CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NSNN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KBNN

1.1. CHI ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN VỐN NSNN

a. Khái niệm chi ngân sách nhà nước

Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo nguyên tắc nhất định. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng.

Do vậy, chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể và phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc ví dụ nhƣ các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo đảm hoạt động bộ máy nhà nước, chi trả nợ, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

b. Đặc điểm chi NSNN

- Chi ngân sách nhà nước gắn chặt với hoạt động của bộ máy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế - chính trị, kinh tế - xã hội.

- Các khoản chi NSNN thường được xem xét tính hiệu quả ở tầm vĩ mô, tức phải xem xét ở mức toàn diện và dựa vào mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội mà nước ta đề ra ở từng thời kỳ.

- Các khoản chi NSNN thường mang tính chất không bồi hoàn trực tiếp - Các khoản chi NSNN gắn chặt với sự vận động của các phạm trù giá trị như tiền lương, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái…

c. Phân loại chi NSNN

Phân loại theo nhiệm vụ chi bao gồm các loại chi sau:

+ Chi đầu tƣ phát triển:

+ Chi dự trữ quốc gia.

+ Chi thường xuyên của các cơ quan trung ương và địa phước trong các lĩnh vực: Quốc phòng; An ninh và trật tự, an toàn xã hội; Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề; Sự nghiệp khoa học và công nghệ; Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình; Sự nghiệp văn hóa thông tin; Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn; Sự nghiệp thể dục thể thao; Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

Các hoạt động kinh tế;…

+ Chi trả nợ lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.

+ Chi viện trợ.

+ Chi cho vay theo quy định của pháp luật.

+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính trung ương (địa phương).

+ Chi chuyển nguồn của ngân sách trung ương (địa phương) sang năm sau.

+ Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới.

+ Chi dự trữ quốc gia.

1.1.2. Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN a. Khái niệm chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chi đầu tư phát triển là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, gồm chi đầu tƣ xây dựng cơ bản và một số nhiệm vụ chi đầu tƣ khác theo quy định của pháp luật.

Theo phân loại của Luật Đầu tƣ Công số 49/2014/QH13 thì vốn đầu tƣ công bao gồm: vốn NSNN; vốn công trái quốc gia; vốn trái phiếu Chính phủ

(TPCP); vốn trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chƣa đƣa vào cân đối NSNN và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương (NSĐP) để đầu tư. Như vậy nguồn vốn NSNN là nguồn vốn đầu tư công được dự toán bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo đảm nguồn lực thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Nhƣ vậy, chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN để đầu tƣ cho các dự án cần thiết phải đầu tƣ thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh… từ đó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển toàn diện và cân đối của nền kinh tế quốc dân.

b. Nguyên tắc chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN

- Chi đúng đối tƣợng: Nguồn vốn chi đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN chỉ đƣợc sử dụng để cấp phát thanh toán cho các dự án thuộc đối tƣợng sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN, Luật đầu tƣ công và Luật xây dựng.

- Thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tƣ và xây dựng, có đủ hồ sơ dự án công trình theo quy định phù hợp với từng giai đoạn đầu tƣ.

- Chi đúng mục đích, đúng kế hoạch.

- Thanh toán theo khối lƣợng thực tế hoàn thành và trong phạm vi thiết kế, dự toán đƣợc duyệt.

- Giám đốc bằng đồng tiền: kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc sử dụng tiền vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch, có hiệu quả.

c. Quản lý chi đầu tư XDCB

Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. Thực chất quản lý chi đầu tư

XDCB là quá trình nhà nước sử dụng các biện pháp tác động đến các khâu lập kế hoạch đến khâu chấp hành và sau cùng là quyết toán ngân sách nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm hiệu quả, phù hợp với chính sách chế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội. Cơ quan quản lý chi NSNN bao gồm các cơ quan UBNN các cấp, cơ quan Tài chính tham gia vào công tác lập dự toán NSNN. Cơ quan Thuế, hải quan…thực hiên công tác tổ chức thu ngân sách và sau cùng là cơ quan KBNN có nhiệm vụ tập trung nguồn thu, là người gác cổng tiền của NSNN tiến hành kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB nói riêng và chi NSNN nói chung các khoản chi theo đúng chế độ tiêu chuẩn định mức của Nhà nước.

Chi đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN bao gồm nhiều khoản chi với những mục đích khác nhau, có tính chất và đặc điểm khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý, ta có thể dựa vào những tiêu thức nhất định để xác định nội dung chi đầu tƣ XDCB theo một số cách sau:

* Quản lý theo tính chất và mục đích sử dụng nguồn vốn.

Căn cứ vào tiêu thức này thì nguồn vốn NSNN chi cho các công trình XDCB bao gồm: nguồn vốn đầu tƣ XDCB của NSNN; nguồn vốn sự nghiệp của NSNN; nguồn vốn các chương trình mục tiêu của NSNN.

Theo đó, nguồn vốn đầu tƣ XDCB của NSNN thì chi đầu tƣ XDCB đƣợc sử dụng để chi đầu tƣ xây dựng mới hoặc cải tạo mở rộng hiện đại hóa cơ sở vật chất và năng lực sản xuất của nền kinh tế quốc dân.

* Quản lý theo phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước.

Theo phân cấp thì những dự án đầu tƣ XDCB do trung ƣơng quản lý do ngân sách trung ương chi; do địa phương cấp nào quản lý thì ngân sách cấp đó chi (tỉnh, huyện, xã).

* Quản lý theo ngành kinh tế quốc dân.

Việc phân định theo từng ngành sẽ phản ánh đƣợc tỷ trọng đầu tƣ của

Nhà nước theo từng lĩnh vực: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi, Hải sản, Giao thông….

* Quản lý theo tính chất và quy mô dự án đầu tƣ XDCB.

Tùy theo tính chất và quy mô đầu tƣ vốn, các dự án đƣợc chia thành 4 nhóm là: các dự án quan trọng quốc gia; dự án nhóm A; dự án nhóm B; dự án nhóm C.

* Quản lý theo cơ cấu công nghệ vốn đầu tƣ.

Với tiêu chí này, nội dung chi đầu tƣ XDCB của NSNN bao gồm: chi vốn xây lắp; chi vốn thiết bị và chi khác của dự án đầu tƣ.

* Quản lý theo trình tự đầu tƣ.

Với tiêu thức này, đầu tƣ đƣợc chia theo các giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị dự án; giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước krông năng tỉnh đăk lăk (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)