CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƢ XDCB QUA KBNN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK
3.4. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI KBNN VIỆT NAM
Quá trình áp dụng các chế tài xử phạt, mức xử phạt cần đƣợc KBNN Việt Nam báo cáo đề xuất với cơ quan cấp trên để có những quy định rõ ràng hơn trong việc xử phạt áp dụng nhƣ: các khoản tạm ứng quá thời hạn 6 tháng chƣa hoàn ứng lần đầu; đơn vị không chịu ký vào biên bản xử phạt vi phạm hành chính… hay các mức phạt đối với trường hợp đơn vị thanh toán sai các điều khoản trong quy định hợp đồng còn quá thấp. KBNN Việt Nam cần báo cáo tình hình cụ thể để Bộ Tài chính sớm nghiên cứu sửa đổi mức phạt tiền của một số nội dung vi phạm, cũng như việc gắn trách nhiệm của thủ trưởng trong trường hợp xảy ra các sai phạm.
KBNN phải tham gia quản lý quỹ NSNN với tƣ cách là một công cụ trong hệ thống tài chính, chứ không phải chỉ đơn thuần là cơ quan “xuất nhập và giữ gìn công quỹ”. Trong giai đoạn trước mắt, khi cơ chế trên chưa thể thực hiện đƣợc ngay, thì cần có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc tổ chức kiểm soát chi NSNN. Cơ chế quản lý và kiểm soát chi cũng chỉ có hiệu quả khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhƣ KBNN, Tài chính, Chủ đầu tƣ,…; cải tiến quy trình thanh toán, chi trả trực tiếp từ KBNN cho chủ nợ thực sự của Quốc gia; nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi,… Điều này đòi hỏi việc cấp phát, thanh toán phải xác định đích thực ai là chủ nợ Quốc gia thông qua các chứng từ, văn kiện, hợp đồng. KBNN phải giúp Nhà nước lựa chọn doanh nghiệp cung ứng; đồng thời, tham gia vào quá trình xác định giá cả, chất lƣợng hàng hóa dịch vụ.
Hoàn thiện cơ chế khen thưởng, chế độ trách nhiệm phù hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy công chức kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành tốt nhiệm vụ cả về khối lƣợng và chất lƣợng. Thực hiện chế độ thi đua khen thưởng nghiêm minh, tăng cường động viên, khuyến khích cán bộ tâm huyết với công việc và hoạt động có hiệu quả. Thực hiện thi tuyển công chức cũng nhƣ thực hiện tốt cơ chế luân chuyển, điều động cán bộ trẻ.
Hiện đại hóa công nghệ KBNN cũng là một trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát chi vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN qua KBNN. Vì vậy, KBNN phải xây dựng đƣợc hệ thống thông tin thống nhất trong toàn ngành; đồng thời, phải đề ra những bước đi thích hợp trong việc triển khai và khai thác hệ thống TABMIS đạt hiệu quả thiết thực như chương trình tổng hợp và thông báo kế hoạch vốn đầu tƣ; kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ, tổng hợp thông tin báo cáo. Đẩy mạnh tiến độ triển khai các dự án cải cách, hiện đại hóa nền tài chính công của Bộ Tài chính; nâng cấp hạ tầng truyền thông ngành Tài chính, xây dựng hệ thống thông tin quản lý tài chính thích hợp (IFMIS). Triển khai và vận hành hệ thống TABMIS trong toàn ngành đúng thời gian để sớm vận hành các chức năng của TABMIS trong quản lý ngân sách và quản lý đầu tƣ XDCB.
Tổ chức triển khai đồng bộ các đề án, chính sách trong khuôn khổ triển khai chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của KBNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của Luận văn đã đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Việc hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN của KBNN các cấp đòi hỏi phải có các khuyến nghị về chính sách chế độ, quy trình nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm soát thanh toán vốn các dự án công trình xây dựng kết cấu hạ tầng và hạn chế thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động này.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cùng với sự phát triển đó là các nguồn thu, khoản chi của NSNN cũng sẽ tăng lên. Các khoản chi NSNN dù tăng nhiều hay ít cũng luôn đƣợc thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Luật NSNN quy định cơ chế, chính sách theo hướng thuận tiện và dần dần giao quyền chủ động cho các đơn vị sử dụng kinh phí. Bên cạnh đó, cùng với việc thực hiện cải cách hành chính, thì tất cả các khoản chi của các đơn vị thụ hưởng NSNN cũng đòi hỏi phải được đơn giản nhƣng phải đúng chế độ, định mức quy định, đặc biệt đối với các dự án công trình xây dựng cơ bản thì yếu tố chính xác luôn đặt lên hàng đầu. Từ đó nhiệm vụ kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN cũng không thể có các quy định nằm ngoài các quy định đó. Trong điều kiện chung của hệ thống KBNN, KBNN Krông Năng tỉnh Đăk Lăk cũng ngày càng phát triển và phát huy vai trò quản lý quỹ NSNN để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội, việc hoàn thiện công tác KSC NSNN nói chung và kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB nói riêng qua KBNN là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới và lành mạnh hóa nền tài chính của Nhà nước tại địa phương. Đây là vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong quá trình quản lý, cấp phát và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB nói riêng và NSNN nói chung.
Kết quả nghiên cứu luận văn đã giải quyết đƣợc cơ bản các vấn đề theo yêu cầu đặt ra, thể hiện ở các nội dung sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về chi NSNN, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua KBNN và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Krông Năng.
- Tổng kết về những thành tựu và những mặt hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Krông Năng.
- Trên cơ sở định hướng hoàn thiện hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB và thực trạng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Krông Năng, luận văn đã đề xuất một số khuyến nghị đối với KBNN Krông Năng, KBNN Đăk Lăk và KBNN Việt Nam.
Kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN là một vấn đề rộng và phức tạp, liên quan đến cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước, quá trình quản lý, điều hành của các Bộ, ngành và địa phương. Những vấn đề khái quát hóa về cơ sở lý luận và các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát các khoản chi NSNN nói chung và các dự án công trình XDCB nói riêng qua KBNN. Các khuyến nghị của đề tài mang tính thực tiễn và sẽ phát huy tác dụng nếu có sự phối kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành và các cơ quan có liên quan trong quá trình tổ chức, thực hiện. Mặc dù đã rất cố gắng trong nghiên cứu, tìm hiểu thực tế về công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN Krông Năng. Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình nghiên cứu và trình bày. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu chỉ là trong phạm vi một huyện thuộc tỉnh, chƣa mang tính chất rộng, đẩy đủ hết các nội dung chi; vì vậy, nó chỉ là bước khởi đầu trong quá trình tham gia việc hoàn thiện cơ chế quản lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB. Bản thân tôi rất mong nhận đƣợc sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1]. Lương Thanh Bình (2015), Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước Gia Lai, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
[2]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước.
[3]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/06/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
[4]. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 28/2012/TT- BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường thị trấn.
[5]. Chính phủ (2016), Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước.
[6]. Lâm Hồng Cường (2016), “Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:
Một vài đề xuất sửa đổi”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 169.
[7]. Nguyễn Chí Cường (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đăk Lăk, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
[8]. Lê Thị Kim Dung (2016), Hoàn thiện công tác kiểm soát chi các chương trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc Nhà nước TP Buôn Ma Thuột, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
[9]. Kho bạc Nhà nước (năm 2017), Giáo trình bồi dưỡng công chức lĩnh vực quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước quyển 2: Chuyên đề kỹ năng hành chính và Kiến thức bổ trợ: Giới thiệu các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động KBNN; Kế hoạch phát triển ngành Tài chính, Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2016-2020.
[10]. Kho bạc Nhà nước (năm 2017), Giáo trình bồi dưỡng công chức lĩnh vực quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước quyển 3: Quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước.
[11]. Kho bạc Nhà nước (2016), Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN, ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước.
[12]. Hồ Thị Lộc (2017), “Một số kiến nghị về kiểm soát, thanh toán vốn đầu tƣ ngân sách xã”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 183.
[13]. Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 [14]. Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014
[15]. Lê Xuân Minh (2017), Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc Nhà nước Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
[16]. Nguyễn Tuyết Phƣợng (2017), “Kiểm soát chi vốn đầu tƣ tại Kho bạc Nhà nước Vĩnh Long. Thực trạng và kiến nghị”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 176.
[17]. Lê Quang Tân (2017), “Kiểm soát chi đối với một số hợp đồng tƣ vấn xây dựng”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, số 183.
[18]. Đinh Trọng Trung (2017), Hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán