Phân loại chi phí trong đơn vị sự nghiệp có thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi quảng ngãi (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

1.3. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

1.3.1. Phân loại chi phí trong đơn vị sự nghiệp có thu

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của sự tiêu hao các nguồn lực đơn vị sử dụng để cung cấp các dịch vụ, sản phẩm hay đạt đƣợc mục đích nào đó.

Nguồn lực đƣợc sử dụng để tạo nên các dịch vụ, sản phẩm bao gồm lao động (nguồn nhân lực), vật tƣ, công cụ dụng cụ, trang thiết bị và những tài sản khác như tòa nhà, đất đai. Nắm được số lượng nguồn lực thường là bước đầu tiên quan trọng nhất của dự toán chi phí. Số lƣợng nguồn lực cũng có thể đƣợc sử dụng nhƣ biến số để phân bổ chi phí. Kế toán quản trị chi phí xác định giá trị đo bằng tiền của những nguồn lực đƣợc sử dụng trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp có thu. Việc “tiền tệ hóa” nguồn lực là một cách để chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành một đơn vị đo lường chung giúp cho việc lên kế hoạch và quản lý tốt hơn.

Hoạt động với mục đích khác nhau thì việc chi phí đƣợc xem xét trên các khía cạnh cũng khác nhau. Căn cứ trên góc độ thụ hưởng, chi phí đó là sự tiêu hao các nguồn lực được bù đắp từ nguồn kinh phí thụ hưởng cụ thể là Ngân sách Nhà nước, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ chuyên môn Nhà nước giao. Còn căn cứ trên góc độ tự chủ, chi phí là sự tiêu hao các nguồn lực nhƣng g đƣợc bù đắp từ các nguồn khác cụ thể là chênh lệch thu chi của các dịch vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh, từ nguồn thu khác, nhằm mục tiêu cuối cùng là thu nhập. Chi phí phát sinh để sử dụng cho các mục đích khác nhau, cách thức sử dụng chi phí sẽ quyết định cách thức kế toán quản trị chi phí và đƣợc phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.

18

Tiêu thức phân loại Loại chi phí

Sơ đồ 1.2: Phân loại chi phí trong đơn vị sự nghiệp có thu

(Nguồn: Vũ Thị Thanh Thúy (2017), Kế Toán Quản Trị Chi Phí Trong Các Bệnh Viện Công Trực Thuộc Bộ Y Tế Trên Địa Bàn Hà Nội.)

- Biến phí - Định phí

- Chi phí hỗn hợp Theo mối quan hệ của chi phí với mức độ

hoạt động

- Chi hoạt động sự nghiệp - Chi hoạt động SXKD Theo tính chất hoạt động

- Chi phí sản xuất - Chi phí ngoài sản xuất Theo chức năng hoạt động

- Chi thường xuyên - Chi không thường xuyên Theo quyền tự chủ

- Chi phí sản phẩm - Chi phí thời kỳ Theo mối quan hệ với kỳ báo cáo

- Chi phí trực tiếp - Chi phí gián tiếp Theo khả năng quy nạp chi phí vào đối

tƣợng chịu phí

- Chi thanh toán cá nhân - Chi nghiệp vụ chuyên môn - Chi quản lý hành chính - Chi khác

Theo nội dung chi

- Chi phí phù hợp - Chi phí không phù hợp Theo việc lựa chọn phương án

19

Trên cơ sở phân loại khác nhau, chi phí đƣợc thể hiện theo cơ cấu khác nhau. Mỗi cách phân loại chi phí nhằm hướng đến việc đáp ứng yêu cầu sử dụng thông tin chi phí ở các mức độ khác nhau và không nằm ngoài mục đích đáp ứng yêu cầu thu thập, cung cấp, trình bày thông tin nhằm quản trị hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với quản trị. Việc phân biệt định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, sản lƣợng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọng khác trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, việc phân biệt định phí, biến phí còn giúp nhà quản trị xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả của chi phí:

• Đối với biến phí: Phương hướng chính là tiết kiệm tổng chi phí và chi phí cho một đơn vị khối lƣợng hoạt động.

• Đối với định phí: Cần phấn đấu để nâng cao hiệu lực của chi phí trong hoạt động.

Việc phân loại chi phí theo mối quan hệ của chi phí với mức độ hoạt động là một trong những cách phân loại cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho nhà quản trị, qua đó sẽ giúp nhà quản trị đƣa ra những quyết định trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Áp dụng cách phân loại này trong phân tích mối quan hệ chi phí - khối lƣợng - lợi nhuận là một việc làm thiết thực, bởi vì nó giúp cho nhà quản trị thấy đƣợc sự liên quan giữa 3 yếu tố quyết định sự thành công của đơn vị mình.

Tuy nhiên, việc phân loại chi phí thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp còn tuỳ thuộc vào quan điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng cụ thể.

Với hoạt động sự nghiệp việc phân loại chi phí thường tập trung theo

20

theo quyền tự chủ, nội dung chi, theo tính chất hoạt động với việc phân loại chi phí đó nhằm mục đích lập dự toán ngân sách hàng năm theo yêu cầu quản lý của Nhà nước, theo dõi việc tiếp nhận, cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí NSNN. Còn đối với mục đích để quản trị nội bộ thì các cách phân loại này thường ít được các nhà quản trị các cấp cũng như kế toán đơn vị xem xét.

Chi phí đƣợc phân loại theo tính chất hoạt động nhằm xác định nguồn kinh phí để thực hiện các khoản chi. Các khoản chi không đƣợc NSNN cấp, đơn vị phải tự quyết định, lựa chọn phương án hoạt động phù hợp với qui định của pháp luật để hướng đến mục tiêu thu nhập cao nhất.

Với việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động nhằm xác định giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm; xác định vai trò, vị trí của các khoản mục chi phí trong chi tiêu giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ, là cơ sở xây dựng hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh theo khoản mục; phân loại chi phí theo chức năng hoạt động còn là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng hệ thống dự toán chi phí theo các khoản mục, yếu tố nhằm phân tích, đánh giá sự biến động của chi phí, đó là nguồn thông tin kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp.

Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ báo cáo giúp cho nhà quản trị xác định đƣợc chi phí đã đƣợc thu hồi trong kỳ báo cáo hay chƣa. Khi quá trình sản xuất hay cung cấp dịch vụ chƣa hoàn thành, chi phí sản phẩm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động nhiều kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ còn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động trong kỳ mà chúng phát sinh.

Theo khả năng qui nạp chi phí vào đối tƣợng chi phí thì chi phí đƣợc phân loại thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến thực hiện dịch vụ, chẳng hạn đối với bệnh viện dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân chi phí trực tiếp này

21

nhƣ chi phí máu, chi phí vật tƣ y tế, chi phí thuốc,.. .còn chi phí gián tiếp là các chi phí của khối phục vụ trong bệnh viện nhƣ chi phí quản lý, chi phí hành chính. ...

Để lựa chọn những thông tin về chi phí thích hợp, loại bỏ những thông tin không thích hợp khi ra quyết định quản trị có tính ngắn hạn, trung hạn và dài thì cần phải xem xét đến các cách phân loại chi phí. Các cách phân loại chi phí trong đơn vị sự nghiệp có thu đƣợc khái quát qua Sơ đồ 2.1.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị tại bệnh viện lao và bệnh phổi quảng ngãi (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)