Sự tham gia của lao động nữ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 62)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÕ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN

2.2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CỦA HUYỆN ĐẠI TỪ

2.2.1. Thực trạng vai trò của lao động nữ trên địa bàn huyện Đại Từ

2.2.1.6. Sự tham gia của lao động nữ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của huyện

Trong lĩnh vực sản xuất: Do đặc điểm riêng của người phụ nữ là chịu thương chịu khó, kiên trì và khéo léo vì vậy rất thích hợp với các ngành nghề nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán ... (chiếm 52,64%). Trong khi đó các ngành công nghiệp và xây dựng lại đòi hỏi phải có sức khoẻ và hay phải đi xa nhà nên lực lƣợng lao động chủ yếu là nam giới (chiếm 68,57%, bảng 2.4). Như vậy lao động người nữ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành này, cần quan tâm giải quyết vấn đề liên quan đến lực lƣợng lao động đặc biệt là lao động nữ. Đó là các vấn đề: nâng cao năng lực trong sản xuất cũng nhƣ trong quản lý hộ gia đình.

Bảng 2.4. Lực lƣợng lao động phân theo ngành nghề huyện Đại Từ Ngành kinh tế Tổng số

(người)

Theo giới (%)

Nam Nữ

Nông lâm, ngƣ nghiệp 38590 47,36 52,64

Công nghiệp và xây dựng 27370 68,57 31,43

Thương mại, dịch vụ 23040 41,56 58,44

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ)

Nếu xét lực lƣợng lao động theo cơ cấu ngành thì tổng số lao động các hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 44%) tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (chiếm 30%) cuối cùng là lao động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ (chiếm 26%) (xem bảng 2.5).

Bảng 2.5. Lực lƣợng lao động phân theo giới tính và ngành kinh tế của huyện Đại Từ

Ngành kinh tế Tổng số

Nam Nữ

SL (Người)

Cơ cấu (%)

SL (Người)

Cơ cấu (%) 1. Nông lâm, ngƣ nghiệp 38590 18276 39.2 20314 47.93 2. Công nghiệp và xây dựng 27370 18768 40.26 8602 20.3 3. Thương mại, dịch vụ 23040 9575 20.54 13465 31.77

Tổng cộng 89000 46619 100 42381 100

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Từ)

Điều này thêm một lần nữa phản ánh nét đặc thù của một huyện cơ cấu GDP chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Nhƣ vậy, trong những năm tới để nâng cao tổng thu nhập cho toàn huyện cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp theo hướng bền vững và đầu tư cho chất lượng nguồn lao động ở khu vực nông thôn.

Đối với lao động là nữ thường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp là chính. Trong lĩnh vực này công việc tạo ra thu nhập chính cho gia đình là trồng trọt, chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc và gia cầm. Một phần nhỏ tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (6,7%), những lao động này chủ yếu làm các công việc nặng nhọc nhƣ công nhân trong nhà máy, làm phu hồ, làm đá, khai thác cát sỏi xây dựng....những việc này không phù hợp với phụ nữ. Riêng những lao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

động tham gia vào lĩnh vực dịch vụ thương mại chủ yếu tập trung vào những hộ gia đình có điều kiện thuận lợi về đường giao thông, gần đường, gần trung tâm. Loại hình này nói chung còn mang tính nhỏ lẻ, và đƣợc coi là việc làm “phụ” của gia đình.

Lực lượng lao động nữ tham gia công tác xây dựng đảng, xây dựng chính quyền, giữ vững an ninh chính trị xã hội: Cùng với sự đóng góp quan trọng trong các hoạt động kinh tế, lao động nữ còn tham gia vào các tổ chức chính quyền đoàn thể trong xã, huyện. Mặc dù với số lƣợng không nhiều so với lao động nam nhƣng số lƣợng này đang tăng dần qua các năm. Hiện nay, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu đƣợc thể hiện trong các văn kiện của đại hội các cấp trong đó tỷ lệ nữ giới tham gia các tổ chức này cũng có quy định rõ để tăng sự đóng góp của nữ giới cũng nhƣ thực hiện việc bình đẳng giới. Hội phụ nữ các cấp đã tuyên truyền, vận động giáo dục cán bộ hội viên phát huy truyền thống “Con cháu Bà Trưng, Bà Triệu” do vậy uy tín của các cấp hội từ huyện đến cơ sở từng bước đƣợc thể nâng lên trong Đảng, chính quyền và nhân dân. Tính đến năm 2005, cán bộ hội viên là nữ được bầu vào các chức danh của địa phương như chủ tịch uỷ ban nhân dân xã chiếm 7% trong tổng các chức danh, phó chủ tịch UBND xã chiếm 13%, tham gia cấp uỷ chiếm 27%, nữ tham gia ứng cử đại biểu HĐND cấp cơ sở chiếm 13%, nữ trúng cử HĐND cấp huyện chiếm 17% và tham gia cấp uỷ của huyện chiếm 15%. Mặc dù phụ nữ của huyện đã có rất nhiều cố gắng song do những hạn chế nhất định về trình độ, tính đặc thù và tƣ duy nên không đáp ứng đƣợc các công việc ở cấp huyện và cấp cao hơn do vậy tỷ lệ nữ tham gia quản lý cấp huyện thấp.(bảng 2.6):

Bảng 2.6. Số lƣợng phụ nữ tham gia trong các cấp chính quyền

Các cấp chính quyền nữ tham gia Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1. Chủ tịch UBND xã 1/15 7

2. Phó chủ tịch UBND xã 2/15 13

3. Cấp uỷ của xã, thị trấn 4/15 0,27

4. Ứng cử đại biểu HĐND cấp cơ sở 2/15 13

5. Trúng cử HĐND cấp huyện 6/35 0,17

6. Cấp uỷ của huyện 4/27 15

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các hoạt động của hội LHPN huyện Đại Từ)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)