CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
3.1. CƠ SỞ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
3.1.1. Cơ sở hoàn thiện kế toán quản trị tại Bệnh viện
Để khắc phục các nhược điểm, tồn tại như đã nêu ở Chương 2 thì cần phải hoàn thiện công tác kế toán để đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Để thích nghi với cơ chế tài chính mới hiện nay cụ thể là với nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế là lộ trình thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị hành chính sự nghiệp, điều này buộc các nhà quản trị của đơn vị cũng cần phải hướng đến quản lý bệnh viện như là một doanh nghiệp, tuy nhiên hiện nay bệnh viện gặp một số khó khăn nhƣ nguồn chi ngày càng tăng do lộ trình tăng lương của chính phủ hoặc một số chi phí phát sinh ngoài dự kiến, ngoài ra với việc bệnh viện đang muốn hướng tới cơ chế tự cân đối thu-chi điều này dẫn đến các lãnh đạo bệnh viện cần phải có nhiều công cụ và nhiều kênh thông tin khác nhau, trong đó kênh thông tin đến từ KTQT cung cấp rất hữu ích. Ngoài ra nó còn cung cấp thông tin để hỗ trợ cho các nhà quản trị đƣa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn. Vì vậy việc vận dụng KTQT trong công tác quản lý tài chính đối với Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi là điều tất yếu nó giúp cho đơn vị quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn hoàn thành nhiệm vụ cũng nhƣ trách nhiệm của một bệnh viên công đối với xã hội.
3.1.2. Định hướng hoàn thiện kế toán quản trị tại Bệnh viện
Định hướng hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi là theo hướng nhu cầu thông tin quản lý tài chính
79
Bệnh viện, nhất là trong vấn đề quản lý chi phí, và hướng đến mục tiêu cuối cùng là sử dụng ngân sách nhà nước một cách có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Đối với doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và lợi nhuận bị chi phối bởi doanh thu, chi phí, lợi thế cạnh tranh nên doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì tăng doanh thu và giảm chi phí, còn đối với Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi mối quan tâm của nhà quản trị đó là khoản tiết kiệm đƣợc nhằm thực hiện quyền tự chủ trong phạm vi đƣợc giao, khoản tiết kiệm của Bệnh viện là khoản chênh lệch của các nguồn thu và nguồn chi, khoản tiết kiệm càng cao thì việc trích lập các quỹ càng cao, vì vậy mối quan tâm của giám đốc là quản lý về các nguồn thu và nguồn chi, nhất là quản lý nguồn chi sao cho hợp lý. Để công cụ kế toán quản trị phát huy đƣợc vai trò của mình là công cụ quản lý tài chính và cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, kế toán quản trị tại bệnh viện cần thực hiện các vấn đề nhƣ sau:
Thứ nhất : Bảo đảm tính thống nhất, phù hợp với đặc điểm tổ chức hoạt động và cơ chế tài chính của bệnh viện trong cơ chế thị trường.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán quản trị cần đƣợc thống nhất với hình thức tổ chức hoạt động và tổ chức quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin khác nhau của các bộ phận. Mọi quyết định liên quan đến tình hình tài chính phải có thông tin đáng tin cậy do kế toán cung cấp, các chỉ tiêu kế toán phải phù hợp và hướng tới các chỉ tiêu quản lý.
Hoàn thiện kế toán quản trị cần đảm bảo tính thống nhất giữa kế toán nói chung, kế toán quản trị nói riêng với quản lý, thống nhất giữa bệnh viện với Bộ Y tế, Bộ tài chính.
Mỗi bệnh viện có những nét đặc thù riêng nên việc tự chủ tài chính, nguồn thu, quy mô hoạt động..., cũng khác nhau. Hoàn thiện kế toán quản trị trong bệnh viện cũng phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện, yêu cầu quản lý ở
80
mỗi đơn vị và trên cơ sở chiến lƣợc phát triển của ngành Y nói chung, phát triển các bệnh viện nói riêng.
Thứ hai: Tiết kiệm, hiệu quả
Hoàn thiện kế toán quản trị trong bệnh viện cần phải đƣợc xem xét trên khía cạnh của mối quan hệ giữa chất lượng và tiết kiệm nhằm hướng đến mục tiêu là hiệu quả. Thông tin kế toán cung cấp phải phản ánh đầy đủ, kịp thời, rõ ràng, trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Công tác kế toán phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, giúp cho bệnh viện quản lý tốt các nguồn kinh phí, giúp các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và chấp hành chế độ chi tiêu, ngăn chặn các tệ nạn tham nhũng, lãng phí, đảm bảo chi tiêu đúng mục đích và tiết kiệm.
Thứ ba: Đảm bảo tính so sánh
Thông tin kế toán cung cấp phải đảm bảo tính so sánh đƣợc với các chỉ tiêu kế hoạch, giúp kế toán thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động của bệnh viện, đồng thời phục vụ cho công tác điều hành, quản lý trong hoạt động của bệnh viện.
Thứ 4: Xuất phát từ yêu cầu của nhà quản trị, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ để phục vụ cho yêu cầu quản lý
Các nhà quản trị trong bệnh viện chính là người lập ra kế hoạch tổng thể cho hoạt động chung của bệnh viện, căn cứ vào đó tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch, có kiểm tra, đánh giá và từ đó đƣa ra quyết định. Do đó, kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu để nhà quản trị nắm bắt đƣợc các thông tin tài chính trong nội bộ đơn vị, nhà quản trị sẽ đƣa ra các yêu cầu về việc cung cấp thông tin kế toán theo thời gian, theo hoạt động,... thông tin cung cấp càng chính xác thì mức độ tin cậy của việc lập kế hoạch càng cao.
81
Trong khi đó kế toán là thu nhận, xử lý hệ thống thông tin về tình hình tài chính của đơn vị để cung cấp cho nhà quản trị. Hoàn thiện tổ chức kế toán tức là hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán với mục đích đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động quản lý, yêu cầu của quản lý đặt ra là để các quyết định của nhà quản trị đƣa ra ít gặp sai lầm thì các nguồn thông tin cung cấp phải đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp và kịp thời.