CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KBNN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
3.1.1. Định hướng, mục tiêu chung của Hệ thống KBNN
Sau 5 năm thực hiện Chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020 (giai đoạn 2011-2015), KBNN đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cụ thể đặt ra về cải cách thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy, về hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực. Để đạt đƣợc mục tiêu trở thành kho bạc điện tử vào năm 2020, KBNN đang tích cực triển khai các giải pháp đồng bộ.
Ngày 21/08/2007, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg với mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng: Quản lý quỹ ngân sách Nhà nước và các quỹ tài chính Nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước trên cơ sở thực hiện tổng kế toán nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động Kho bạc Nhà nước được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành Kho bạc điện tử.” Thực hiện mục tiêu này, KBNN đã và đang tiếp tục cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy của KBNN, gắn với hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, cụ thể:
- Về công tác quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính Nhà nước:
+ Mục tiêu đổi mới toàn diện về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính theo hướng đơn giản hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng vận hành hệ thống thông tin tài chính tích hợp (IFMIS).
+ Ứng dụng có hiệu quả CNTT điện tử tiên tiến vào quy trình quản lý thu NSNN, đảm bảo xử lý dữ liệu thu NSNN theo thời gian thực. Mở rộng phương thức thu nộp thuế bằng tiền mặt tại các điểm giao dịch của ngân hàng, bưu điện, tiến tới không thu nộp tại KBNN. Thực hiện các phương thức thu nộp thuế hiện đại nhƣ thu nộp qua internet, thẻ tín dụng…
+ Thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi NSNN từ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài, các khoản chi NSNN phát sinh ở trong và ngoài nước. Thực hiện kiểm soát chi NSNN theo kết quả đầu ra, theo nhiệm vụ và chương trình ngân sách.
Cải cách công tác kiểm soát chi NSNN theo hướng phân cấp và gắn liền với định hướng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ, ngành; đơn vị chi tiêu ngân sách trên cơ sở tính toán rõ các chi phí và hiệu quả chi NSNN. Hoàn thiện và mở rộng quy trình kiểm soát chi điện tử.
+ Quản lý khai thác có hiệu quả các phân hệ của TABMIS trong công tác quản lý quỹ NSNN; hoàn thiện mở rộng TABMIS theo giai đoạn 2 với vai trò là hạt nhân của IFMIS.
- Về quản lý ngân quỹ và nợ Chính phủ: đổi mới công tác quản lý ngân quỹ KBNN trên cơ sở hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các công cụ quản lý với mục tiêu bảo đảm an toàn, hiệu quả; gắn kết quản lý ngân quỹ với quản lý nợ Chính phủ để giảm bớt chi phí nợ vay và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính nhà nước. Thực hiện tốt vai trò quản lý nợ thông qua công
tác kế toán nhà nước và trực tiếp phát hành, thanh toán trái phiếu chính phủ.
Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ hiện đại, minh bạch, hoạt động theo nguyên tắc thị trường, gắn với sự phát triển thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán; liên kết hội nhập với thị trường trái phiếu khu vực và quốc tế.
- Về công tác kế toán nhà nước: xây dựng hệ thống kế toán nhà nước thống nhất, hiện đại theo nguyên tắc dồn tích, phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách và tài chính công nhằm đánh giá đƣợc hiệu quả chi ngân sách, theo dõi tình hình công nợ và tài sản của Nhà nước, xây dựng được bảng tổng kết tài sản quốc gia…đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đến năm 2020 KBNN thực hiện Tổng kế toán nhà nước.
- Về hệ thống thanh toán: xây dựng hệ thống thanh toán KBNN hiện đại đảm bảo thanh toán mọi khoản thu chi của NSNN và các đơn vị giao dịch an toàn nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Giảm dần và tiến tới không giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN. Với định hướng phát triển hệ thống thanh toán điện tử song phương đa phương với các ngân hàng thương mại. Sử dụng có hiệu quả công nghệ, phương tiện và hình thức thanh toán không dung tiền mặt tiên tiến. Chuyển việc thanh toán bằng tiền mặt tại KBNN sang cho hệ thống ngân hàng đảm nhận.
- Về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ: trên cơ sở hệ thống hóa kiểm tra, kiểm soát hiện nay, chuyển đổi và xây dựng hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ KBNN hiện đại, hiệu quả về thể chế chính sách tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phương pháp thực hiện nhằm mục tiêu giám sát chặt chẽ, đảm bảo sự phát triển an toàn ổn định và vững chắc của KBNN.
- Về ứng dụng công nghệ thông tin: Phát triển hệ thống công nghệ thông tin KBNN hiện đại; tiếp cận nhanh, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tiên tiến vào mọi hoạt động của KBNN; hình thành Kho bạc điện tử. Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin KBNN; ứng dụng
công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất và chuyên nghiệp vào mọi hoạt động của KBNN. Hình thành Kho bạc điện tử.
- Về tổ chức bộ máy: Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả phù hợp với định hướng, lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa hoạt động KBNN. Mục tiêu tổ chức bộ máy KBNN cơ bản đƣợc cải cách đảm bảo thực hiện đầy đủ ba chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước. Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu hợp lý, có đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng tốt yêu cầu phát triển KBNN hiện đại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Về tăng cường hợp tác quốc tế: Chủ động và tích cực thực hiện hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kho bạc theo lộ trình và bước đi phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động KBNN và hội nhập quốc tế. Tăng cường hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm quản lý kho bạc với các nước trong khu vực và trên thế giới.