CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN
1.2.3. Nội dung kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh của
a. Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh
Né tránh đƣợc hiểu là tránh xa đối tƣợng hay không đối diện với đối tƣợng nên né tránh RRTD cũng đƣợc hiểu là không đối diện với RRTD.
Trong hoạt động kiểm soát RRTD, né tránh RRTD là một công cụ kiểm soát RRTD. Né tránh RRTD là việc né tránh trước khi rủi ro xảy ra một cách chủ động, né tránh những đối tƣợng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất do khách hàng vay vốn không trả nợ đúng hạn nhƣ đã cam kết. Quyết định né tránh RRTD là quyết định có ý thức của các nhà quản trị rủi ro ngân hàng. Ngân hàng có thể quyết định không cung cấp bất kỳ khoản vay hoặc tài trợ cho một số lĩnh vực cụ thể mà ngân hàng xét thấy rủi ro cao để né tránh nguy cơ RRTD có thể xảy ra.
Né tránh RRTD ở đây có nghĩa là không đối diện với RRTD bằng nhiều hình thức nhƣ quyết định từ chối cho vay hoặc đƣa ra các quyết định loại bỏ RRTD để ngân hàng không còn đối diện với nó trong cho vay. Trong giai đoạn trước khi cho vay, sau khi nhận diện, đo lường RRTD, ngân hàng đánh giá từng đối tƣợng khách hàng theo những mức độ rủi ro cụ thể, từ chối ngay từ đầu cấp tín dụng đối với những khách hàng đã thấy rõ có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay là biện pháp tốt nhất để né tránh rủi ro.
Né tránh RRTD là cách tiếp cận hiệu quả của quản trị RRTD. Bằng cách né tránh RRTD, ngân hàng biết rằng sẽ không gánh chịu những tổn thất tiềm ẩn
và bất định mà RRTD gây ra. Đây là quyết định được đánh giá là tương đối dễ dàng, đơn giản, triệt để và chi phí thấp nhƣng có một số hạn chế sau:
- Hoạt động cho vay của ngân hàng luôn đối diện với nguy cơ tổn thất do RRTD gây ra nên rất khó né tránh hoàn toàn được RRTD mà thường chỉ né tránh một phần ở một mức độ nào đó.
- Rủi ro tồn tại trong mọi hoạt động của ngân hàng nên né tránh RRTD có thể dẫn đến phải đối diện với rủi ro khác trong hoạt động của ngân hàng.
Để công tác né tránh RRTD được thực hiện có hiệu quả, ngân hàng thường sử dụng các biện pháp sau:
- Từ chối cho vay: Ngân hàng từ chối cho vay đối với khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, không đạt đƣợc các tiêu chuẩn cho vay. Đây là biện pháp né tránh hoàn toàn RRTD đảm bảo cho ngân hàng không đối diện với RRTD có nguy cơ tổn thất cao. Để chọn đúng khách hàng vay vốn tốt và có cơ sở từ chối khách hàng yếu kém, dễ dẫn đến tổn thất, ngân hàng tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn sàng lọc khách hàng với những tiêu chí cụ thể nhằm thống nhất công tác thực hiện sàng lọc khách hàng. Tùy thuộc vào mức độ chấp nhận rủi ro mà mỗi ngân hàng đƣa ra qui định về nội dung tiêu chuẩn sàng lọc khách hành vay vốn khác nhau. Tuy nhiên, nếu ngân hàng đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ, hoạt động kinh doanh có lãi, có tình hình tài chính ổn định, có phương án kinh doanh, dự án đầu tư khả thi, hiệu quả thì sẽ chấp nhận cho vay. Ngƣợc lại, ngân hàng nên sử dụng biện pháp né tránh RRTD nếu khách hàng không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn nhƣ trên.
- Yêu cầu khách hàng có biện pháp nh m iến đổi RRTD về mức chấp nhận để cho vay: Đối với những khoản cho vay có RRTD cao nhƣng có khả năng biến đổi và đƣa RRTD về mức chấp nhận đƣợc để cho vay, ngân hàng gợi ý cho khách hàng các biện pháp bổ sung nhƣ thuê chuyên gia quản lý, thuê kiểm toán báo cáo tài chính, thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ…. nhằm
đưa RRTD về mức chấp nhận để cho vay và đây là biện pháp thường thực hiện trước khi quyết định cho vay.
- Áp dụng giới hạn tín dụng trên một khách hàng: Mục đích của xác định giới hạn tín dụng:
Là xác định nhu cầu vốn cần thiết trong kỳ của người đi vay, giúp cho họ có kế hoạch quản lý và sử dụng vốn hiệu quả trong giới hạn vốn tín dụng đƣợc cung cấp;
Là xác định giới hạn cao nhất mà ngân hàng chấp nhận RRTD trên cơ sở kết quả thẩm định, xếp hạng tín dụng nội bộ cho một khách hàng vay. Vì thế, giới hạn tín dụng vừa giúp khách hàng vay sử dụng hiệu quả vốn vay ngân hàng vừa giúp cho ngân hàng giới hạn khả năng chịu đựng RRTD.
- Áp dụng giới hạn tỷ lệ dư nợ đối với những lĩnh vực, ngành có RRTD cao trên tổng dư nợ: Xác định giới hạn tín dụng đối với những lĩnh vực cho vay có nguy cơ rủi ro cao nhƣ bất động sản, đầu tƣ chứng khoán là cần thiết để giới hạn RRTD xảy ra đối với lĩnh vực có mức độ RRTD cao. Ngân hàng thực hiện giới hạn tỷ lệ dƣ nợ cho vay đối với lĩnh vực có mức độ RRTD cao trên tổng dƣ nợ nhằm không tập trung dƣ nợ vay vào các lĩnh vực có RRTD cao. Đồng thời khuyến khích cho vay các lĩnh vực có mức độ RRTD thấp nhƣ cho vay lĩnh vực thương mại, sản xuất công nghiệp, cho vay xuất khẩu.... Đây là biện pháp né tránh một phần RRTD nhằm giới hạn RRTD trong mức cho phép.
b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh Bên cạnh biện né tránh hoàn toàn RRTD, ngân hàng lập ra các hoạt động ngăn ngừa RRTD không để nó xảy ra. Ngăn ngừa đƣợc hiểu là các hoạt động nhằm loại bỏ những nguyên nhân, ngăn cản một việc ngoài ý muốn có khả năng xảy ra nhằm giảm thiểu tổn thất do sự việc đó xảy ra. Đối với những khoản vay mà ngân hàng xác định có yếu tố rủi ro nhƣng có thể khắc phục đƣợc thì ngân hàng xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc kiểm tra
việc sử dụng vốn vay nhằm không để dẫn đến rủi ro. Các hoạt động này đƣợc tiến hành trước khi RRTD xảy ra căn cứ vào kết quả nhận dạng và đánh giá RRTD. Bên cạnh đó hoạt động này thường được thực hiện trong và sau khi cho vay. Các biện pháp ngăn ngừa RRTD trong cho vay bao gồm:
- Sử dụng biện pháp bảo đảm tiền vay: tài sản đảm bảo là những tài sản thuộc sở hữu của khách hàng vay dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các khoản phí liên quan cho ngân hàng theo các cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tài sản đảm bảo giúp ngân hàng nắm đƣợc thế chủ động trong kiểm soát vốn vay. Nó vừa là biện pháp hạn chế RRTD vừa là biện pháp giảm thiểu tổn thất. Khi thế chấp tài sản, khách hàng vay có trách nhiệm trong việc trả nợ vay đúng nhƣ đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo vốn vay trên dƣ nợ vay tùy thuộc vào mức độ RRTD mà ngân hàng đánh giá đối với từng khách hàng trong từng thời kỳ. Ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo khi họ bị xuống hạng hoặc tài sản đảm bảo bị giảm giá. Để biện pháp này đƣợc thực hiện có hiệu quả, ngân hàng phải thực hiện tốt các vấn đề nhƣ: định giá tài sản đúng giá thị trường; chọn lọc tài sản đảm bảo có tính thanh khoản; định kỳ phải kiểm tra tài sản đảm bảo để đảm bảo tài sản không bị mất mát, hƣ hại giảm giá trị; phải có điều khoản thỏa đồng tín dụng.
- Yêu cầu khách hàng cá nhân vay vốn kinh thuận với khách hàng về các trường hợp bổ sung tài sản đảm bảo trong hợp doanh phải có vốn tự có tham gia vào phương án SXKD, dự án đầu tư: Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng có vốn tự có tham gia vào phương án SXKD hoặc dự án. Đây là biện pháp nhằm tăng trách nhiệm sử dụng vốn vay của khách hàng. Mức độ vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án SXKD hoặc dự án đầu tư phụ thuộc vào mức độ RRTD mà ngân hàng đánh giá và mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Để biện pháp đƣợc thực hiện tốt biện pháp nay, ngân hàng nên yêu cầu vốn tự có của khách hàng phải đƣợc giải ngân
trước hoặc song song với vốn vay và phải được thể hiện trong hợp đồng tín dụng.
- Công tác tổ chức cho vay: Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát RRTD trong cho vay, công tác tổ chức cho vay của ngân hàng cần phải:
+ Tách bạch 3 bộ phận đề xuất tín dụng, thẩm định rủi ro và tác nghiệp thành 3 bộ phận riêng biệt. Sự độc lập giữa đề xuất tín dụng và thẩm định rủi ro giúp cho quá trình phê duyệt đƣợc khách quan hơn, hạn chế ý chí chủ quan trong phê duyệt, hạn chế gian lận trong quá trình giải ngân, hồ sơ giả hoặc ngăn ngừa RRTD do đạo đức cán bộ làm công tác tín dụng xuống cấp, gây tổn thất.
+ Bên cạnh đó, thực hiện phân cấp mức phán quyết cho vay theo mức độ RRTD nhằm đảm bảo quyết định cho vay của ngân hàng đƣợc xem xét thận trọng tương ứng với mức độ RRTD và trình độ của cán bộ.
+ Ngoài ra, xây dựng qui trình cho vay đối với từng sản phẩm cho vay tương ứng để hạn chế được RRTD bởi mỗi một sản phẩm cho vay đều có mức 30 độ RRTD khác nhau, có đặc điểm riêng.
+ Cuối cùng, thường xuyên thực hiện giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm không để xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro nhƣ: sử dụng vốn sai mục đích, việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng, giám sát dòng tiền.
- Sử dụng các biện pháp tài chính: Để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, ngân hàng cần phải thỏa thuận với khách hàng các điều kiện vay vốn trước khi giải ngân như lãi suất, lãi quá hạn, phí gia hạn, phí cơ cấu lại thời hạn. Đây là biện pháp tác động vào khách hàng, yêu cầu khách hàng phải sử dụng vốn vay có hiệu quả, nếu không thì khách hàng sẽ bị mất đi một khoản chi phí.
- Thu nợ trước hạn: Đây là biện pháp ngân hàng thu hồi nợ vay trước ngày đến hạn đã quy định trong hợp đồng tín dụng do khách hàng không thực
hiện đúng các điều kiện trong hợp đồng tín dụng. Nguồn thu nợ là nguồn vốn tự có, tiền bán hàng của khách hàng. Để biện pháp này đƣợc thực hiện tốt, ngân hàng phải thỏa thuận các trường hợp thu nợ trước hạn trong các hợp đồng tín dụng.
c. Giảm thiểu tổn thất rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh
Né tránh và ngăn ngừa RRTD là những biện pháp can thiệp vào xác suất xảy ra RRTD trong cho vay. Tuy nhiên, có những RRTD mà ngân hàng không thể ngăn ngừa hoặc chỉ ngăn ngừa một phần. Để bổ sung vào các biện pháp kiểm soát RRTD, ngân hàng sử dụng biện pháp giảm thiểu tổn thất.
Giảm thiểu tổn thất trong cho vay là biện pháp của ngân hàng thực hiện trước khi RRTD xảy ra. Biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào các RRTD trong cho vay bằng cách làm giảm bớt giá trị hƣ hại khi tổn thất xảy ra. Hoạt động này thì đƣợc thực hiện sau khi RRTD xảy ra gây ra tổn thất, thiệt hại cho ngân hàng. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất thường sử dụng trong cho vay bao gồm:
- Trích lập quỹ dự phòng RRTD đối với các khoản cho vay cá nhân kinh doanh: Khi đã chấp nhận rủi ro thì ngân hàng phải dự trù về nguồn tài chính để khi rủi ro xảy ra thì sẽ khắc phục đƣợc kịp thời nhằm bù đắp những tổn thất mất mát. Khi cho vay, việc cho vay của ngân hàng đƣợc chính thức ghi nhận trên sổ sách kế toán và đồng thời là thời điểm ngân hàng phải luôn đối diện với RRTD do vậy cần phải thực hiện trích dự phòng rủi ro. Trích dự phòng RRTD là phương pháp mà ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ghi nhận ban đầu của khoản vay. Quỹ dự phòng rủi ro bao gồm:
+ Dự phòng cụ thể là khoản dự phòng cho những RRTD mà ngân hàng nhìn thấy đƣợc của từng khoản vay và đƣợc ngân hàng phân loại theo từng nhóm khác nhau. Vì thế, mức trích dự phòng rủi ro cụ thể là mức độ tổn thất
tín dụng do vậy nó phục thuộc vào: (i) Mức độ rủi ro của từng khoản vay; (ii) Giá trị tài sản đảm bảo.
+ Dự phòng chung là khoản dự phòng cho những RRTD mà ngân hàng không nhìn thấy đƣợc của từng khoản vay và không đƣợc ngân hàng phân loại vào nhóm khác nhau. Mức trích dự phòng chung không phụ thuộc vào tài sản đảm bảo, mức độ rủi ro của khoản vay mà tất cả các khoản vay đều áp dụng một mức giống nhau. Đối với những khoản vay mà đã trích lập dự phòng cụ thể là 100% thì không cần phải trích lập quỹ dự phòng chung.
- Sử dụng lãi suất cho vay tương ứng với mức độ RRTD của từng khoản cho vay cá nhân kinh doanh: Lãi suất cho vay tùy thuộc vào mức RRTD tương ứng nhằm giúp ngân hàng đảm bảo có khoản thu nhập bù đắp RRTD.
Khách hàng vay vốn có xếp hạng tín dụng nội bộ cao sẽ có lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng vay vốn có mức định hạng thấp hơn. Việc áp dụng lãi suất vay vốn theo mức độ RRTD, tạo động lực cho khách hàng luôn phải phấn đấu nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý để đƣợc ngân hàng nâng hạng tín dụng của mình.
- Giảm dần dư nợ cho vay cá nhân kinh doanh: Trong quá trình nhận diện, đánh giá RRTD trong cho vay đối với khách hàng, ngân hàng nhận thấy tình hình tài chính của khách hàng vay vốn giảm sút chẳng hạn nhƣ kinh doanh thua lỗ và khách hàng vay vốn có nguy cơ bị xuống hạng, tùy vào mức độ mà ngân hàng sẽ hạn chế cho vay và rút dần dư nợ vay. Trong trường hợp này, ngân hàng chỉ áp dụng phương thức cho vay theo từng lần cụ thể nếu thẩm định có hiệu quả, có khả năng thu hồi gốc, lãi vay và có khả năng cải thiện đƣợc tình hình tài chính. Để biện pháp này có tính khả thi, ngân hàng phải có các thỏa thuận trước các trường hợp giảm dần dư nợ vay trong các hợp đồng tín dụng khi ký kết với khách hàng.
d. Chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh Chuyển giao RRTD là việc chuyển giao RRTD cho nhiều thực thể gánh chịu, thông qua việc chuyển giao toàn bộ tài sản và hoạt động có RRTD đến một người hay một nhóm người khác hoặc cả hai. Trong hoạt động kiểm soát RRTD của ngân hàng, chuyển giao RRTD được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Thực hiện mua bảo hiểm cho các khoản cho vay cá nhân kinh doanh:
Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho các tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài sản đảm bảo vốn vay khi xét thấy những tài sản có thể bị tổn thất nhƣ hao hụt, mất mát, bị giảm giá trị, hƣ hỏng do thiên tai, hỏa hoạn. Các tài sản mà ngân hàng thường yêu cầu là các hàng hóa dễ cháy như 33 xăng dầu, các tài sản chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai như công trình xây dựng... Việc mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay là biện pháp nhằm đảm bảo cho nguồn trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, đối với các khoản cho vay tín chấp hoặc người thứ ba đứng ra bảo lãnh, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ với điều khoản trả nợ thay cho khách hàng khi họ không may bị chết.
- Yêu cầu có thêm sự bảo lãnh của bên thứ ba: Trong hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, để tạo ra thêm cá nhân, tổ chức gánh chịu trách nhiệm trả nợ vay ngoài khách hàng vay vốn, ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn phải có bảo lãnh của bên thứ ba. Bên thứ ba dùng tài sản của mình để cam kết trả nợ thay cho khách hàng nếu khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc bảo lãnh từ một ngân hàng có uy tín đối với các khoản thanh toán, ứng trước, thực hiện hợp đồng cho các đối tác của khách hàng để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn, khả năng thực hiện các cam kết đã ký kết của các đối tác này.