CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.3. Quản trị RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM
Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD là quá trình ngân hàng tiếp cận rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD một cách khoa học, toàn diện qua việc nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng bằng nhiều công cụ, bằng nhiều phương pháp khác nhau nhằm hạn chế thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
b. Nội dung quản trị RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh của NHTM
Quá trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD bao gồm 4 phần:
Nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro tín dụng.
* Nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh
Nhận dạng rủi ro tín dụng là điều đầu tiên phải làm để quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.. Nhƣ vậy, nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng.
Bất kỳ một khách hàng hoặc một khoản vay nào cũng có thể có dấu hiệu rủi ro tín dụng. Nhƣ vậy, nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng có những giải pháp tối ƣu để xử lý kịp thời để nâng cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, để nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD Ngân hàng lập ra bảng các dấu hiệu nhận biết rủi ro điển hình để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cụ thể nhƣ : Các dấu hiệu từ phía khách hàng; các dấu hiệu từ phía ngân hàng.
* Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh
Để đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh thì ngân hàng cần xác định giới hạn rủi ro tín dụng và phân tích rủi ro tín dụng.
- Xác định giới hạn rủi ro tín dụng: ngân hàng khi chấp nhận đƣợc khả năng tổn thất có thể xảy ra và vẫn đảm bảo đƣợc hoạt động ngân hàng vẫn diễn ra thường xuyên và hiệu quả nghĩa là ngân hàng đã đạt tới giới hạn rủi ro tín dụng. Trong kế hoạch, định hướng hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại xây dựng giới hạn rủi ro tín dụng phù hợp để đảm bảo mục tiêu hoạt động kinh doanh và phát triển của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ.
Giới hạn rủi ro tín dụng đƣợc xây dựng trên cơ sở thực trạng hoạt động của từng ngân hàng, khả năng tài chính và mục tiêu lợi nhuận kế hoạch của mỗi ngân hàng.
- Phân tích, đo lường rủi ro tín dụng: là việc ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp để lƣợng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng, cũng nhƣ trích lập quỹ dự phòng để tài trợ cho rủi ro tín dụng. Để đo lường rủi ro, ngân hàng cần thu thập số liệu, thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro.
Hai tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là: Tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro (mức độ nghiêm trọng của tổn thất). Trong đó, tiêu chí biên độ của rủi ro tín dụng đóng vai trò quyết định.
* Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh
Công việc quan trọng nhất của công tác quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát rủi ro tín dụng. Kiểm soát rủi ro tín dụng là quá trình ngân hàng sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và các giải pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro, chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, chuyển giao, tự tài trợ nhằm giới hạn mức độ tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và sinh lời trong hoạt động tín dụng.
Việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro nhƣ: Các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóa rủi ro, quản trị thông tin...
* Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh
Tài trợ rủi ro tín dụng là để bù đắp những khoản rủi ro tín dụng xảy ra, không có nghĩa là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng. Các khoản nợ này đƣợc chuyển theo dõi ngoại bảng, tiếp tục sử dụng biện pháp khắc phục, xử lý và thu hồi nợ.
Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD là việc ngân hàng sử dụng các nguồn tài chính bên ngoài và bên trong một cách hiệu quả và chủ động để
bù đắp cho những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Ngân hàng sẽ chuyển theo dõi ngoại bảng đối với các khoản tín dụng đƣợc tài trợ rui ro và tiếp tục sử dụng các biện pháp khắc phục, xử lý tận thu hồi nợ. Nguồn vốn để tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm: Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, qũy dự phòng tài chính, trợ cấp của Chính phủ. Trong đó, thì nguồn hình thành từ việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là nguồn chủ yếu và sử dụng trước để tài trợ rủi ro, nếu sử dụng nguồn này không đủ thì tiếp tục sử dụng quỹ dự phòng tài chính để tài trợ rủi ro tín dụng.