Môi trường kinh doanh của BIDV chi nhánh Ban Mê

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 58 - 65)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BAN MÊ

2.2.1. Môi trường kinh doanh của BIDV chi nhánh Ban Mê

- Công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng: Với số lượng TCTD tương đối lớn trên địa bàn, trong những năm gần đây sự cạnh tranh trong việc giành giật thị phần cũng khá khốc liệt. Bên cạnh đó, tiền thân của BIDV Ban Mê là Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long – Chi nhánh Đăk Lăk (MHB – Đăk Lăk), thành lập vào tháng 5/2012 với quy mô rất khiêm tốn.

Đến tháng 05/2015 sau khi sáp nhập, chi nhánh đã khoác lên mình một diện mạo mới, thương hiệu mới – BIDV Ban Mê quen thuộc với hầu hết người dân tại địa phương. Với sự trang bị đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của Ngân hàng, BIDV Ban Mê đã có đƣợc nền tảng vững chắc để tạo đà phát triển. Tháng 07/2018 chi nhánh đã di chuyển trụ sở lên địa chỉ 41 Nguyễn Tất Thành, Phường Tân An, Thành Phố Buôn Mê Thuột, Tỉnh Đăklăk, với trang thiết bị hiện đại và quy mô, không gian giao dịch rộng rãi và tiện nghi theo chuẩn nhận diện thương hiệu là nền tảng cho việc tăng trưởng quy mô trên toàn địa bàn.

Thị phần huy động vốn của BIDV Ban Mê chiếm 1,9%, tăng 12,4% so với cuối năm 2017.

Thị phần dƣ nợ tín dụng chiếm 2,3%, tăng 9,5% so với cuối năm 2017.

Tính đến thời điểm 30/12/2018 thứ hạng về huy động vốn và dƣ nợ cho vay của Chi nhánh đã đƣợc cải thiện hơn so với cuối năm 2016. Cụ thể: Huy động vốn xếp vị trí thứ 17, tăng 3 bậc so với năm 2016; Dƣ nợ cho vay xếp thứ 16, tăng 3 bậc so với năm 2016.

Tuy có cải thiện hơn về thị phần và thứ hạng, tuy nhiên so với các TCTD khách, BIDV chi nhánh Ban Mê có quy mô hoạt động còn rất nhỏ, thành lập muộn hơn so với các TCTD khác, thì việc phát triển khai thác và tăng trưởng nền khách hàng là một yêu cầu khó đạt được trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt với hơn 30 TCTD nhƣ hiện nay và trong giai đoạn đến 2020.

Tuy nhiên với một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết, cùng với các cơ chế, chính sách và sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ của BIDV, Chi nhánh sẽ nỗ lực phát triển tăng quy mô không ngừng, cải thiện vị thế trên địa bàn.

b. Môi trường bên ngoài

 Môi trường kinh tế

Trong những năm vừa qua, môi trường kinh tế vĩ mô có những đặc điểm nổi bật nhƣ sau:

- Nền kinh tế đã phục hồi tăng trưởng. Đặc biệt, năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018, tốc độ tăng trưởng cao nhất cùng kỳ so với nhiều năm trước.

Nền kinh tế tăng trưởng kéo theo sự tăng trưởng về tín dụng.

- Chủ trương của Chính phủ và NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng.

- Chủ trương giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã phát huy tác dụng. Cùng với đó, Ngân hàng nhà nước thực hiện khống chế lãi suất huy động đã tạo thuận lợi hơn cho các NHTM, giúp hạn chế tình trạng cạnh tranh đẩy lãi suất huy động tăng cao, thiết lập trật tự của thị trường huy động vốn của NH, qua đó ổn định chi phí đầu vào tạo thuận lợi cho việc giảm lãi suất đầu ra.

- Chính phủ và NHNN đã triển khai quá trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. Điều này giúp hệ thống ngân hàng phát triển một cách lành mạnh, gia tăng năng lực chống đỡ rủi ro hệ thống, khôi phục lòng tin vào hệ thống ngân hàng, mặt khác cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho những ngân hàng nhỏ, có năng lực tài chính yếu. Song song với quá trình này là tiến trình xử lý nợ xấu vừa tạo những tác động tích cực lên hoạt động của các ngân hàng, giúp tạo thanh khoản, giải quyết những trở ngại của gia tăng tín dụng nhƣng cũng đặt ra nhiều thách thức mới.

- Thị trường bong bóng bất động sản kéo theo đó là sự ấm nóng của hoạt động tín dụng kể cả tín dụng liên quan đến đầu tƣ và kinh doanh bất động sản và tín dụng dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản.

Đặc điểm nổi bật trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk:

+ Hiện nay, mạng lưới hoạt động của các TCTD trên địa bàn có 46 đơn vị, bao gồm: 08 chi nhánh NHTM nhà nước, 23 chi nhánh NHTM cổ phần, 01 chi nhánh Nh chính sách xã hội, 01 chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đăk Lăk – Đắk Nông, 1 chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã và 12 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Nếu tính cả số lƣợng chi nhánh loại 2 và các phòng giao dịch, đến nay trên địa bàn có 196 điểm giao dịch ngân hàng.

+ Đăk Lăk là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1,3 triệu ha, Đăk Lăk là tỉnh có diện tích đất tự nhiên đứng thứ 4 toàn quốc nằm ở trung tâm Tây Nguyên, trong khu vực quan trọng cho phát triển tam giác ba nước Việt Nam –Lào – Campuchia. Diện tích đất nông nghiệp của Đăk Lăk là 1,2 triệu ha chiếm 88,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phù hợp cho việc trồng cây công nghiệp (cao su, hồ tiêu, cà phê ) và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhƣ: bơ, sầu riêng…

+ Đăk Lăk là vùng đất tập trung một số dân tộc thiểu số sinh sống, nổi tiếng với tiềm năng du lịch văn hóa dân tộc Tây nguyên. Về du lịch sinh thái, Đăklăk cũng là nơi có nhiều hệ thống hồ, thác và khu hệ động thực vật phong

phú được nhiều người biết đến. Khí hậu ôn hòa mát mẻ, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dƣỡng.

+ Dân số Đăk Lăk tính đến năm 2014 hơn 1,8 triệu dân, trong đó dân sống tại thành thị hơn 400.000 người, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm khoảng 30%. Đa phần người dân vẫn có thói quen tiết kiệm, ngại đi vay để sử dụng mục đích tiêu dùng, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn thấp, người dân vẫn chủ yếu có thói quen sử dụng tiền mặt.

+ Cơ cấu nền kinh tế tính đến 31/12/2018: nông, lâm, thủy sản chiếm 38,5-39,5%; công nghiệp, xây dựng chiếm 17,5-18%; thương mại, dịch vụ chiếm 39-40%

+ Tiềm năng về nhu cầu vay tiêu dùng còn khá lớn.

+ Cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt.

Môi trường pháp lý : các ngân hàng hiện nay hoạt động trong điều kiện hệ thống pháp lý nước ta vừa thiếu ổn định và chưa hoàn thiện, nhiều quy định và văn bản lại không rõ ràng hoặc có luật nhưng chưa có văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện.

 Thông tin người vay vốn: nguồn thông tin mà cán bộ QLKH khai thác đƣợc gồm thông tin chính thức hoặc không chính thức từ khách hàng cung cấp, đối tác của khách hàng, đối thủ cạnh tranh.... Cán bộ còn có thể khai thác lịch sử vay nợ của khách hàng qua hệ thông Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN.

2.2.2. Thực trạng cho vay cá nhân kinh doanh của BIDV chi nhánh Ban Mê

a. Số lƣợng cá nhân kinh doanh vay vốn tại Chi nhánh

Qua một thời gian hoạt động và phát triển, bằng tất cả nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, số lƣợng khách hàng cá nhân tăng đều qua các năm cụ thể:

Bảng 2.4.Tình hình số lƣợng khách hàng cá nhân kinh doanh (ĐVT: Cá nhân, %)

( Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ) Số lượng khách hàng tăng trưởng qua hai năm là rất cao. Chi nhánh xác định khách hàng cá nhân kinh doanh là mục tiêu quan trọng nhất. Bởi vì vậy Chi nhánh tạo mọi điều kiện cho việc phát triển khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ tín dụng cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên Chi nhánh trong việc tìm kiếm các khách hàng cá nhân kinh doanh mới, trong năm 2016 số cá nhân kinh doanh là 2.630 khách hàng. Trong năm 2017 số lƣợng cá nhân kinh doanh vay vốn tại chi nhánh tăng trưởng mạnh đạt 4.155 khách hàng tương đương mức tăng trưởng 158% so với năm 2016. Cùng tiếp tục đà tăng trưởng, năm 2018 đạt mức số lượng khách hàng cá nhân kinh doanh là 5.901 khách hàng tăng 142% so với năm 2017 thực sự là những con số ấn tƣợng mà chi nhánh đạt đƣợc.

b.Tình hình cho vay cá nhân kinh doanh -Về dư nợ theo ngành

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số hộ CN KD 2.630 4.155 5.901

Tăng trưởng so với năm

trước 158% 142%

Bảng 2.5.Tình hình dƣ nợ cá nhân kinh doanh theo ngành (ĐVT: tỷ đồng) S

T T

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số

tiền

Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng 1 Dƣ nợ cho vay

KHCN KD 589,4 100% 1.045,8 100% 1.279 100%

2 Cho vay trồng

chăm sóc tiêu 132,6 22,5% 386,9 37,0% 231,5 18,1%

3 Cho vay trồng

chăm sóc cà phê 346,0 58,7% 450,7 43,1% 635,7 49,7%

4 Cho vay đầu tƣ đất

nông nghiệp 91,4 15,5% 169,4 16,2% 350,4 27,4%

5 Cho vay kinh

doanh tổng hợp 5,9 1,0% 16,7 1,6% 24,3 1,9%

6 Cho vay kinh

doanh khác 13,6 2,3% 25,1 2,4% 37,1 2,9%

( Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ) Dựa vào bảng trên ta thấy:

+ Tốc độ tăng trưởng có sự bứt phá lớn từ 589,4 tỷ đồng trong năm 2016 tăng mạnh lên 1.045,8 tỷ đồng trong năm 2017, đạt tỷ lệ tăng trưởng 177% theo đúng định hướng của chi nhánh là tăng trưởng dư nợ cá nhân.

Ngoài ra, chi nhánh còn áp dụng chính sách tăng trưởng tín dụng an toàn nên trong năm 2018, dư nợ cho vay CNKD có tăng trưởng nhưng ít hơn tăng trưởng trong năm 2017 đạt 1.279 tỷ đồng với mức tăng 122% so với nam 2017.

+ Về cơ cấu dƣ nợ theo ngành: Cho vay CNKD nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay CNKD của chi nhánh, cơ cấu cho vay kinh doanh nông nghiệp đạt mức 96,7% trong năm 2016, đạt 96,3% năm 2017 và 95,2% năm 2018 gần nhƣ chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong cơ cấu dƣ nợ theo ngành. Cơ cấu cho vay khách hàng sản xuất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong cơ cấu cho vay CNKD của chi nhánh, các CNKD vay vốn chủ yếu tập trung ở những nơi có lợi thế về kinh doanh tiểu thương, kinh doanh tạp hóa, kinh doanh du lịch, ăn uống, kinh doanh vận tải… chiếm tỷ trọng 3,3%; 4%; 4,8% lần lƣợt qua các năm 2016, 2017, 2018.

-Về thời hạn cho vay

Bảng 2.6.Tình hình dƣ nợ cá nhân kinh doanh theo thời hạn

( ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số

tiền

Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng Dƣ nợ cho vay CN

KD 589,4 100% 1.045,8 100% 1.279 100%

Ngắn hạn 568,4 96,44% 1.019,8 97,51% 1.246 97,42%

Trung hạn 16 2,71% 23 2,20% 33 2,58%

Dài hạn 5 0,85% 3 0,29% 0 0,00%

( Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ) Dựa vào bảng trên ta thấy, phần lớn các khoản vay cá nhân kinh doanh đều ngắn hạn thể hiện ở chỗ tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn trong năm 2016 là 96,44% tăng lên 97,51% năm 2017 và duy trì ở mức 97,42% trong năm 2018.

Việc cho vay các dự án ngắn hạn giúp cho chi nhánh dễ kiểm soát các khoản vay và hạn chế đƣợc mức rủi ro cũng nhƣ tổn thất đối với các khoản tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên vay ngắn hạn cũng có phần hạn chế là mức lãi

suất áp dụng thường thấp hơn nên doanh thu thu được không cao bằng các khoản vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)