Hoàn thiện công tác kế toán một số nội dung cơ bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại sở khoa học và công nghệ tỉnh quảng nam (Trang 100 - 107)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI SỞ

3.2.7. Hoàn thiện công tác kế toán một số nội dung cơ bản

Nguồn kinh phí của Sở là các nguồn kinh phí hoạt động, nghiên cứu, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ, lương,...

Để đảm bảo hạch toán chính xác, đầy đủ nguồn kinh phí, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:

Một là, phải hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại kinh phí, từng loại vốn, từng loại quỹ, theo mục đích sử dụng và theo nguồn hình thành kinh phí.

Hai là, việc kết chuyển từ nguồn kinh phí này sang nguồn kinh phí khác phải chấp hành theo đúng quy định hoặc theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Thứ ba, kinh phí phải đƣợc sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung dự toán phê duyệt, đúng tiêu chuẩn và đúng định mức. Cuối niên độ, kế toán kinh phí không sử dụng hết phải hoàn trả cấp trên, chỉ đƣợc phép kết chuyển sang năm sau khi đƣợc phép của cơ quan tài chính.

Thứ tƣ, cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán đơn vị phải làm thủ tục đối chiếu, thanh quyết toán tình hình tiếp nhận và sử dụng theo từng loại kinh phí với cơ quan tài chính theo đúng quy định.”

Đặc biệt, kế toán nguồn kinh phí phải phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ và rõ ràng số hiện có, tình hình biến động của từng nguồn kinh phí của trường; đồng thời thường xuyên phân tích tình hình sử dụng nguồn kinh phí của đơn vị nhằm phát huy hiệu quả của từng nguồn kinh phí.

Sở cần hạch toán chi lương và chi lương về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ từ nguồn thu dịch vụ của Sở theo đúng quy định.

Đối với hạch toán các khoản kinh phí chi, cụ thể với các khoản chi khác

sử dụng nguồn kinh phí của Sở, cần lập kế hoạch, dự toán cũng nhƣ định mức chi tiêu để kiểm soát các khoản chi. Đồng thời cần theo dõi và hạch toán chính xác các tiểu mục, tránh phản ánh không chính xác các khoản chi trên báo cáo tài chính. Hơn nữa, các khoản chi kinh phí cho các cuộc họp cũng cần bổ sung trong quy chế chi tiêu nội bộ để quy định mức chi, thủ tục chi cụ thể.

Ngoài ra, riêng ban quản lý dịch vụ cần có quyết định thành lập ban, theo dõi lịch làm việc kiêm nhiệm, có bảng tính lương kiêm nhiệm và các báo cáo, biên bản họp, kiểm tra dịch vụ làm căn cứ hợp lý cho việc quản lý nguồn kinh phí sau này.”

b. Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định

Thực trạng tại đơn vị, kế toán không theo dõi đƣợc việc sử dụng tài sản cho từng hoạt động cụ thể, tỷ lệ trích hao mòn và khấu hao cho từng hoạt động là 50-50 vì thế cần thực hiện triệt để những giải pháp để công tác kế toán tài sản tại Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam đƣợc hoàn thiện hơn nữa trong thời gian tới.

Thứ nhất, cần bổ sung tài sản cố định tại nơi sử dụng” mẫu S32-H, để theo dõi tài sản hiện có tại đơn vị và theo đúng quy định về quản lý tài sản và quy chế tự chủ tài chính.

Thứ hai, hạch toán đúng tính chất và điều kiện nhận biết TSCĐ theo quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC, cần phải phân loại những tài sản có giá trị từ 5 triệu đến 10 triệu để hạch toán là tài sản. Đối với tài sản có giá trị dưới 5 triệu, chuyển sang hạch toán là công cụ, dụng cụ.

Cụ thể, cuối kỳ kế toán, cần thành lập hội đồng kiểm kê tài sản, thực hiện kiểm kê tài sản cố định và lập biên bản kiểm kê theo quy định.

Trong quá trình kiểm kê cần phần biệt những tài sản Sở đang sử dụng và những tài sản thuộc bộ phận dự án mà Sở không theo dõi trên sổ kế toán, đồng thời chi tiết tình trạng của các tài sản đã hƣ hỏng hoặc không sử dụng đƣợc nữa.

Sở nên thường xuyên thực hiện đối chiếu về số lượng, giá trị còn lại của các TSCĐ giữa các bộ phận kế toán và các bộ phận phụ trách quản lý để đảm

bảo tính đầy đủ hiện hữu của các TSCĐ trên sổ sách, kịp thời cập nhật tình trạng sử dụng, hƣ hỏng của tài sản. Những tài sản sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới khi có quyết toán, Biên bản nghiệm thu bàn giao đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ, đề nghị Sở hạch toán tăng TSCĐ và trích hao mòn tương ứng.

Ngoài ra, cần khắc phục việc mở sổ, thẻ và tính khấu hao TSCĐ phải chính xác, kịp thời, qua đó giúp theo dõi đƣợc tình hình tăng, giảm TSCĐ.”

Bên cạnh đó, mở sổ chi tiết theo dõi tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại các bộ phận để các bộ phận biết đƣợc TSCĐ mà bộ phận mình sử dụng đã tính khấu hao đƣợc bao nhiêu, giá trị còn lại bao nhiêu để có kế hoạch sử dụng hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra những yêu cầu chủ yếu để định hướng cho các nội dung hoàn thiện cụ thể. Những nội dung hoàn thiện đƣợc nghiên cứu một cách khoa học dựa trên cơ sở những đánh giá khách quan về thực trạng tổ chức công tác kế toán tại đơn vị. Các nội dung vừa mang tính khái quát, vừa mang tính cụ thể, với mục đích mang lại những đóng góp trong việc hoàn thiện hơn nữa công tác cổ chức kế toán cho Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam trong thời gian tới.”

KẾT LUẬN

Tổ chức công tác kế toán là một vấn đề khá rộng lớn và phức tạp nhƣng lại rất cần thiết, bởi vì nó là một trong các nhân tố góp phần vào sự tồn tại và phát triển của các đơn vị nói chung và Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam nói riêng. Tổ chức công tác kế toán không chỉ đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của Nhà nước mà còn phải có sự nỗ lực của bản thân đơn vị. Nhu cầu thông tin của các nhà quản lý trong việc thực hiện các chức năng quản lý tại đơn vị chính là điều kiện tiền đề quan trọng nhất. Để góp phần vào việc tổ chức công tác kế toán tại Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam, Luận văn đã đề cập đến những lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán, thực trạng, giải pháp và phương hướng hoàn thiện. Trong phạm vi và điều kiện nhất định luận văn đã đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:

Luận văn đã hệ thống hoá đƣợc các vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán (hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán chi tiết, tổng hợp, báo cáo kế toán) trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Luận văn tập trung phản ánh thực trạng công tác kế toán trong Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam. Đồng thời cũng rút ra đƣợc những ƣu điểm và những tồn tại trong quá trình tổ chức công tác kế toán của Sở và đây cũng chính là tiền đề để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán.

Luận văn đã đề xuất những quan điểm và những giải pháp cụ thể mang tính định hướng khoa học, hợp lý, tính lý luận và thực tiễn để hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Sở Khoa học công nghệ Quảng Nam. Từ đó góp phần giúp công tác kế toán của Sở khoa học và hợp lý hơn, đáp ứng những yêu cầu mới trong giai đoạn hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2010), Thông tƣ số 185/2010/TT- BTC ngày 15/11/2010 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội

5. Bộ Tài chính (2017), Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp;

6. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ (2014), Thông tƣ Liên tịch số 71/2014/TTLT- BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ thực quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, Hà Nội.

7. Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2015), Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về việc Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp.

9. Chính phủ (2016), Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30 /12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán, Hà Nội.

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2003), Luật số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002, Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (2015), Luật số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội, Luật Kế toán, Hà Nội.

12. Trần Lệ Diễm (2019), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ kinh tế trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh

13. Hà Thị Ngọc Hà (2007), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và chuẩn mực kế toán công, khoảng cách và những việc làm”, Tạp chí Kế toán tháng, (06), tr. 17-20.

14. Nghiêm Văn Lợi (2007), Giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

15. Nguyễn Vũ Nhật Ngân (2017), Tổ chức công tác kế toán tại các cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh : thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ kinh tế trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

16. Bùi Thị Ngọc Trâm (2017), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường Lê Duẩn, luận văn thạc sĩ kế toán trường đại học Lao động – xã hội.”

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại sở khoa học và công nghệ tỉnh quảng nam (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)