CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
1.3.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Việc lập các báo cáo kế toán là khâu công việc cuối cùng của một quá trình công tác kế toán. Số liệu trong báo cáo kế toán mang tính tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận kinh phí của Nhà nước, tình hình thu, chi và kết quả hoạt động hành chính phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi; quản lý tài sản; tổng hợp phân tích, đánh giá các hoạt động của đơn vị. Nhƣ vậy, tổ chức lập báo cáo kế toán là quá trình cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trực tiếp cho quản lý cả trong nội bộ đơn vị và những người
bên ngoài có liên quan đến lợi ích với đơn vị. Chính vì thế, theo tác giả tổ chức lập báo cáo kế toán đƣợc đầy đủ, kịp thời, đúng theo yêu cầu quản lý sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình đƣợc đúng đắn, góp phần làm cho quản lý của đơn vị đem lại hiệu quả ngày càng cao.
- Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là một trong những báo cáo bắt buộc đƣợc quy định trong luật kế toán. Báo cáo tài chính phản ảnh tổng quát tình hình tài sản, tình hình cấp phát kinh phí ngân sách, kinh phí viện trợ, tài trợ, tình hình sử dụng từng loại kinh phí trong kỳ. Ngoài ra báo cáo tài chính còn cho biết kết quả thu chi của từng hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ đối với các đơn vị sự nghiệp có thu.
Báo cáo tài chính cần phải cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ, cho các cơ quan nhà nước và cấp trên cấp kinh phí.
Nội dung và hình thức của báo cáo tài chính phải đƣợc lập theo đúng biểu mẫu quy định của luật kế toán, thông tin rõ ràng dễ hiểu, mang tính nhất quán và có thể so sánh được tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng thông tin.
Danh mục các loại báo cáo tài chính: Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phương pháp gián tiếp hoặc trực tiếp), Thuyết minh báo cáo tài chính.
Cuối kỳ kế toán năm, các đơn vị phải lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách trên cơ sở tổng hợp số liệu của các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Đối với đơn vị sự nghiệp thì báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán áp dụng cho các đơn vị kế toán cấp cơ sở gồm có: Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01- H); Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu B02-H); Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động (Mẫu 02-1H); Báo cáo chi tiết kinh phí dự án (Mẫu F02-2H); Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại KBNN (Mẫu F02- 3aH); Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN (Mẫu F02-3bH); Báo cáo thu - chi hoạt động
sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh (Mẫu B03-H); Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Mẫu B04-H); Báo cáo số kinh phí chƣa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang (Mẫu B05- H); Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B06-H). Đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tổng hợp quyết toán áp dụng cho đơn vị kế toán cấp I và cấp II gồm có: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng (Mẫu B02/CT-H); Báo cáo tổng hợp thu – chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh (Mẫu B03/CT- H); Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị (Mẫu B04/CT-H). Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải đƣợc thực hiện thống nhất ở các đơn vị sự nghiệp, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước. Số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác, trung thực, khách quan và phải đƣợc tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán.
- Báo cáo kế toán quản trị:
Kế toán phản ánh và cung cấp các thông tin cụ thể, chi tiết theo yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính theo từng khía cạnh cụ thể theo yêu cầu của quản lý trong việc lập dự toán, kiểm tra điều hành và đƣa ra quyết định. Báo cáo kế toán quản trị nội bộ cung cấp thông tin của kế toán quản trị nội bộ chính là báo cáo kế toán quản trị. Báo cáo kế toán quản trị tại đơn vị hành chính sự nghiệp cần đƣợc xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng đơn vị. Báo cáo nội bộ gồm báo cáo chi tiết kinh doanh dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và báo cáo doanh thu – chi phí theo chức năng, chương trình. Do vậy tổ chức lập báo cáo kế toán phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ và điều hành hoạt động của đơn vị, chủ yếu là dựa vào đặc điểm tổ chức quản lý tài chính và yêu cầu thông tin cho quản lý ở từng bộ phận, cũng nhƣ toàn đơn vị.
Để đảm bảo phục vụ việc quản lý nội bộ tại đơn vị đạt hiệu quả tốt nhất,
kế toán có thể tự thiết kế các biểu mẫu, sổ sách, tài khoản theo dõi chi tiết riêng, sao cho phù hợp và dễ quản lý theo yêu cầu của từng đơn vị.