Hoàn thiện các biện pháp né tránh RRTD trong cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 99 - 103)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

3.2 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BAN MÊ

3.2.1. Hoàn thiện các biện pháp né tránh RRTD trong cho vay cá nhân

a. Xây dựng chiến lƣợc phát triển khách hàng cá nhân kinh doanh BIDV chi nhánh Ban Mê thực hiện chính sách xây dựng cơ cấu tín dụng và đa dạng danh mục tín dụng trong cho vay CNKD nhƣ là không tập trung cấp tín dụng vào một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực mà đa dạng hóa danh mục tín dụng là đầu tƣ tín dụng vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, từng nhóm khách hàng có liên quan với mức độ rủi ro khác nhau, mức sinh lời khác nhau. Xây dựng quan hệ lâu dài, bềnh vững với khách hàng, ưu tiên hướng vào thị trường là khối khách hàng CNKD.

Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi về phân phối sản phẩm

nông nghiệp, và dịch vụ. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động tín dụng;

kiểm soát, hạn chế nợ xấu phát sinh, xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý phù hợp với nền kinh tế. Đa dạng hóa danh mục tín dụng là biện pháp mang tính chủ động cao nhằm phân tán RRTD, khi lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng tập trung vốn nhiều vào đầu tƣ nếu gặp phải những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng đã đầu tƣ vào lĩnh vực đó sẽ rất lớn.

Do đó, ngân hàng phòng ngừa RRTD bằng cách phân tán rủi ro là đa dạng hóa các danh mục tín dụng nhƣ:

- Chi nhánh luôn tránh cấp tín dụng quá lớn đối với một khách hàng, một nhóm khách hàng CNKD có liên quan, luôn đảm bảo tỷ lệ vay nhất định trong tổng số nhu cầu vốn phục vụ SXKD của khách hàng.Đảm bảo quy trình kiểm tra, giám sát trong khi cho vay: Giúp cho CBTD cho vay đúng đối tƣợng, kiểm chứng đƣợc nhu cầu vay của cá nhân kinh doanh. Việc kiểm chứng này thực hiện thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân…Bên cạnh đó, CBTD cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn trả nợ chính xác, phù hợp với chu kỳ sản xuất, dòng tiền của CNKD.Ngay cả những hồ sơ tín dụng đã đƣợc chấp nhận phê duyệt cũng không đƣợc phép lơ là, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dẫn đến sự nghi ngờ, CBTD kiên quyết yêu cầu dừng giải ngân, thực hiện kiểm tra giám sát đối với các khoản tiền đã giải ngân trước đó, hoặc yếu cầu chấm dứt cho vay nếu xảy ra các dấu hiệu xấu.

- Đầu tƣ cho vay đối với khách hàng sản xuất nông nghiệp cùng với nhiều ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác hay đầu tƣ vào khách hàng SXKD nhiều loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tránh tập trung cho vay đối với SXKD một số loại sản phẩm đặc thù hoặc những sản phẩm Nhà nước không khuyến khích sản xuất hay sản phẩm đã có mặt quá nhiều trên thị trường. Ví dụ các sản phẩm về vật liệu xây dựng, các sản phẩm tiêu dùng nhƣ chất tẩy rửa, rƣợu…là những sản phẩm kinh doanh không đƣợc ƣu đãi khi vay vốn tại Chi nhánh.

- Ngân hàng cho vay vốn CNKD để kinh doanh với mong muốn CNKD

hoạt động có hiệu quả và có đủ tiền chi trả những khoản vốn đã đi vay và lãi suất phát sinh. NHTM không bao giờ mong muốn cho vay để cuối cùng dùng TSĐB thanh lý để thu hồi vốn. Chính vì vậy, đánh giá về tính khả thi của phương án kinh doanh của CNKD là việc hết sức quan trọng. Khi đánh giá phương án kinh doanh của CNKD phải chú ý đến khả năng sinh lợi, rủi ro tiềm ẩn... CBTD phải quan tâm, cập nhật kịp thời các quy định, chính sách mới của nhà nước về phát triển kinh tế CNKD như các ưu tiên về giao đất, phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp... cũng nhƣ rủi ro tiềm ẩn của CNKD vay vốn.

b. Hoàn thiện bộ tiêu chu n và tổ chức thực hiện sàng lọc khách hàng cá nhân kinh doanh

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng phù hợp: xếp hạng tín dụng là cơ sở để kiểm soát RRTD nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu. Trên cơ sở đó ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Thực tế cho thấy công tác cho vay CNKD tại chi nhánh còn nhiều bất cập cần hoàn thiện hơn nữa với những biện pháp cụ thể nhƣ sau:

+ Xây dựng hệ thống thông tin kiểm soát RRTD: Lập kênh trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh nhằm đạt đƣợc mục tiêu là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Tiến bộ về công nghệ tin học giúp ích rất nhiều trong việc phát triển cơ sở dữ liệu của khách hàng.

+ Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý.

+Dựa vào các chỉ tiêu nhƣ: tình hình phát sinh nợ quá hạn, số lần gia hạn nợ, số lần chậm trả lãi, dòng tiển ra vào tài khoản thanh toán để chấm điểm xếp hạng tín dụng cho khách hàng.

- Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng:

Trong quy trình cấp tín dụng bán lẻ của BIDV thì có nhiều bước khác nhau tuy nhiên quyết định cấp tín dụng của cán bộ QLKH phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn thẩm định tín dụng. Chất lƣợng thẩm định khách hàng có thể đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng cao hay thấp và nhiều hay ít, từ đó cán bộ sẽ sẽ quyết định cho khách hàng vay hay không cho vay và hạn mức tín dụng cấp cho một khách hàng CNKD là bao nhiêu. Do đó, muốn làm tốt công tác này và nâng cao chất lƣợng cho vay của ngân hàng, chi nhánh phải yêu cầu cán bộ làm công tác tín dụng phải hoàn thiện các công tác sau:

- CBQLKH phải nâng cao trình độ thẩm định và phân tích tín dụng, cán bộ QLKH khi đƣa ra quyết định cấp tín dụng không nên phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm mà phải xem xét trên nhiều khía cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh/phương án của khách hàng. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng xuất phát chủ yếu và rất lớn từ những quyết định cấp tín dụng không chính xác, từ khâu thẩm định và phân tích tín dụng sơ sài, không hiệu quả. Quá trình thẩm định tín dụng là giai đoạn quan trọng trong việc hạn chế RRTD và quá trình thẩm định cần phải đáp ứng các yêu cầu về chất lƣợng, thời gian ra quyết định trên cơ sở phân tích phương án đem lại lợi nhuận và rủi ro của khách hàng, chẳng hạn nhƣ khi cán bộ QLKH ra quyết định cấp tín dụng và xử lý hồ sơ cho khách hàng nhanh chóng, hiệu quả thì khả năng lợi nhuận của khách hàng đạt được càng cao và ngân hàng sẽ ít bị ảnh hưởng của rủi ro trong việc cấp tin dụng này.

Cán bộ QLKH khi thẩm định, phân tích khách hàng CNKD cần chú trọng một số vấn đề chủ yếu nhƣ: tính pháp lý của khách hàng, năng lực tài chính, nguồn trả nợ, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời và rủi ro tiềm ẩn của phương án kinh doanh; thẩm định uy tín, tư cách cũng nhƣ năng lực kinh doanh của chủ CNKD. Cán bộ cần đánh giá năng lực tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng hiện tại từ hoạt động sản

xuất kinh doanh đem lại hoặc các nguồn thu nhập khác ngoài sản xuất kinh doanh như tiền lương, thưởng, các nguồn thu nhập khác. Phân tích đánh giá về khách hàng CNKD chính là phân tích đánh giá uy tín, trình độ học thức và nhận thức của các thành viên trong hộ; đặc biệt chú trọng nhất là đánh giá năng lực, tƣ cách, phẩm chất đạo đức của CNKD, đánh giá và thẩm định về uy tín làm ăn trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động là cao hay thấp và điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.

Bất kỳ một NHTM nào khi cho khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh cũng mong muốn khách hàng hoạt động mang lại hiệu quả để hoàn trả cả gốc là lãi vay ngân hàng chứ không bao giờ nghĩ đến việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ vay. Vì vậy, khi đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của CNKD thì CBQLKH ngoài việc chú ý khả năng sinh lời và rủi ro tiềm ẩn, cán bộ cũng phải quan tâm và cập nhật kịp thời các quy định, chính sách mới của Nhà nước về phát triển kinh tế địa phương của CNKD. Để làm được điều này, mỗi cán bộ tín dụng phải có ý thức học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn kết hợp với việc tham gia khóa đào tạo tại chỗ của chi nhánh hoặc đào tạo tập trung của hội sở về kỹ năng thẩm định khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)