CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
2.4.2. Những mặt hạn chế
a. Hạn chế trong kiểm soát rủi ro tín dụng
- Thứ nhất , công tác thu thập thông tin khách hàng và dự báo rủi ro chƣa hiệu quả, chưa có tính chính xác cao. Do đó, việc tăng trưởng tín dụng còn thận trọng nên cũng chƣa khai thác hết tiềm năng trên địa bàn của Chi nhánh.
Cán bộ QLKH không cập nhật hoặc thiếu thông tin vì vậy kỹ năng thẩm định của cán bộ QLKH về tình hình tài chính, quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh, tài sản bảo đảm, uy tín và khả năng trả nợ của khách hàng chƣa phản ánh thực chất từ đó dẫn đến việc quyết định cấp tín dụng không hiệu quả và đúng đắn.
- Thứ hai, kết quả thẩm định chƣa mang lại hiệu quả và phản ánh chính xác tình hình khách hàng. Qua những kết quả chi nhánh đã đƣợc thì công tác hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng đối với CNKD đƣợc tiến hành nhưng vẫn còn nhiều bất cập như hạn chế rủi ro tín dụng theo hướng thận trọng, các biện pháp thực hiện chỉ mang tính chất tình thế trong giai đoạn hiện nay nhƣ chi nhánh chỉ thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng có TSBĐ và lựa chọn bảo đảm bằng tài sản đối với CNKD hầu hết là tài sản là bất động sản và lĩnh vực cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc định giá tài sản còn sơ sài, chƣa phát hiện kịp thời các sai phạm về tài sản thế chấp của khách hàng.
Những sai sót do định giá TSBĐ vẫn xảy ra thường xuyên. Hiện nay, việc quyết định cấp tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào giá trị của TSBĐ, do đó việc
đánh giá, thẩm định TSBĐ chƣa sát với giá trị thực của tài sản nên tài sản của khách hàng bị ảnh hưởng lớn đối với khả năng thu hồi các khoản nợ nếu khách hàng mất khả năng thanh toán hoặc xảy ra tổn thất.
- Thứ a, phát huy vai trò và chức năng của Phòng, ban chuyên môn. Tại BIDV đã có Phòng Quản Lý Rủi ro nhƣng việc xử lý nợ có vấn đề chƣa triệt để so với kế hoạch đề ra nên kết quả đạt đƣợc chƣa tốt. Phòng QLRR chƣa phát huy hết chức năng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động tín dụng nên chi nhánh chƣa phát hiện kịp thời các sai phạm về quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng, về đạo đức nghề nghiệp cũng nhƣ những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của chi nhánh. Vì vậy, đòi hỏi lãnh đạo cũng nhƣ tất cả cán bộ nhân viên phải nâng cao trách nhiệm, sáng suốt, công minh cũng nhƣ không ngừng rèn luyện để nâng cao đạo đức nghề nghiệp.
- Thứ tư, chƣa phát hiện kịp thời các sai phạm và thiếu sót của CBQLKH về việc tuân thủ quy trình tín dụng. Về công tác kiểm soát quy trình tín dụng, giám sát sau khi cho vay của cán bộ QLKH chƣa cao, việc kiểm tra sau giải ngân của cán bộ còn mang tính hình thức và đối phó; thực hiện cho đủ với trình tự thủ tục theo quy định của ngân hàng chứ nhiều cán bộ không báo cáo trung thực hoặc đánh giá hết các tình hình khách hàng rủi ro trong giai đoạn này. Nếu việc kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân đƣợc thực hiện nghiêm túc, trung thực thì CB QLKH có thể nhận thấy đƣợc dễ dàng việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không, các nguồn thu của khách hàng ra sao, phát hiện sớm các rủi ro trong trong sản xuất kinh doanh, ngăn chặn kịp thời các hành vi làm trái pháp luật, tẩu tán TSBĐ của khách hàng… từ đó việc thu hồi nợ sẽ thực hiện dễ dàng hơn, đồng thời NH sẽ có những giải pháp kịp thời để hỗ trợ khách hàng tháo gỡ khó khăn, kiểm soát các rủi ro và tổn thất tín dụng trong tương lai.
- Thứ năm, về trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ làm công tác tín dụng. Năng suất lao động CBQL khách hàng chƣa cao, một số CBQL khách
hàng nắm bắt chƣa vững quy trình nghiệp vụ hoặc chƣa tuân thủ triệt để quy trình cấp tín dụng; nhiều khoản tín dụng đƣợc phê duyệt một cách vội vàng chạy theo yêu cầu của khách hàng và thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên mà không đi vào thẩm định và phân tích tình hình khách hàng một cách cẩn thận và khách quan. CBQLKH của chi nhánh còn non trẻ, chƣa có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tín dụng, kinh nghiệm thực tiễn và bản lĩnh nghề nghiệp; việc cấp tín dụng còn mang tính cảm tính, quá trình thu thập phân tích và xử lý thông tin thiếu chính xác và không đầy đủ. Vì vậy, trình độ cán bộ QLKH chưa đủ kinh nghiệm cũng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của việc xử lý có vấn đề hoặc nợ xấu khi xảy ra. Số lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng còn mỏng chƣa đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Thứ sáu, việc đa dang hóa danh mục cho vay tại BIDV chi nhánh Ban Mê còn chƣa hiệu quả và hạn chế là do đặc điểm nền kinh tế trên địa bàn chủ yếu tập trung vào sản xuất và kinh doanh trong lĩnh nông nghiệp là chủ yếu.
Ngoài ra, Chi nhánh còn có một số hạn chế trong kiểm soát RRTD nhƣ:
hạn chế về thông tin trong việc ra quyết định cấp tín dụng và xử lý nợ xấu, để có đƣợc một quyết định cấp tín dụng đúng đắn, thì cần phải có đầy đủ thông tin và thông tin đó phải đảm bảo chất lƣợng. Chi nhánh vẫn phát sinh việc quyết định cấp tín dụng mà các thông tin nhận đƣợc còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. Mặt khác, khi khách hàng vay vốn và gặp khó khăn để xảy ra nợ quá hạn và nợ xấu thì cán bộ mới phát hiện và cập nhật thông tin khách hàng sau.
Chi nhánh chƣa triển khai triệt để việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tiền vay theo quy định hoặc mức mua bảo hiểm còn thấp so với khoản vay đã giải ngân cho khách hàng.
Việc phân loại nợ khách hàng CNKD tại chi nhánh vẫn còn một số khách hàng chƣa đúng với bản chất và tuổi nợ của khách hàng.
Chưa có hệ thống lưu trữ và cập nhật thông tin khách hàng nội bộ theo
thời gian để các phòng QLKH khai thác và sử dụng cho việc cấp tín dụng.
b. Nguyên nhân hạn chế trong kiểm soát rủi ro tín dụng - Nguyên nhân bên ngoài:
+ Môi trường thông tin tại Việt nam chưa minh bạch: Để có được một quyết định cấp tín dụng đúng đắn và hiệu quả thì cần phải có đầy đủ thông tin và thông tin đó phải đảm bảo chất lƣợng. Thế nhƣng, vì nhiều lý do khác nhau, tại BIDV Ban Mê, trong hoạt động tín dụng đã tồn tại tình trạng quyết định cấp tín dụng có đƣợc các thông tin rất hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Thông tin cần cho việc ra quyết định cấp tín dụng và thu hồi nợ là các thông tin vĩ mô, vi mô, về cơ chế chính sách của nhà nước, về tình hình đầu tư trong và ngoài nước, về quan hệ tín dụng của khách hàng, về tình hình tài chính, thông tin cảnh báo về ngành nghề/lĩnh vực đầu tƣ, danh mục đầu tƣ, các chỉ số ngành, các hạn chế cấp tín dụng…
Nhƣng nguồn thông tin mà cán bộ QLKH khai thác đƣợc chỉ là thông tin chính thức hoặc không chính thức từ khách hàng cung cấp, đối tác của khách hàng, đối thủ cạnh tranh.... Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN đã đáp ứng đƣợc một phần nguồn thông tin về tín dụng của khách hàng. Tuy nhiên, nguồn thông tin cung cấp còn khá đơn giản, chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu mà ngân hàng thực sự cần có trong cho vay đối với CNKD đã làn cho việc ra quyết định cấp tín dụng tại mọi cấp, mọi khâu trong hoạt động tín dụng với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến các thất bại/tổn thất tín dụng, mà việc khắc phục hậu quả mất thời gian, nhân lực và các chi phí.
+ Môi trường kinh tế không ổn định: nền kinh tế của Việt nam trong giai đoạn hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lạm phát, chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Thế giới; chính sách điều hành lãi suất của Nhà nước chưa ổn định... Những biến động trên đã tác động và ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn làm cho nền kinh tế phát triển chậm, tiêu dùng giảm, do đó làm cho CNKD bị giảm
hiệu quả kinh doanh, kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán dẫn đến khả năng trả nợ ngân hàng cũng bị chậm trễ, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng nợ xấu trong thời gian quan tại chi nhánh.
+ Môi trường pháp lý : các ngân hàng hiện nay hoạt động trong điều kiện hệ thống pháp lý nước ta vừa thiếu ổn định và chưa hoàn thiện, nhiều quy định và văn bản lại không rõ ràng hoặc có luật nhưng chưa có văn bản dưới luật để hướng dẫn thực hiện. Các văn bản, chế độ tín dụng được sửa đổi, bổ sung thường xuyên theo chủ trương chính sách của Nhà nước nhưng để áp dụng trong điều kiện thực tế còn nhiều bất cập và chƣa phù hợp là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác kiểm soát RRTD.
Tài sản đảm bảo đƣợc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh là cơ sở cho việc quyết định cấp tín. Thực tê cho thấy còn nhiều vướng mắc trong quá trình xử lý tài sản, vì vậy dễ kéo dài tình trạng nợ xấu của ngân hàng.
- Nguyên nhân từ phía khách hàng:
+ Khả năng quản lý kinh doanh của CNKD: năng lực quản lý và trình độ điều hành hoạt động còn hạn chế. Do đặc điểm của CNKD và đặc thù khách hàng của chi nhánh hầu hết là nông dân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nên trong quá trình thực hiện dự án sản xuất kinh doanh nếu xảy ra rủi ro thì khả năng xử lý vấn đề còn thấp, khả năng nắm bắt các thông tin để phục vụ cho công việc còn chậm trễ và hạn chế. Mặt khác, khi CNKD mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì thường chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất, hàng hóa nhưng không đổi mới cách thức, phương thức quản lý hoặc nâng cao trình độ cho phù hợp với quy mô lớn. Vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho việc kiểm soát RRTD trong cho vay CNKD tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn.
+ Khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích và không có thiện chí trả nợ: các khách hàng vay vốn là CNKD khi đi vay đều có phương án kinh doanh cụ thể và có tính khả thi nhƣng sau khi vay không ít khách hàng
sử dụng vốn vay sai mục đích. Khách hàng vay thời hạn ngắn hạn nhƣng là đầu tƣ một phần vốn vay trung dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh làm cho vốn ngắn hạn bị thiếu hụt khi đến kỳ hạn trả nợ. Mặt khác, cán bộ QLKH xác định thời hạn trả nợ không phù hợp với thời gian khấu hao tài sản đối với cho vay dự án nên khách hàng sử dụng vốn lưu động để trả nợ vay trung dài hạn. Ngoài ra, có những trường hợp khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi nhuận và rất hiệu quả khi sử dụng vốn vay nhƣng đến kỳ hạn trả nợ vẫn cố tình chây ỳ trả chậm, không chịu trả nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn Ngân hàng.
- Nguyên nhân bên trong:
+ Lực lƣợng cán bộ QLKH còn mỏng và thiếu so với yêu cầu thực tế. Do đó, việc quản lý và giám sát nợ vay chƣa đƣợc chặt chẽ và sát sao. Cán bộ bị áp lực cao trong chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đƣợc giao nên việc cho vay chƣa đƣợc sàn lọc khách hàng mà còn chạy theo số lƣợng và thành tích làm cho chất lƣợng tín dụng không hiệu quả.
+ Trình độ năng lực chuyên môn của một số cán bộ QLKH còn chƣa giỏi và chuyên sâu, kiến thực xã hội còn hạn hẹp; chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về công tác thẩm định khách hàng mà việc cấp tín dụng còn mang tính chủ quan là dựa vào TSBĐ mà không thẩm định kỹ về năng lực tài chính và không thực hiện đúng một số nội dụng của quy định về cấp tín dụng. Một số cán bộ khi đưa ra quyết định cấp tín dụng thường quan tâm đến tài sản thế chấp của khách hàng thay vì đánh giá tính khả thi của phương án kinh doanh, cán bộ chỉ quan tâm đến việc thẩm định tài sản đảm bảo và coi đây là giải pháp an toàn cho việc cấp tín dụng. Từ đó, việc định giá tài sản bảo đảm theo giá thị trường cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường bất động sản biến động bất thường và tính thanh khoản thấp của tài sản sẽ ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ khi xảy ra nợ xấu.
Hoặc trong việc thực hiện quy trình cho vay cán bộ đánh giá rủi ro khoản vay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, suy nghĩ chủ quan của cán bộ và tin tưởng
hoàn toàn vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp mà không tự khai thác, chứng minh bản chất của luồng thông tin bên ngoài, do đó chƣa phản ánh đúng tình hình khách hàng để có quyết định tín dụng đúng đắn.
+ Thẩm định và cho vay sai mục đích với nhƣ cầu vay vốn: có những khoản vay khi khách hàng vay với mục đích vay khác với phương án đề nghị vay vốn tại hồ sơ tín dụng nhƣng để đáp ứng lợi ích theo yêu cầu của khách hàng hoặc tính cạnh tranh trong việc cấp tín dụng với một số ngân hàng khác thì cán bộ quản lý khách hàng phải xử lý hồ sơ tín dụng vào những gói tín dụng đang có chính sách hỗ trợ hoặc cạnh tranh. Vì vậy, cán bộ sẽ không kiểm soát hoặc kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng nên sẽ xảy ra rủi ro tín dụng trong việc sử dụng vốn sai mục đích.
Với chính sách tín dụng không đa dạng và cho vay sai mục đích theo hồ sơ vay vốn thì chưa giải quyết được bài toán yêu cầu tăng trưởng tín dụng mà vẫn hạn chế rủi ro tín dụng.
+ Năng lực quản trị rủi ro tín dụng: BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng nhƣng hiện nay chi nhánh vẫn chƣa áp dụng xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng cá nhân và CNKD. Các thông tin về khách hàng CNKD chƣa đƣợc thu thập, cập nhật đầy đủ và kịp thời để phục vụ cho việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xếp hạng tín dụng nội bộ.
+ Công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi cho vay tại Chi nhánh của CB QLKH còn chƣa chặt chẽ và kịp thời.
Do khối lƣợng công việc nhiều, địa bàn cho vay lại rộng, số lƣợng khách hàng nhỏ lẻ nên cán bộ ít có thời gian đi kiểm tra thực tế khách hàng theo định kỳ do đó không phát hiện sớm những khó khăn và rủi ro của khách hàng để ứng phó kịp thời. Ngoài ra, thường thì một số khách hàng vay CNKD với mục đích kinh doanh thương mại nhưng do khách hàng ở những khu vực nông thôn hoặc địa bàn xã nên việc thanh toán tiền hàng hóa khách hàng
không sử dụng phương thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng mà thanh toán bằng tiền mặt nên ngân hàng cũng khó kiểm soát hết dòng tiền của khách hàng, do đó cũng không thể giám sát hết tình hình sử dụng vốn của khách hàng.
Việc kiểm tra của CB QLKH đôi khi còn mang tính hình thức, đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra sử dụng vốn cho khách hàng ký mà thực tế lại không đi kiểm tra nên dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và gây ra thất thoát vốn của Ngân hàng.
Nhằm ngăn ngừa và phát hiện rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, giảm thiểu hóa các thất bại/tổn thất tín dụng, một yêu cầu quan trọng là ngày càng phải nâng cao các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng và nâng cao chất lƣợng nợ vay.
Nhƣng thực trạng hoạt động tín dụng vẫn thể hiện việc Chi nhánh chạy theo việc tăng trưởng tín dụng mà coi nhẹ và thiếu chủ động trong việc quản lý chất lượng tín dụng. Khi các khoản nợ xấu phát sinh, mới quay lại tìm biện pháp để quản lý nợ vay chặt chẽ hơn.
+ Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chƣa mang lại hiệu quả cao nên chƣa phát hiện sớm những dấu hiệu rủi ro và chƣa phản ánh hết thực trạng tín dụng tại thời điểm kiểm tra. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ thường thì khi phát hiện những sai sót chỉ mang tính nhắc nhở, những chế tài áp dụng đối với việc kiểm tra giám sát chƣa cao; có những khoản vay tại Chi nhánh chỉ đến khi Đoàn kiểm tra kiểm soát nội bộ của Trung ƣơng kiểm tra mới phát hiện những thiếu xót và sai phạm trong việc cho vay của cán bộ, của chi nhánh.
Tóm lại, qua phân tích nguyên nhân hạn chế công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay CNKD tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Ban Mê cho thấy: để đảm bảo hoạt động tín dụng của NH an toàn, phát triển bền vững và hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh ngày càng