CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN
1.2.4. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân
Trong điều kiện môi trường kinh doanh bất ổn, RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh rất cao, công tác kiểm soát RRTD cần phải đƣợc chú ý nhằm đạt đƣợc mục tiêu vừa duy trì, mở rộng khách hàng của ngân hàng, đồng thời, vừa đảm bảo đƣợc an toàn tín dụng cho ngân hàng. Kết quả công tác kiểm soát RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh có thể được đo lường qua các chỉ tiêu sau:
a. Cơ cấu nợ trong cho vay CNKD
Dư nợ cho vay của ngân hàng thường được phân thành năm nhóm khác nhau theo mức độ RRTD tăng dần từ nhóm 1 đến nhóm 5. Để đánh giá toàn diện hơn chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng, cần xem xét chất lƣợng nợ đó xấu ở mức độ nào thông qua cơ cấu dƣ nợ. Mỗi nhóm nợ phản ánh hiệu quả công tác kiểm soát RRTD khác nhau, mức độ rủi ro và tổn thất tín dụng khác nhau và đƣợc xếp theo mức độ từ thấp đến cao. Nhƣ vậy, cùng một số dƣ nợ nhƣ nhau, nếu NHTM nào có tỷ lệ nợ nhóm 5 cao hơn thì rõ ràng khả năng tổn thất sẽ cao hơn và chất lƣợng tín dụng kém hơn. Việc đánh giá so sánh theo thời gian trong một ngân hàng cũng tương tự, nếu ngân hàng có cơ cấu các nhóm nợ theo chiều hướng tăng nợ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 thì cơ cấu nợ xấu chuyển biến xấu hơn trước.
b. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay CNKD
- Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu (còn gọi là nợ không bình thường) là các khoản nợ đã đến hạn trả nhƣng khách hàng không trả đƣợc, hoặc các khoản nợ chƣa đến hạn trả nhƣng có nguy cơ khách hàng không trả đƣợc đúng hạn và ngân hàng tiến hành cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thường bao gồm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Đây là khoản nợ có nguy cơ tổn thất cao và ngân hàng cần có những biện pháp mạnh hơn nhằm tăng cường kiểm soát RRTD. Nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ có vấn đề theo chiều hướng tăng thì khả năng tổn thất sẽ cao hơn, chất lƣợng tín dụng kém hơn và công tác kiểm soát RRTD không tốt. Tỷ lệ xấu đề đƣợc tính theo công thức sau:
Nợ nhóm 2 đến nhóm 5 trong cho vay kinh doanh của cá nhân/ Tổng dƣ nợ cho vay kinh doanh của cá nhân.
- Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu bao gồm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh đƣợc chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ RRTD thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu tăng cho biết các biện pháp kiểm soát RRTD của NHTM đang có vấn đề. Tỷ lệ nợ xấu đƣợc tính theo công thức sau:
Nợ nhóm 3 đến nhóm 5 trong cho vay kinh doanh của cá nhân/ Tổng dƣ nợ cho vay kinh doanh của cá nhân.
c. Tỷ lệ trích lập dự phòng trong cho vay CNKD
Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD cho biết tỷ lệ nợ xấu sau khi trừ phần tài sản đảm bảo trên tổng dƣ nợ. Tỷ lệ này càng cao cho biết khả năng tổn thất của nợ xấu càng cao, đƣợc tính nhƣ sau:
Số dƣ quỹ dự phòng RRTD trong cho vay kinh doanh của cá nhân/ Tổng dƣ nợ cho vay kinh doanh của cá nhân.
d. Tỷ lệ xóa nợ ròng trong cho vay CNKD
Ngoài chỉ tiêu nợ xấu, tỷ lệ xóa nợ ròng là chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất về mức độ rủi ro mà ngân hàng đối mặt. Có những hợp đồng vay vốn do những nguyên nhân nào đó không thực hiện việc trả nợ kịp thời (đúng theo hợp ủồng), nhƣng ngõn hàng vẫn cú thể thu hồi đầy đủ số nợ này. Xúa nợ ròng là một số khoản cho vay không còn giá trị và ngân hàng xóa khỏi sổ sách (theo dõi ngoại bảng) đƣợc gọi là khoản cho vay đƣợc xóa nợ. Nếu một trong những khoản cho vay đó mà cuối cùng ngân hàng cũng thu đƣợc thì khoản thu nhập đó sẽ khấu trừ tổng các khoản xóa nợ tạo thành khoản xóa nợ ròng.
Khoản xóa nợ ròng là mức tổn thất thật sự, phản ảnh mức RRTD trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Giá trị xóa nợ ròng bằng dƣ nợ xóa trừ các khoản thu hồi đƣợc. Do vậy, để đỏnh giỏ chớnh xỏc hơn về mức ủộ rủi ro,
người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xóa ròng. Nếu tỷ lệ này cao cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng bị tổn thất lớn, danh mục cho vay có chất lƣợng thấp, công tác kiểm soát RRTD của ngân hàng càng hạn chế, đƣợc tính nhƣ sau:
Giá trị xóa nợ ròng trong cho vay kinh doanh của cá nhân/ Tổng dƣ nợ cho vay kinh doanh của cá nhân.
Tóm lại, mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay kinh doanh cá nhân ở một phương diện nhất định nên muốn đánh giá kết quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay kinh doanh cá nhân của ngân hàng tại một thời điểm, cần đánh giá đồng bộ các chỉ tiêu trên.
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Để công tác tối thiểu hóa các thiệt hại do RRTD gây ra trong cho vay, ngân hàng phải hoàn thành tốt công tác kiểm soát RRTD thông qua một hệ thống các biện pháp nhƣ: tránh né, phòng ngừa, giảm thiểu và chuyển giao tổn thất RRTD nhƣ đã trình bày trong nội dung trên đây. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc của công tác này cũng chịu tác động, chi phối bởi nhiều nhân tố khác nhau bởi điều kiện và cách thức vận dụng hiệu quả các biện pháp biện pháp kiểm soát RRTD. Nhìn chung công tác kiểm soát RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau
1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
- Công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng: Ngày nay, công nghệ đóng một vai trò rất lớn trong hầu hết mọi lĩnh vực. Đặc biệt, đối với ngành ngân hàng nó trở thành một công cụ đắc lực góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động, dịch vụ, nâng cao hiệu quả của công tác quản trị RRTD nói chung và hoạt động kiểm soát RRTD trong Cho vay cá nhân kinh doanh nói riêng.
Những trang thiết bị của ngân hàng sẽ là công cụ, phương tiện hỗ trợ trong
toàn bộ quá trình hoạt dộng của ngân hàng từ khâu quản lý, thực hiện nghiệp vụ, kiểm tra, kiểm soát. Nhờ có công nghệ và các trang thiết bị mà các ngân hàng có thể cập nhật thông tin, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, giúp nhanh chóng phát hiện sớm, chính xác RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh, trên cơ sở đó có quyết định kiểm soát RRTD đúng đắn. Với hệ thống thông tin hiện đại đảm bảo cho ngân hàng có thể thu thập, phân tích và xử lý những thông tin liên quan đến hoạt động cho vay của ngân hàng một cách nhanh chóng kịp thời, đặc biệt là trong việc đánh giá RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng. Với những phương tiện hiện đại đó giúp ngân hàng làm tốt công tác đánh giá RRTD, ƣớc tính tổn thất và đồng thời độ tin cậy của kết quả cao.
- Yếu tố đạo đức và chất lƣợng nguồn nhân lực của ngân hàng: Năng lực cán bộ là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh. Nếu cán bộ đƣợc trang bị trình độ đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác kiểm soát RRTD thì công tác kiểm soát RRTD sẽ đƣợc tổ chức và thực hiện tốt, chất lƣợng tín dụng sẽ tốt. Bên cạnh đó, yếu tố đạo đức của cán bộ ngân hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh. Đó là những gian lận trong quá trình thu thập thông tin dẫn đến công tác đánh giá, tính toán trích lập dự phòng rủi ro không phản ánh đúng tổn thất trong cho vay cá nhân kinh doanh, cán bộ có đạo đức kém còn tìm cách đề xuất cho vay và đề xuất các biện pháp kiểm soát RRTD sai dẫn đến các tổn thất trong công tác cho vay của ngân hàng.
- Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Mỗi Ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng, nó bao gồm những chủ trương, chính sách đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quy trình, quy định hoặc tăng trưởng hay giảm thiểu tín dụng, nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Một chính sách tín dụng đúng đắn, đƣợc xây dựng và thực hiện một cách khoa học
và chặt chẽ, kết hợp hài hòa lợi ích của Ngân hàng, khách hàng và lợi ích xã hội sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng, đảm bảo giúp ngân hàng có điều kiện để sàn lọc, né tránh những khách hàng có mức RRTD cao. Nếu chính sách tín dụng là hạn chế thì có nghĩa là quy mô hoạt động cho vay sẽ hẹp lại và ngân hàng không có nhiều lựa chọn, từ đó, chất lƣợng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng sẽ có vấn đề. Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng, lĩnh vực tài trợ, biện pháp bảo đảm tiền vay; quy trình quản lý tín dụng, lãi suất…cũng nằm trong chính sách tín dụng của ngân hàng có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến chất lƣợng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay đối với khách hàng cá nhân.
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng
- Thông tin người vay vốn: Bất cứ một lĩnh vực SXKD nào, thông tin là một phần không thể thiếu. Đối với lĩnh vực tín dụng, thông tin luôn là yếu tố quan trọng đầu tiên. Trước tiên, ngân hàng phải thu thập được những thông tin cơ bản của khách hàng nhƣ: năng lực pháp lý, tƣ cách đạo đức, năng lực tài chính, lịch sử vay và trả nợ... Sau đó là các thông tin về phương án, thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm… Việc thu thập này đòi hỏi phải nhanh và chính xác để giúp ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng hay không và thực hiện như thế nào. Do đó, có thể nói, thông tin là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh.
Nếu ngân hàng có đầy đủ thông tin và thông tin đƣợc cung cấp kịp thời về khách hàng vay vốn, công tác nhận diện đánh giá RRTD sẽ đƣợc toàn diện và chính xác thì ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát RRTD kịp thời giúp ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất do RRTD gây ra.
- Môi trường kinh tế: Nếu như môi trường kinh tế biến động theo hướng xấu đi, SXKD bị thu hẹp, đầu tƣ, tiêu dùng giảm sút, nhu cầu tín dụng giảm sút, việc sử dụng vốn vay không còn hiệu quả, không đảm bảo thanh toán
đúng thời hạn. Nhƣ vậy, quy mô cho vay khách hàng cá nhân sẽ suy giảm, việc sàng lọc khách hàng và áp dụng các biện pháp kiểm soát RRTD sẽ trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định, lạm phát ở mức thấp, SXKD tốt mang lại hiệu quả kinh tế cho mọi chủ thể, nhiều khách hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ đều đặn, đúng hạn, việc sàng lọc khách hàng và áp dụng các biện pháp kiểm soát RRTD sẽ trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn. Điều này phản ánh rõ ràng ở chất lƣợng các khoản cho vay cá nhân kinh doanh của ngân hàng sẽ tốt hơn.
- Môi trường pháp lý: Một môi trường pháp lý đầy đủ và chặt chẽ sẽ tạo cơ sở cho việc cấp tín dụng theo đúng quy chuẩn, đảm bảo người đi vay chấp hành nghiêm chỉnh mọi điều kiện ký kết trong hợp đồng tín dụng, giúp ngân hàng có thể thực hiện đầy đủ nhất và tốt nhất các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh, từ đó, nâng cao chất lƣợng công tác kiểm soát RRTD. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý lỏng lẻo, nhiều khe hở và bất cập sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng làm ăn bất chính, lừa đảo, trục lợi ngân hàng. Không những thế, môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ sẽ khiến các nhà đầu tƣ trung thực và có tiềm năng e dè, không đủ can đảm đầu tư phát triển SXKD làm hạn chế khả năng tăng trưởng các khoản cho vay có chất lƣợng của ngân hàng, đồng thời, ngân hàng không có điều kiện để thực hiện đầy đủ nhất và tốt nhất các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh, từ đó, chất lƣợng công tác kiểm soát RRTD sẽ giảm đáng kể.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những nội dung đã trình bày ở chương 1, luận văn đã hệ thống lý luận cho việc nghiên cứu đề tài với một số nội dung cơ bản sau: Trước tiên, luận văn đã đề cập đến lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, trong đó đã khái quát được khái niệm, đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng. Chúng ta có thể thấy rằng rủi ro tín dụng có tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó không chỉ gây ra sự biến động lớn trong lợi nhuận mà còn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phá sản của ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến sức mạnh của nền kinh tế. Tiếp theo, luận văn trình bày một số nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh, đƣa ra một số chỉ tiêu đánh giá, đo lường kết quả kiểm soát RRTD cũng như tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát RRTD của NHTM. Trên cơ sở lý thuyết đó, chương 2 sẽ đi vào phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay Cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam –Chi nhánh Ban Mê, những thành công và hạn chế nhằm tiền ra các giải pháp cho vấn đề kiểm soát RRTD và làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.