CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.3.3 Hệ thống tài khoản kế toán
Theo điều 25 của Luật Kế toán Việt Nam năm 2015 quy định: “Đơn vị kế toán phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng ở đơn vị. Mỗi đơn vị kế toán chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm. Đơn vị kế toán đƣợc cụ thể hoá các sổ kế toán đã chọn để phục vụ yêu cầu kế toán của đơn vị”.
Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán được xem là “xương sống” của hệ thống kế toán, đảm bảo cho việc xử lý số liệu và cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Do đó, khi tổ chức hệ thống tài khoản kế toán không đơn thuần là các đơn vị HCSN sử dụng tài khoản kế toán do Nhà nước ban hành vào công tác kế toán; xét theo tính độc lập tương đối thì các nội dung của công tác kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó nghiên cứu nội dung tổ chức hệ thống tài khoản kế toán đơn vị HCSN phải đặt trong mối quan hệ với các nội dung
khác nhau nhƣ sau:
Một là, tổ chức sử dụng thông tin thu thập trên hệ thống chứng từ: Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý, nguồn số liệu để hạch toán vào các tài khoản kế toán tương ứng phù hợp. Tùy theo mức độ phân loại, xử lý và tổng hợp báo cáo của nhân viên kế toán vận dụng hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu mà nhân viên kế toán có thể phản ánh trực tiếp vào tài khoản chi tiết, tài khoản tổng hợp hoặc phải tiến hành tổng hợp trước khi phản ánh vào các tài khoản kế toán theo từng đối tƣợng kế toán.
Hai là, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng trong các đơn vị hành chính hiện nay đƣợc thực hiện theo Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp ban hành theo Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính.
Các loại tài khoản trong bảng gồm tài khoản từ loại 1 đến loại 9, đƣợc hạch toán kép (hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Tài khoản trong bảng dùng để kế toán tình hình tài chính (gọi tắt là kế toán tài chính), áp dụng cho tất cả các đơn vị, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, thặng dƣ (thâm hụt) của đơn vị trong kỳ kế toán.
Loại tài khoản ngoài bảng gồm tài khoản loại 0, đƣợc hạch toán đơn (không hạch toán bút toán đối ứng giữa các tài khoản). Các tài khoản ngoài bảng liên quan đến ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc ngân sách nhà nước (TK 004, 006, 008, 009, 012, 013, 014, 018) phải đƣợc phản ánh theo mục lục ngân sách nhà nước, theo niên độ (năm trước, năm nay, năm sau (nếu có) và theo các yêu cầu quản lý khác của ngân sách nhà nước.
Trường hợp một nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến tiếp nhận, sử dụng: nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí đƣợc khấu trừ, để lại thì kế toán vừa phải hạch toán kế toán theo các tài khoản trong bảng, đồng thời hạch toán các tài khoản ngoài bảng, chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước và niên độ phù hợp.
Bên cạnh đó, trong trường hợp các đơn vị HCSN sử dụng phần mềm kế
toán, công việc quan trọng là hệ thống tài khoản kế toán phải đƣợc mã hóa trên cơ sở số hiệu tài khoản kế toán do chế độ quy định đƣợc bổ sung thêm các số hoặc kết hợp chữ và số hoặc dùng hệ thống ký tự chữ để mã hóa các tài khoản chi tiết đến cấp 4, cấp 5, cấp 6,… đảm bảo tính thống nhất trong toàn đơn vị;
đáp ứng yêu cầu có thể chỉnh sửa, bổ sung linh hoạt.
Nhƣ vậy, việc lựa chọn hợp lý các tài khoản sẽ giúp bộ máy kế toán đơn vị xử lý, hệ thống hóa và cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, hữu ích, phục vụ hiệu quả cho yêu cầu quản lý của đơn vị. Đối với từng tài khoản, đơn vị có thể quy định chi tiết tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên kế toán, phương tiện kỹ thuật thu nhận, xử lý, tổng hợp và cung cấp thông tin kế toán.
Ba là, xử lý sơ bộ, hệ thống hóa và tổng hợp thông tin kế toán: Việc hệ thống hóa và tổng hợp thông tin kế toán có thể đƣợc tổng hợp báo cáo từ bộ phận hạch toán ban đầu, cũng có thể nhân viên kế toán phải xử lý tổng hợp theo từng đối tƣợng kế toán để phản ánh vào các tài khoản phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý.
Bốn là, tổ chức cung cấp thông tin phục vụ lập báo cáo kế toán: Sau khi phân loại, hệ thống hóa và tổng hợp thông tin thu nhận từ các chứng từ kế toán trong kỳ, nhân viên kế toán phải tổng hợp theo từng đối tƣợng kế toán trên từng tài khoản kế toán để cung cấp số liệu cho bộ phận tổng hợp lập báo cáo kế toán.
Tóm lại, việc vận dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán sẽ là định hướng có tính chất quyết định đến hệ thống thông tin của đơn vị. Do đó các đơn vị HCSN cần phải có sự quan tâm đúng mức khi vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Trong quá trình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán phải bám sát và dựa trên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành đồng thời phải kết hợp xem xét những đặc điểm riêng trong hoạt động quản lý tài chính, trong công tác tổ chức quản lý tài chính cũng nhƣ yêu cầu về thông tin quản lý của đơn vị.
Yêu cầu của hệ thống tài khoản kế toán:
Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin bằng các phương tiện tính
toán thủ công (hoặc bằng máy vi tính...) và thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của các đơn vị và của cơ quan quản lý nhà nước
Thứ hai, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và kiểm soát chi quỹ NSNN, vốn, quỹ công, đồng thời thỏa mãn yêu cầu quản lý và sử dụng kinh phí của từng lĩnh vực, từng đơn vị HCSN.
Thứ ba, phản ánh đầy đủ các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh để phù hợp với mô hình tổ chức và tính chất hoạt động.