CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI QUẢNG NGÃI
3.3.1. Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng
Để các đơn vị sự nghiệp có thu có thể vận dụng và hoàn thiện kế toán quản trị một cách hiệu quả trong điều kiện của đất nước hiện nay, dưới đây là một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan chức năng như sau:
- Nhà nước cần ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc vận dụng kế toán quản trị vào các đơn vị sự nghiệp có thu nhằm mục đích để các đơn vị có thể vận dụng cụ thể vào trong quá trình quản lý hoạt động của đơn vị mình để đạt đƣợc hiệu quả tối đa mục tiêu đề ra.
104
- Bộ Y tế hằng năm nên mở các lớp tập huấn bồi dƣỡng về vận dụng kế toán quản trị cho các Bệnh viện công lập trực thuộc bộ.
3.3.2. Đối với Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi
- Ban Lãnh đạo Bệnh viện cần hỗ trợ tích cực trong việc vận dụng KTQT tại đơn vị.
- Ban lãnh đạo cần ban hành các bảng báo cáo yêu cầu các phòng ban liên quan đến công tác KTQT phải cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời
- Hoàn thiện tổ chức quản lý giữa bộ phận kế toán và kế hoạch phải đồng bộ và bộ phận kế toán với tất cả các bộ phận khác có liên quan đến công tác KTQT tại Bệnh viện.
- Bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ kế toán chuyên về KTQT.
- Cần ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán quản trị tại Bệnh viện
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Qua phân tích thực trạng tổ chức thực hiện kế toán quản trị tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi kết hợp với các nền tảng là cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong các đơn vị sự nghiệp có thu, trong phần trình bày Chương 3 của luận văn này đã đưa ra được một số giải pháp cần hoàn thiện ở một số nội dung về công tác kế toán quản trị và khẳng định sự cần thiết phải vận dụng kế toán quản trị tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi.
105
KẾT LUẬN
Đề tài mang đến cả ý nghĩa về mặt lý luận lẫn thực tiễn, luận văn đã tập trung giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận kế toán quản trị trong đơn vị sự nghiệp có thu, nổi bậc là việc vận dụng KTQT đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Trên cơ sở phân tích thực trạng việc tổ chức thực hiện KTQT tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi, qua đó đánh giá khách quan những mặt đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại khi vận dụng KTQT ở Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi.
- Luận văn đã kế thừa và bổ sung một số giải pháp từ các luận án và luận văn tiêu biểu để đáp ứng phù hợp đối với Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi, qua đây góp phần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vận dụng kế toán quản trị trong Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi nói riêng và các Bệnh viện công lập nói chung, trong việc quản lý bệnh viện ngày càng hiệu quả, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, Ban hành ngày 30 tháng 03 năm 2006.
[2] Bộ Tài chính (2006), Thông tư số: 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ-CP NGÀY 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
[3] Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 90/2007/QĐ-BTC ngày 26/10/2007 của BộTài chính về việc ban hành quy định về mã số các đơn vị có quan hệ với ngân sách, Hà Nội.
[4] Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 81/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế tài chính, Ban hành ngày 6 tháng 9 năm 2006.
[5] Bộ Tài chính (2017), Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC 10/10/2017 chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.
[6] Bộ Tài chính (2009), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản mới về chế độ tự chủ, quản lý, sử dụng tài sản, mua sắm công, lập dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách, kiểm toán, thanh tra, kiểm tra tài chính, hệ thống mục lục ngân sách Nhà nước, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
[7] Trần Thế Cương (2016), Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập ở Việt Nam (qua khảo sát các bệnh viện công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội), Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[8] Bùi Thị Ngân Hà (2016), Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Tại Bệnh Viện
Đa Khoa Tỉnh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành kế toán.
[9] Lê Thị Thanh Hương (2012), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.
[10] Lê Kim Ngọc (2009), Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[11] Nghị định 16/2015/ND_CP có hiệu lực từ ngày 06/04/2015, nghị định này quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
[12] Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nước;
[13] Nguyễn Ngọc Quang (2012), “Giáo Trình Kế Toán Quản Trị”, NXB Giáo Dục Việt Nam
[14] Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ Y ban hành Quy chế bệnh viện
[15] Trương Bá Thanh (Biên soạn) (2008), Kế toán quản trị, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[16] Vũ Thị Thanh Thúy (2017), Kế Toán Quản Trị Chi Phí Trong Các Bệnh Viện Công Trực Thuộc Bộ Y Tế Trên Địa Bàn Hà Nội, Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Phân tích.