- Định hướng kinh doanh cơ bản:
3.2.2.2. Đối với Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam
Qua những hạn chế nhận thấy từ thực tế hoạt động của hệ thống XHTD nội bộ áp dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam, những giải pháp sau là thực sự cần thiết để hoàn thiện hơn nữa xếp hạng của hệ thống, phản ánh được đúng năng lực tài chính của khách hàng và giúp NH nhận diện và phòng ngừa được rủi ro một cách hiệu quả nhất:
- Xây dựng hệ thống thơng tin là cơ sở cho phân tích và XHTD doanh nghiệp: Mức độ chính xác của kết quả XHTD phụ thuộc vào phần lớn nguồn thơng tin hiện có. Nguồn thơng tin chủ yếu mà ngân hàng có chủ yếu từ: Báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp, Từ trung tâm thơng tin tín dụng (CIC), từ Ngân hàng khác, từ báo chí…Tuy nhiên, q trình thu thập và xử lý thơng tin của ngân hàng vẫn cịn nhiều hạn chế. Do đó, cần phải tìm cách khắc phục trong thời gian tới. Một trong những giải pháp cụ thể áp dụng tại chi nhánh Quảng Nam như sau:
+Đối với Nguồn thơng tin từ Báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp
Để đảm bảo độ chính xác của các con số hay thơng tin trên báo cáo, Cán bộ tín dụng có thể u cầu báo cáo tài chính phải được kiểm tốn. Chi nhánh có thể khuyến khích khách hàng cung cấp thơng tin nhanh chóng và chính xác bằng các chính sách ưu
đãi. Ví dụ: Nếu doanh nghiệp cung cấp BCTC có kiểm tốn sẽ được ưu đãi về lãi suất cho vay và thời hạn trong những vay vốn sau. Ngồi ra, Cán bộ tín dụng cũng cần kiểm tra độ chính xác của các khoản mục quan trọng như (các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố đinh, cơng nợ phải trả…), rồi đánh giá tính chất của các khoản mục đó dựa trên kiến thức và kinh nghiệm thực tế.
Mặt khác, ngân hàng có thể thiết kế hệ thống câu hỏi cần trả lời để tìm hiểu các thơng tin phi tài chính của chủ doanh nghiệp, từ đó cho điểm phi tài chính của khách hàng được chính xác hơn.
+ Đối với nguồn thông tin từ NHNN
Chi nhánh cần xây dựng, cập nhật thông tin từ NHNN. Điều này giúp ngân hàng có được các thơng tin cần thiết về các NHTM, tình hình khách hàng quan hệ tín dụng với các ngân hàng ra sao? từ đó giúp các NHTM tránh được tình trạng cho vay mà khơng hiểu rõ về khách hàng, hay tránh xảy ra hiện tượng một hồ sơ khoản vay của một khách hàng lại được vay tại nhiều NHTM.
Ngồi ra, việc cập nhật thơng tin từ CIC là điều hết sức cần thiết đối với các Ngân hàng đặc biệt trong trường hợp khách hàng lớn, khó đánh giá xếp hạng, Ngân hàng cần tham khảo kết quả đánh giá xếp hạng của CIC để từ đó đưa ra quyết định hay chính sách khách hàng hợp lý đối với từng ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh thông tin trên hệ thống, đảm bảo có kết quả chính xác để có chính sách tín dụng một cách hợp lý.
- Nâng cao hiểu biết của cán bộ viên chức thực hiện việc chấm điểm, thường xuyên nghiên cứu văn bản quy định của Agribank. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá của chun mơn. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy khơng có phương pháp và cơng cụ phân tích nào có thể hồn tồn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng. Riêng với Giám đốc chi nhánh phải đơn đốc và kiểm tra kết quả chấm điểm của nhân viên, tránh chây ỳ để
nhắc nhở nhiều lần, xem việc chấm điểm khách hàng là cơng việc quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định cho vay và dự phòng rủi ro của chi nhánh.
- Định kỳ Hội sở tỉnh cần lên kế hoạch kiểm tra, có biện pháp xử lý đối với cán bộ viên chức cố tình làm sai, khơng thực hiện đúng quy định của ngành, không phản ánh đúng thực tế quy trình chấm điểm. Tác dụng của kiểm tra là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vơ tình hay cố ý có thể xảy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Nếu khơng có kiểm tra người thực hiện xếp hạng có thể dễ dàng xếp hạng theo ý chủ quan cá nhân, phản ánh khơng đúng tình hình thực tế khách hàng. Trong thời gian qua cho thấy Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Nam chỉ tập trung kiểm tra hồ sơ tín dụng mà không kiểm tra việc xếp hạng khách hàng trong khi đó kết quả xếp hạng lại quyết định việc cấp tín dụng và cơ chế tín dụng áp dụng cho khách hàng.
- Nghiên cứu để đề xuất những giải pháp mới nhằm ngày càng làm hoàn thiện hơn hệ thống xếp hạng tín nhiệm của Agribank vì thực tế làm việc ln cho thấy những điều mà người soạn thảo, lên quy trình có thể chưa sâu sát với thực tế hoạt động, đặc biệt đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn như đặc thù của Agribank.
- Trao đổi thường xuyên trên trang web riêng của Agribank, diễn đàn Ipcas để khó khăn và thiếu sót được chỉnh sửa kịp thời, thường xuyên trao đổi nghiệp vụ với nhau về phương pháp và quy trình chấm điểm để có nhận thức và kiến thức sâu sắc về quy trình chấm điểm và xếp hạng của hệ thống, hiểu được ý nghĩa chấm điểm của từng chỉ tiêu cũng như thang điểm để đánh giá khách hàng tổng thể.