là một tế bào của xã hội do đó gia đình luôn là một vấn đề đƣợc quan tâm. Đối với Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, vị trí gia đình càng trở nên quan trọng bởi gia đình là một bộ phận khăng khít, là động lực của sự phát triển. Trong mỗi gia đình, lao động nữ chính là người chăm lo mọi công việc thường được gọi là quản lý “tay hòm chìa khoá”. Điều này chứng tỏ lao động nữ có vị trí kinh tế không nhỏ đối với gia đình. Xã hội hiện đại đã hình thành nhiều kiểu gia đình, nhƣng dù cho ở loại hình gia đình nào, vai trò của phụ nữ cũng không thể thiếu. Không phải ngẫu nhiên mà con người hiện đại đã khẳng định rằng “giáo dục một người đàn ông - được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà - đƣợc cả một gia đình” (R. Tagor). Đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hội cũng chính là đề cao vai trò của người phụ nữ.
Là một nước có nền công nghiệp chưa phát triển, Việt Nam hiện có khoảng gần 75% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó lao động nữ chiếm trên 50%, nhưng họ là nhóm người yếu thế và thiệt thòi trong xã hội, không đƣợc nhƣ đội ngũ công nhân, trí thức, phụ nữ nông thôn bị hạn chế bởi trình độ nhận thức. Nhƣng họ lại là lực lƣợng chính tham gia vào hầu hết các khâu trong sản xuất nông nghiệp nhƣ: cấy lúa và phần lớn các công việc khác nhƣ nhổ mạ, chăm sóc cây lúa, xay sát gạo… Mấy năm gần đây, lực lƣợng lao động nữ lại tăng lên một cách đáng kể. Nếu chỉ tính số lao động trong sản xuất nông nghiệp thì từ năm 1990 nước ta có khoảng 11 triệu người đến năm 1995 số lao động nữ tăng lên hơn 16,5 triệu người, trong khi số lao động nam tăng lên không đáng kể (1990: 10 triệu, 1995: 13 triệu).[7]
Theo tài liệu tổng kết dự án về giới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn thì hiện nay vấn đề giới trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều điều phải suy ngẫm... Những bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại.
* Chủ hộ gia đình thường là nam giới
Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đã và đang đóng vai trò trọng yếu trong những thành công của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế hộ gia đình luôn hướng vào chủ hộ - thường là nam giới, do vậy, nam giới ở nông thôn trên thực tế đã thụ hưởng được nhiều thành quả của việc trao quyền trong quá trình cải cách kinh tế hơn hẳn phụ nữ. Một kết quả của quá trình này là hầu hết là các chủ trang trại nông nghiệp và lâm nghiệp đều là nam giới. Mặc dù bắt đầu chuyển sang kinh tế thị trường ở điểm xuất phát tương tự như nam giới, xong có rất ít phụ nữ trở thành chủ trang trại hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn.
* Bất bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu
Trong thực tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình cũng như sổ địa chính của địa phương chỉ đăng ký tên chủ hộ là nam giới chiếm đại đa số. Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn, chia đất khi ly hôn, khi lấy chồng hoặc thừa kế đất khi người chồng qua đời. Phần lớn PN khó đáp ứng đƣợc đầy đủ các điều kiện vay vốn tín dụng chính thức vì họ không phải là chủ hộ và không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
* Phụ nữ dành nhiều thời gian làm việc nhà hơn
Ở các vùng nông thôn thời gian lao động tạo thu nhập của PN và nam giới là xấp xỉ nhƣ nhau. Tuy nhiên, phụ nữ dành thời gian nhiều gần gấp đôi nam giới cho các công việc nhà không đƣợc trả công. Do vậy, phụ nữ nông thôn ở tất cả các lứa tuổi đều có tổng thời gian làm việc nhiều hơn nam giới. Điều đó đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và gia đình của họ, thiếu thời gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng cũng nhƣ các cơ hội tham gia đảm nhận các vị trí quản lý và lãnh đạo, có rất ít thời gian để tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ, kỹ năng và sự tự tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Nhận thức giới của cán bộ ngành còn hạn chế
Năng lực hoạt động vì bình đẳng giới của các đơn vị chỉ giới hạn ở một số ít thành viên, do vậy, nhiều cơ hội để hòa nhập giới vào kế hoạch hàng năm, 5 năm, 10 năm cũng nhƣ trong quá trình cải cách hành chính của Bộ NN & PTNN đã bị bỏ lỡ. Cấp bộ vẫn chƣa có tổ chức chuyên trách về giới để giải quyết một cách đầy đủ các vấn đề giới trong quá trình lập kế hoạch tại các đơn vị, thiếu hệ thống giám sát và đánh giá mang tính nhạy cảm giới. Trong một cuộc điều tra nhận thức và kiến thức về giới, hầu nhƣ tất cả (97%) cán bộ đƣợc điều tra đều không biết hoặc biết rất ít về các khái niệm cơ bản về giới.
* Phụ nữ ít được tập huấn và đào tạo
Do vậy, phụ nữ đang bị mất đi tiềm năng để tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và để đúng gúp vào cỏc mục tiờu phỏt triển. Mặc dự phụ nữ chiếm gần ắ lực lƣợng lao động ngành chăn nuôi, song chỉ có 20% các lớp tập huấn khuyến nông về chăn nuôi có phụ nữ tham gia. Tương tự, mặc dù có 80% PN nông thôn làm trong lĩnh vực trồng trọt nhưng chỉ có 10% số người được tập huấn khuyến nông về trồng trọt là nữ. Đa số các cán bộ cung cấp dịch vụ công ở cấp cơ sở là nam giới và họ cũng thường coi các nông dân nam (chủ hộ gia đình) là đối tượng mục tiêu của các hoạt động khuyến nông. Thiếu việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc ở nông thôn. Tỷ lệ phụ nữ nông thôn thiếu việc làm đã tăng lần trong giai đoạn 1996 - 2002, đặc biệt khó cạnh tranh để kiếm việc làm thêm do họ thiếu kỹ năng lao động cần thiết cũng nhƣ thiếu vốn để đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Và hiển nhiên trong thời buổi hội nhập vấn đề này càng gặp khó khăn hơn, khi mà chỉ có 9,2% lực lƣợng lao động nữ ở nông thôn từng đƣợc đào tạo kỹ thuật, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 15,2%
Nguyên nhân chính của những bất bình đẳng giới trong NN & PTNT hiện nay là do nhận thức và quan niệm truyền thống về các vấn đề giới còn hạn chế và chưa đầy đủ như: cách ứng xử của xã hội vẫn còn ảnh hưởng khá rõ rệt của chế độ phụ hệ; nếp gia trưởng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các quan hệ gia đình, đặc biệt là ở nông thôn. Nói chung, đa số phụ nữ giữ một vai trò thứ yếu so với nam giới trong gia đình suốt cuộc đời họ. Thay đổi quan niệm và cách ứng xử của xã hội là
một quá trình lâu dài và phức tạp, song nó là quá trình mang tính chất nền tảng để tạo ra và duy trì sự thay đổi thái độ của các cá nhân, tổ chức và trong toàn cộng đồng, thiết nghĩ cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ hơn nữa để xích dần khoảng cách này trong thực tế.
Hiện tượng tăng tương đối của lượng lao động nữ nông thôn những năm gần đây là do một số nguyên nhân chính sau:
Một là, do sự gia tăng tự nhiên số người trong độ tuổi lao động, hiện nay hàng năm nước ta có khoảng 80-90 vạn người bước vào tuổi lao động, trong đó lao động nữ chiếm 55%.[8]
Hai là, do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp bị giảm biên chế, không có việc làm phải quay về nông thôn làm việc.
Ba là, do sự tan rã của thị trường Đông Âu, Nga vào đầu những năm 90, khiến cho các nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam mất thị trường tiêu thụ hàng hoá, đa số lao động nữ làm nghề này lại chuyển về làm nông nghiệp.
Ngoài ra, trong cơ chế thị trường, do sức cạnh tranh yếu nên nhiều hợp tác xã thủ công nghiệp trên địa bàn nông thôn lâm vào tình trạng phá sản. Kết quả là công nhân chủ yếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã thủ công này phải trở về nghề nông.
Bên cạnh đó, dòng người từ nông thôn ra thành phố làm việc phần đông là nam giới. Phụ nữ, nhất là những người có gia đình, do truyền thống gắn chặt với công việc gia đình, chăm lo cho con cái và trình độ học vấn, năng lực, hiểu biết thấp, khả năng do điều kiện, hoàn cảnh hạn chế đã ở lại nông thôn thay chồng con làm các khâu trong sản xuất nông nghiệp và quản lý gia đình.
* Vai trò và những đóng góp chủ yếu của lao động nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ nữ luôn gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyền bình đẳng, dân chủ của phụ đã đƣợc ghi trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và Hiến pháp năm 1992 (đã đƣợc sử đổi và bổ sung năm 2001) một lần nữa khẳng định: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
và gia đình. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội” (Điều 63).
Từ năm 1975, đất nước thống nhất đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) trong hoà bình, nhƣng tình hình quốc tế và quốc gia có nhiều biến động.
Cùng với nhân dân cả nước phụ nữ lao động hết sức mình để khắc phục hậu quả chiến tranh đồng thời khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Phụ nữ trong cương vị người mẹ, người vợ chăm lo cuộc sống gia đình đã phải chịu bao khó khăn vất vả, cực nhọc trong lao động, công tác để bảo đảm nuôi dƣỡng con cái, giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đi vào giai đoạn đổi mới toàn diện dưới tác động của các chính sách kinh tế, xã hội mới của Đảng, Nhà nước và sự hưởng ứng tích cực, sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân, nhiều biến đổi đã diễn ra có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống các tầng lớp nhân dân, đến phụ nữ và gia đình họ.
Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã đƣợc khẳng định trong Nghị quyết 04/BCT ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới tăng cường công tác vận động phụ nữ trong thời kỳ đổi mới: “…Phụ nữ Việt Nam đã có tiềm năng to lớn, là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người…”. Hiện nay, lao động nữ tham gia vào tất cả các hoạt động của xã hội. Vai trò và những đóng góp của lao động nữ Việt Nam còn đƣợc thể hiện qua tỷ lệ phụ nữ tham gia trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội. Đại diện của phụ nữ ở các cấp ra quyết định trong toàn ngành còn rất ít. Hiện có quá ít cán bộ chủ chốt là nữ trong toàn ngành NN & PTNT. Tính chung tất cả các Cục, Vụ, Viện, Tổng Công ty và các trường trong ngành chỉ có 5,7% cán bộ lãnh đạo (cấp phó và tương đương)là nữ. Trên toàn quốc phụ nữ chỉ chiếm 4,5% lãnh đạo các UBND xã; 4,9% lãnh đạo UBND huyện và 6,4% lãnh đạo UBND tỉnh. Nhìn tổng thể, tiếng nói của phụ nữ trong việc ra quyết định là yếu và chưa tương xứng với khối lượng công việc và trách nhiệm mà họ gánh vác.
Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác Đảng,
chính quyền các cấp năm 2010
STT Đơn vị Tỷ lệ
(%) Ghi chú 1 Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khoá XII 25,76
2 Tỷ lệ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm kỳ 2005 - 2010
22,00
3 Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý 5,7 4 Chức danh Bộ trưởng và tương đương 12,50 5 Chức danh Thứ trưởng và tương đương 9,15 6 Chức danh Vụ trưởng và tương đương 12,20 7 Chức danh Phó vụ trưởng và tương đương 9,15 8 Chức danh Chủ tịch UBND 3 cấp tỉnh, huyện, xã 4,5 (Nguồn số liệu: Ban Tổ chức Trung ương, 2010).
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lao động nữ đã khẳng định vai trò của mình trong vai trò quản lý. Tuy nhiên so với lao động nam tỷ lệ nữ quản lý vẫn thấp, điều này chủ yếu do trình độ học vấn của lao động nữ vẫn còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu cao cùng với sự phát triển của xã hội.
Bên cạnh việc tham gia trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, lao động nữ Việt Nam còn luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ gánh vác công việc nội trợ gia đình. Trong hoàn cảnh sống còn thiếu thốn đặc biệt đối với đông đảo lao động nữ nông thôn họ phải lo lắng cho gia đình đủ cơm ăn, con cái đƣợc học hành và khoẻ mạnh. Người phụ nữ còn là người giữ gìn truyền thụ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta từ thế hệ này sang thế hệ khác, gia đình Việt Nam đến nay vẫn giữ đƣợc truyền thống tốt đẹp nhƣ tình nghĩa thuỷ chung giữa vợ và chồng, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, lòng kính trọng, biết ơn người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
già, sự đùm bọc tương trợ nhau trong họ hàng, làng xóm ở đây có công lao to lớn của người phụ nữ, người mẹ trong công việc dạy dỗ con cái.
Nhƣ vậy, lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng đã đóng góp to lớn vào phúc lợi gia đình và xã hội. Họ kinh doanh, sản xuất, làm ruộng, mang lại thu nhập bằng tiền mặt, chăm sóc con cái và làm các công việc nội trợ.
Thực tế trong khi phụ nữ làm phần lớn việc nội trợ và chăm sóc người phụ thuộc (trẻ em và người già) với sự giúp đỡ ít ỏi của người nam giới thì sự đóng góp vào sản xuất của họ cho gia đình gần bằng nam giới.
Về tỷ lệ lao động nữ đang làm việc và phân theo ngành kinh tế năm 2010 tỉnh Thái Nguyên, cụ thể tại bảng 1.2. Theo bảng thống kê trên cho thấy, tổng số lao động toàn tỉnh năm 2010 là 665.652 người, trong đó lao động nữ là 335.522 người chiếm 50,4%. Lao động nữ tập trung nhiều ở các ngành gồm: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 245.573 người chiếm 73,2%; buôn bán, sửa chữa ô tô, mô tô 24.870 người chiếm 7,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo 19.806 người chiếm 5,9%; giáo dục và đào tạo 17.203 người chiếm 5,1%; dịch vụ lưu trú và ăn uống 8.491 người chiếm 2,5%.
Bảng 1.2: Tỷ lệ lao động nữ đang làm việc phân theo ngành kinh tế năm 2010 tỉnh Thái Nguyên
STT Tên ngành
Tổng số Lao động nữ Số lao
động
Tỷ lệ (%)
Số lao động
Tỷ lệ (%) Tổng 665 652 100,0 335 522 100,0
1 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 454 840 68,3 245 573 73,2
2 Khai khoáng 8 231 1,2 2 196 0,7
3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 52 385 7,9 19 806 5,9
4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước 2 645 0,4 850 0,3
5 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
rác thải 1 239 0,2 530 0,2
6 Xây dựng 32 137 4,8 3 038 0,9
7 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô,
xe máy và xe có động cơ khác 41 564 6,2 24 870 7,4
8 Vận tải kho bãi 9 483 1,4 722 0,2
9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 12 239 1,8 8 491 2,5
10 Thông tin và truyền thông 2 019 0,3 930 0,3
11 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1 832 0,3 878 0,3
12 Hoạt động kinh doanh bất động sản 13 0,0 13 0,0
13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ 1 686 0,3 524 0,2
14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 065 0,2 505 0,2
15
Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc
12 734 1,9 3 761 1,1
16 Giáo dục và đào tạo 22 353 3,4 17 203 5,1
17 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4 675 0,7 3 177 0,9
18 Nghệ thuật vui chơi giải trí 773 0,1 471 0,1
19 Hoạt động dịch vụ khác 2 650 0,4 957 0,3
20
Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất SP vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình
1 083 0,2 1 027 0,3
(Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2010)
Hiện nay, lao động nữ tham gia vào tất cả các hoạt động của xã hội, vai trò và những đóng góp của lao động nữ tỉnh Thái Nguyên thể hiện qua các số liệu tại bảng 1.3.
Bảng 1.3: Tỷ lệ phụ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2004-2009
STT Đơn vị Tổng số
(người)
Số nữ (người)
Tỷ lệ (%)
Tổng 4 873 1 026 21,1
1 Cấp tỉnh 64 15 23,4
2 Cấp huyện, thành phố 328 87 26,5
3 Cấp xã, phường 4 481 924 20,6
(Nguồn số liệu: Báo cáo của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2009)