Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 65 - 80)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG

2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BAN MÊ

2.2.3. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh

a. Các giải pháp né tránh RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh của BIDV chi nhánh Ban Mê

Trong thời gian qua, Chi nhánh không ngừng mở rộng hoạt động cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, chi nhánh cũng rất chú trọng đến vấn đề kiểm soát RRTD, một trong những giải pháp mà chi nhánh chú trọng là né tránh rủi ro, cụ thể qua những viện pháp sau:

- Từ chối cho vay: Chi nhánh từ chối cho vay đối với khách hàng không đủ điều kiện vay vốn, không đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn cho vay, đặc biệt là những khách hàng mới và dự án vay thuộc các lĩnh vực khác nông nghiệp. Để làm tốt điều này, Chi nhánh đã xây dựng tiêu chí riêng đối với hoạt động cho vay của từng nhóm khách hàng, và việc thẩm định dự án sẽ dựa trên những tiêu chí đã xây dựng từ trước để mang lại kết quả khả thi hơn, các tiêu chí mà Chi nhánh thường căn cứ để đánh giá tính khả thi của dự án là: Khả năng thanh toán nợ; hiệu quả kinh doanh có lãi và tình hình tài chính ổn định. Đối với khách hàng không đạt tiêu chuẩn này, chi nhánh sẽ từ chối cho vay.

Cách chấm điểm xếp hạng tín dụng chia thành 10 thang điểm AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Trong đó từ D đến BBB đƣợc xếp vào những khách hàng có nợ xấu và chắc chắn bị từ chối cho vay. Các khách hàng thuộc BBB, BB, B là những khách hàng có điểm xếp hạng cần phải chú ý.

Thông thường khách hàng thuộc BBB sẽ được ngân hàng cho vay nhưng có tài sản đảm bảo cao và theo dõi chặt chẽ. Còn nhóm BB và B để tránh rủi ro ngân hàng thường từ chối cho vay và theo dõi quá trình cải thiện hồ sơ của khách hàng.Tuy cách thức xếp hạng khách hàng hiện nay chƣa hỗ trợ và phát

huy đầy đủ cho hoạt động kiểm soát RRTD nhƣng cũng góp phần đáng kể cho Chi nhánh trong việc lựa chọn khách hàng và ra quyết định tín dụng. Sau đó Chi nhánh thực hiện sàng lọc đối tƣợng khách hàng không đủ tiêu chuẩn để từ chối cho vay. Công tác lựa chọn khách hàng cũng đƣợc chi nhánh chú trọng rất kĩ. Cho đến thời điểm 31/12/2018 thì số lƣợng khách hàng, dƣ nợ cho vay của BIDV-Chi nhánh Ban Mê tập trung chủ yếu vào nhóm khách hàng hạng AAA, AA và A.

- Yêu cầu khách hàng có biện pháp nhằm biến đổi RRTD về mức chấp nhận để cho vay: Thông thường đối với biện pháp này thì thường ngân hàng áp dụng đối với những khoản cho vay có RRTD cao nhƣng có khả năng biến đổi và đƣa RRTD về mức chấp nhận đƣợc để cho vay nhằm hạn chế RRTD. Dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ để xác định đƣợc khả năng giảm rủi ro tính dụng về mức chấp nhân đƣợc của khách hàng. Lựa chọn cơ hội cho vay qua kết quả thẩm định và tái thẩm định tín dụng với các thông tin nhƣ:

- Kiểm tra thông tin CIC của khách hàng để xác định khách hàng không có lịch sử nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro ở NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam và các TCTD khác tại thời điểm thẩm định cho vay.

- Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người vay và người ủy quyền;

- Đánh giá mục đích vay có hợp pháp không, đảm bảo mục đích nằm ngoài danh mục những ngành nghề cấm kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

- Phân tích, đánh giá tính khả thi phương án sử dụng vốn như thẩm định Dự án/Phương án hoạt động kinh doanh, các rủi ro có thể xảy ra, vốn tham gia vào phương án, khả năng trả nợ của khách hàng. Từ kết quả đánh giá tình trạng hồ sơ của khách hàng, CBTD lọc ra những điểm đã đạt đƣợc yêu cầu cho vay vốn, những điểm chƣa đạt đƣợc yêu cầu cho vay vốn và thông báo

với khách hàng CNKD, để hướng dẫn và yêu cầu họ cải tiến, thay đổi những điểm hạn chế đó để đạt đƣợc những yêu cầu cho vay vốn.

b. Các giải pháp ngăn ngừa rủi ro RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh của BIDV chi nhánh Ban Mê

Để giảm thiểu RRTD trong vay CNKD thì ngân hàng thường quan tâm đến các biện pháp ngăn ngừa trước khi xử lý rủi ro đã xảy ra, các biện pháp đƣợc áp dụng nhƣ sau:

- Biện pháp đảm bảo tiền vay: Chi nhánh cho vay với các món vay phải đảm bảo 100% tài sản. Tài sản bảo đảm gồm: đất đai, nhà xưởng, phương tiện vận tải, phương tiện thi công, máy móc thiết bị, tài sản hình thành từ vốn vay và quyền đòi nợ của chính CNKD vay vốn hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Hạn chế nhận tài sản của bên ngoài nhằm hạn chế tranh chấp và khó khăn phát sinh khi giải quyết sau này. Nhìn chung, công tác thẩm định tài sản bảo đảm tại Chi nhánh là hiệu quả và an toàn, chưa có trường hợp nào khi xử lý tài sản mà thu không đủ nợ gốc và lãi.

Nội dung thẩm định tài sản bảo đảm nhƣ sau:

- Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm: CBTD đi kiểm tra thực tế tài sản mà CNKD đƣa vào thế chấp vay vốn để xác minh đặc điểm cũng nhƣ hiện trạng tài sản.

- Phân tích, thẩm định, định giá tài sản bảo đảm tiền vay: Dựa vào thẩm định thực tế, tham khảo giá cả thị trường, giá trị còn lại trên sổ sách, tham khảo giá nhà nước… Các tài sản mà pháp luật có quy định phải mua bảo hiểm, Chi nhánh yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm trước khi nhận làm tài sản bảo đảm tiền vay. Việc định giá tài sản tại chi nhánh chủ yếu là do CBTD thực hiện, chƣa có bộ phận thẩm định giá độc lập.

- Kiểm tra sau tài sản bảo đảm: Đối với tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, nhà xưởng... Cán bộ QLKH thường xuyên kiểm tra tài sản thực tế để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý các tình huống nhƣ mất mát, hƣ

hỏng, giảm giá trị, có chuyển đổi người sở hữu, người sử dụng, bảo quản, bảo hiểm tài sản đến hạn; mục đích sử dụng có đúng không? Tình hình khai thác công năng, hoa lợi? Những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác sử dụng, bảo quản tài sản. Sau khi kiềm tra tài sản bảo đảm nợ vay, cán bộ QLKH phải có biên bản định giá lại tài sản và đƣa ra đề xuất biện pháp xử lý, đặc biệt là trong trường hợp tài sản thế chấp bị giảm giá trị không đủ bảo đảm cho nợ vay theo quy định, cán bộ QLKH phải đề xuất yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản hoặc giảm dƣ nợ vay xuống cho phù hợp. Tại Chi nhánh, việc đánh giá lại tài sản bảo đảm thường được thực hiện theo định kỳ hàng năm, có thể nói thời gian định giá lại tài sản nhƣ vậy là tương đối, dài nhất là đối với các tài sản có độ hao mòn lớn, giá trị giảm nhanh như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện thi công, xe cộ…

Hiện tại, theo quy định của NHTMCP ĐT&PT Việt Nam, Chi nhánh đang áp dụng mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo nhƣ sau:

- Tài sản thế chấp: Mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị tài sản đảm bảo đối với tài sản là bất động sản. Tài sản là động sản nhƣ xe cộ thì mức cho vay tối đa 70% giá trị tài sản.

- Tài sản cầm cố:

+ Đối với tài sản cầm cố là giấy tờ có giá: Mức cho vay tối đa bằng số tiền gốc cộng lãi giấy tờ có giá khi đến hạn trừ đi phần lãi cầm cố phải trả.

Các loại tài sản đảm bảo mà Chi nhánh áp dụng với cho vay cá nhân thông thường là:

- Giấy tờ có giá: Bao gồm giấy tờ nhà thông thường, Vườn cây ăn quả, cây công nghiệp, Quyền sử dụng đất xây dựng, BĐS khác.

- Động sản: Bao gồm xe ô tô, xe tải, máy móc thiết bị, và một số phương tiện khác…

Để hạn chế rủi ro, BIDV Ban Mê thường cho vay đối với các món vay có tài sản đảm bảo là bất động sản. Việc ƣu tiên này giúp cho chi nhánh có thể hạn chế tổn thất trong trường hợp không thu hồi được nợ thì chi nhánh sẽ tiến hành xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của khách hàng.

Trong giai đoạn 2016-2018, Chi nhánh xem xét cho vay vốn không có bảo đảm đối với khách hàng đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau: CNKD có mức xếp hạng từ A trở lên, không có nợ xấu vay tại chi nhánh bị chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất, khách hàng có chi lương tại BIDV Ban Mê.

Nhìn chung, việc áp dụng các biện pháp đảm bảo của Chi nhánh trên là hợp lý và phù hợp với bối cảnh cạnh tranh trên địa bàn.

Về định giá tài sản đảm bảo, hiện nay Chi nhánh thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo chủ yếu theo giá trị thị trường và theo giá trị sổ sách và kiểm tra theo định kỳ 12 tháng 1 lần đối với tài sản đảm bảo. Việc định giá theo giá trị thị trường chưa được đồng nhất giữa các cán bộ định giá do nguồn thông tin thu thập từ nguồn rao bán tài sản trên internet rất đa dạng và đây là nguồn thông tin chƣa đáng tin cậy, không phải là giá giao dịch thực tế.

Về số tiền cho vay tối đa trên giá trị tài sản đảm bảo. Cụ thể đối với tài sản đảm bảo là bất động sản cho vay kinh doanh tối đa 80% giá trị tài sản.

Đối với tài sản là động sản nhƣ máy móc thiết bị,... cho vay kinh doanh tối đa 70% giá trị tài sản; đối với tiền gửi, giấy tờ có giá do NHĐT&PT Việt Nam phát hành, cho vay tối đa 100% giá trị tài sản đảm bảo. Xử lý tài sản đảm bảo cũng là một cách để chi nhánh giải quyết các khoản nợ xấu khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Hình thức xử lý là thu hồi tài sản đảm bảo hoặc đƣợc bán đấu giá công khai theo quy định của pháp luật. Đối với các tài sản đã có giá cụ thể trên thị trường thì tài sản được bán với giá thị trường mà không cần qua thủ tục đấu giá và phải báo cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có). Còn trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó đƣợc thực hiện theo

thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận nào hoặc không thỏa thuận đƣợc thì tài sản đƣợc bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu khách hàng cá nhân vay vốn kinh doanh phải có vốn tự có tham gia vào phương án SXKD, dự án đầu tư: Đối với các khoản vay kinh doanh của khách hàng cá nhân, thông thường chi nhánh sẽ yêu cầu khách hàng có vốn tự có tối thiểu là 20% đối với dự án đi vay (các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại…) tùy vào mức độ rủi ro và thời hạn của dự án. Thường thì các dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thì mức yêu cầu thấp hơn (tối thiểu 15%). Để biện pháp này đƣợc thực hiện tốt, ngân hàng nên yêu cầu vốn tự có của khách hàng phải được giải ngân trước hoặc song song với vốn vay và phải đƣợc thể hiện trong hợp đồng tín dụng.

-Công tác tổ chức cho vay:

* Chi nhánh quy định rõ nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận, xây dựng quy trình tín dụng và xây dựng chính sách tín dụng hợp lý đồng thời kiểm tra định kỳ các khoản vay, cụ thể:

+ Cán bộ QLKH của các Phòng KHCN, KHDN và các PGD trực thuộc sẽ thực hiện làm tất cả các công việc trong quy trình tín dụng từ việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định, trình phó giám đốc chi nhánh phê duyệt hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ. Việc cán bộ QLKH phụ trách tất cả các khâu của khoản vay có ƣu điểm là cán bộ có thể năm rõ khách hàng vay vốn, hiểu biết khách hàng của mình một cách chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm chính đối với mỗi khoản cho vay mình phụ trách.

+ Phòng Quản Lý Rủi Ro là một bộ phận độc lập với các phòng kinh doanh, có chức năng kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Phòng có nhiệm vụ:

Đánh giá mức rủi ro qua góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại chi nhánh.

Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định của BIDV để kịp thời phát hiện các sai phạm, đồng thời đƣa ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục.

Định kỳ tiến hành kiểm tra, kiểm soát về hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Nhƣ vậy, phòng kinh doanh và phòng quản lý rủi ro phải phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát RRTD tại chi nhánh.

*Thực hiện đúng việc phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng ở các cấp điều hành tại Chi nhánh và các PGD, việc phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng của chi nhánh đƣợc thực hiện theo quy định của Hôị Sở Chính giao cho chi nhánh trong từng thời kỳ, đối với khách hàng bán lẻ là cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh:

+ Mức thẩm quyền phán quyết tín dụng không qua thẩm định rủi ro (Phòng Quản lý Rủi ro của chi nhánh) thì tổng giới hạn tín dụng đối với một khách hàng là đến 4 tỷ đồng. Thẩm quyền phán quyết tín dụng này là đƣợc phê duyệt bởi lãnh đạo chi nhánh bao gồm Giám đốc chi nhánh hoặc Phó Giám đốc quản lý khách hàng.

+ Mức thẩm quyền phán quyết tín dụng cao nhất đối với hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh: tổng giới hạn tín dụng (bao gồm các khoản cho vay đầu tƣ dự án) đối với một khách hàng là đến 18 tỷ đồng.

Trong trường hợp thông qua thẩm định rủi ro (Phòng quản lý rủi ro của chi nhánh) để trình Giám đốc chi nhánh là trên 4 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng.

Trường hợp trình qua Hội đồng tín dụng cơ sở của chi nhánh là trên 5 tỷ đồng đến 18 tỷ đồng. Tổng hạn mức của một khách hàng mà trên 18 tỷ đồng thì chi nhánh phải trình hồ sơ tín dụng ra hội sở chính là BIDV.

* Thực hiện đầy đủ quy trình, quy định về cấp tín dụng bán lẻ đối với cho vay CNKD

Quy trình cấp tín dụng bán lẻ quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng; quy trình này yêu cầu tất cả các cán bộ có liên quan phải tuân thủ trình tự, thủ tục cấp tín dụng. Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam – Chi nhánh Ban Mê gồm các bước chủ yếu sau:

Bước 1: Tiếp thị khách hàng và đề xuất xuất cấp tín dụng

Cán bộ quản lý khách hàng, Phòng Khách hàng cá nhân/ Phòng Khách hàng Doanh nghiệp/Phòng giao dịch thực hiện các nội dung sau:

+ Đầu mối tiếp thị, tư vấn hướng dẫn khách hàng lập hoàn thiện hồ sơ tín dụng.

+ Đánh giá, phân tích khách hàng, đánh giá về tài sản bảo đảm và lập báo cáo đề xuất tín dụng theo các nội dung: đánh giá phân tích hồ sơ khách hàng (thông tin nhân thân; mục đích vay vốn/bảo lãnh; năng lực tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng…), phân tích, đánh giá về phương án sản xuất kinh doanh; dự án đầu tƣ; khả năng trả nợ vay của khách hàng để xác định mức cho vay phù hợp; thực hiện định giá tài sản theo quy định; đánh giá rủi ro và các biện pháp phòng ngừa.

Bước 2: Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng

Lãnh đạo Phòng khách hàng cá nhân, lãnh đạo Phòng giao dịch thực hiện kiểm tra các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất, ký kiểm soát và trình Phó giám đốc phụ trách QLKH.

Trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro: Khi Báo cáo đề xuất tín dụng đƣợc Phó giám đốc phụ trách QLKH phê duyệt sẽ đƣợc chuyển lại cho Bộ phận QLKH để xử lý tiếp các bước sau khi phê duyệt.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ban mê (Trang 65 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)