CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
2.2. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI QUẢNG NGÃI
2.2.4. Thực trạng công tác lập dự toán
Dự toán là những dự kiến chi tiết về tình hình nguồn thu và sử dụng các nguồn thu tài chính nhằm đảm bảo cho hoạt động của Bệnh viện đƣợc diễn ra một cách bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động.
Dự toán có ý nghĩa quang trọng đối với Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi, cụ thể:
- Cung cấp thông tin tổng thể và chi tiết cho nhà quản lý một cách khái quát về toàn bộ hoạt động sắp diễn của của Bệnh viện trong kỳ tới.
- Dự toán là cơ sở quan trọng để phân tích, so sánh với kết quả thực hiện.
Từ đó phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa dự toán và thực tế để đƣa ra các biện pháp phù hợp, từ đó có cơ sở xây dựng định mức trong chi tiêu nội bộ đƣợc hoàn chỉnh hơn, đồng thời từ kết quả phân tích để tăng cường công tác kiểm soát chi phí góp phần tối thiểu hóa chi phí.
- Dự toán là cơ sở đƣa ra các quyết định tác nghiệp trong Bệnh viện.
52
- Dự toán là một bức tranh Kinh tế tổng thể của bệnh viện trong tương lai.
Sơ đồ 2.3 Thể hiện mô hình xây dựng dự toán tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi.
Sơ đồ 2.3: Mô hình xây dựng dự toán tại Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi.
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi) Thanh toán
cá nhân
Hàng hóa dịch vụ
Mua sắm sửa chữa
Khác Dự toán chi
Dự toán kết quả hoạt động
Dự toán phân phối kết quả hoạt động
Dự toán thu
Thu NSNN
Thu Viện Phí
Thu BHYT
Quỹ thu nhập tăng thêm cho CBVC
Lập quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp
Quỹ khen thưởng,
phúc lợi
Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
53
a) Các cơ sở để xây dựng dự toán
Dự toán đƣợc xây dựng dựa vào các căn cứ sau:
- Số giường bệnh kế hoạch, số lượng bệnh nhân khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú thực tế của năm trước liền kề.
- Căn cứ vào số lƣợng cán bộ công chức viên chức theo biên chế và số lƣợng nhu cầu lao động hợp đồng tại đơn vị.
- Căn cứ vào tình hình thực hiện và mức ổn định tài chính của năm trước.
- Căn cứ nhu cầu thực hiện nhiệm vụ trong năm kế hoạch.
- Căn cứ vào nhu cầu mua sắm sửa chữa trang thiết bị y tế, xây dựng cơ sở vật chất của Bệnh viện.
- Quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh Viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi.
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ các căn cứ xây dựng dự toán tại Bệnh viện
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi.)
Xây dựng dự toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Xây dựng kế toán chi hành chính
Xây dựng dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn theo lĩnh vực
Căn cứ số biên chế đƣợc giao
Căn cứ nhiệm vụ đƣợc giao
Căn cứ việc thu viện phí
Xây dựng kế hoạch thu – chi hoạt động kinh doanh hoạt động năm tiếp theo
Tổng hợp thành dự toán của đơn vị
54
b) Quy trình xây dựng dự toán b1) Xây dựng dự toán thu:
Dự toán thu đóng vai trò quan trọng trong việc lập dự toán tại đơn vị. Dự toán thu là căn cứ để xây dựng các dự toán khác trong đơn vị và đƣợc lập đầu tiên. Bệnh viện căn cứ vào mức tự chủ 33% và dựa vào tình hình thu thực tế của năm trước để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho năm sau, kế hoạch được xây dựng cụ thể cho từng nguồn kinh phí: NSNN, BHYT, Viện phí.
Dự toán thu bao gồm
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp
Trong việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước, đơn vị thực hiện đúng theo trình tự, chế độ, căn cứ trên kế hoạch của Sở y tế và Sở Tài chính tỉnh Quảng Ngãi giao.
Nguồn ngân sách nhà nước cấp bao gồm: kinh phí được Nhà nước giao từ đầu năm theo định mức giường bệnh (160.000.000đồng/giường bệnh/năm), với số lượng giường bệnh tại Bệnh viện là 100 giường, căn cứ trên quyết định của cơ quan chủ quản và các khoản kinh phí đƣợc cơ quan chủ quản phân bổ, bổ sung trong năm do phát sinh như: tiền lương tăng thêm, truy lĩnh tiền trực, truy lĩnh tiền ƣu đãi nghề,... Nguồn thu NSNN cấp đầu năm cho bệnh viện chủ yếu là để chi cho lương, một phần cho chi thường xuyên và chi hỗ trợ cho đầu tƣ phát triển. Việc phân bổ NSNN cho BV đƣợc thực hiện dựa trên các yêu cầu nguồn lực đầu vào để bảo đảm vận hành hoạt động của BV, nhƣ số giường bệnh được giao và định mức bình quân cho giường bệnh, số biên chế, trang thiết bị và chi tiêu thường xuyên khác và được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Nhƣng nếu theo nghị định 16/2015/QĐ-CP thì nguồn ngân sách sẽ có xu hướng giảm dần.
- Nguồn thu viện phí, thu BHYT:
55
Căn cứ theo số lượt khám chữa bệnh thực tế năm trước để làm cơ sở lập dự toán thu cho năm nay. Khoản thu viện phí từ người bệnh và BHYT được thực hiện theo các thông tƣ: Thông tƣ số 02/2017/TT-BYT về việc quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT và Thông tƣ liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC về việc thống nhất giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng, Sau đó Thông tƣ 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 ra đời áp dụng từ 15/12/2018 về việc quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, đối với BV đang trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính đƣợc tự chủ về khoản thu, mức thu của mình. Nguồn thu kế hoạch của bệnh viện đƣợc phản ánh qua Bảng 2.3.
Bảng 2.3 Nguồn thu theo kế hoạch của Bệnh viện giai đoạn 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng
Nội dung Dự toán
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng thu 12,203 16,375 20,630
1. Số thu ngân sách nhà nước cấp 10,103 9,924 11,246
2. Thu viện phí 500 900 1,000
3. Thu BHYT 1,600 5,551 8,384
* Tỷ trọng các nguồn thu 100 100 100
1. Số thu ngân sách nhà nước cấp 84.26 82.77 93.79
2. Thu viện phí 4.17 7.51 8.34
3. Thu BHYT 13.34 46.30 69.92
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch hoạt động của Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi năm 2016-2018)
56
BV được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trong việc lập dự toán thu ngân sách đơn vị thực hiện theo đúng trình tự, chế độ, căn cứ trên kế hoạch Sở Y Tế giao. Tuy nhiên việc lập dự toán chỉ mang tính chất ƣớc lƣợng vì không thể biết đƣợc độ chính xác số lƣợng bệnh nhân khám chữa bệnh tại Bệnh viện nên các khoản thu chỉ mang tính chất tương đối.
b2) Xây dựng dự toán chi thường xuyên:
Các nhóm chi của BV bao gồm: nhóm chi cho con người; nhóm chi về hàng hóa, dịch vụ; nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng; nhóm chi khác
Các nhóm chi này đƣợc lập kế hoạch định mức chi hàng năm theo từng nhóm mục chi trên cơ sở tình hình tài chính của năm trước. Kế hoạch này đƣợc Sở Y tế, Sở Tài chính xem xét duyệt theo từng nhóm chi cụ thể.
Việc thực hiện các nhóm chi hoạt động sự nghiệp do phòng TCKT cân đối các nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện các nhu cầu của BV; tổ chức thực hiện mua sắm, theo dõi, quản lý, sử dụng, báo cáo đúng quy định hiện hành. Số lượng mua sắm theo nhu cầu phục vụ người bệnh không được tồn kho quá nhiều. Chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao chất lƣợng chuyên môn, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh.
BV quản lý, giám sát các khoản chi theo định mức cụ thể, rõ ràng trong quy chế chi tiêu nội bộ.
Các nhóm chi của BV bao gồm:
Nhóm chi cho con người: bao gồm các mục chi lương và các tài khoản theo lương, chi tiền công, chi khen thưởng, phúc lợi, Chi các khoản trích theo lương…theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính: Về việc ban
57
hành Hệ thống Mục lục ngân sách nhà. Đơn vị sẽ căn cứ vào số biên chế đƣợc giao, số hợp đồng dài hạn và ngắn hạn, căn cứ vào hệ số lương cơ bản, dự kiến biến động trong năm, sắp tới để tính khoản chi lương và các khoản tính theo lương.
Nhóm chi về hàng hóa, dịch vụ: bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào, xăng xe, chi mua hàng hoá, vật tƣ dùng cho công tác điều trị và khám bệnh; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế…Nhóm này nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy quản lý của bệnh viện và phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động của bệnh viện.
+ Dự toán chi thanh toán dịch vụ công cộng gồm tiền điện, tiền nước, tiền nhiên liệu, tiền vệ sinh môi trường: được xây dựng căn cứ vào số liệu thực chi của năm trước và kế hoạch hoạt động của đơn vị trong năm thực hiện.
+ Dự toán văn phòng phẩm: căn cứ vào định mức khoán chi văn phòng phẩm của các khoa và kế hoạch mua sắm, in ấn, công cụ dụng vụ phục vụ cho công tác chuyên môn, số thực chi năm trước của khối hành chính các phòng và kế hoạch mua sắm công cụ, dụng cụ, vật tƣ văn phòng của năm thực hiện.
+ Dự toán thông tin, tuyên truyền, liên lạc: căn cứ vào định mức khoán chi điện thoại cho từng bộ phận, nhu cầu mua báo chí và kế hoạch tuyên truyền quảng cáo trong năm thực hiện.
+ Dự toán chi hội nghị: căn cứ vào kế hoạch hoạt động chung của đơn vị trong năm thực hiện.
+ Dự toán công tác phí: căn cứ vào số liệu thực chi của năm trước để lập kế hoạch cho năm thực hiện.
+ Dự toán chi phí thuê mướn: căn cứ vào kế hoạch bổ sung nhân lực
58
khoa phòng , một số khoản thuê mướn khác căn cứ vào số chi năm trước để lập kế hoạch cho năm tiếp theo.
+ Dự toán chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn: BV căn cứ vào kế hoạch, dự toán sửa chữa thường xuyên do Phòng Hành chính - tổng hợp lập đƣợc giám đốc BV Lao và Bệnh Phổi Quảng Ngãi phê duyệt và số chi năm trước để lập kế hoạch cho năm thực hiện.
+ Dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn: gồm chi mua thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tƣ tiêu hao, vật tƣ thay thế các loại. BV căn cứ vào số giường bệnh được giao, lượng bệnh nhân khám chữa bệnh của năm trước, các khoản chi nghiệp vụ khác để lập kế hoạch cho năm kế hoạch
Nhóm chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, bảo dƣỡng cơ sở hạ tầng : gồm chi mua sắm, sửa chữa trong dự toán chi thường xuyên được giao của đơn vị. Bệnh viện căn cứ vào kế hoạch mua sắm máy móc, trang thiết bị y tế và sửa chữa TSCĐ theo chủ trương của lãnh đạo đơn vị và yêu cầu của các khoa, phòng để lập dự toán cho năm kế hoạch.
Nhóm chi khác: bao gồm tiền tiếp khách; chi hỗ trợ các tổ chức đoàn thể Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn; các khoản chi khác. Các khoản chi này đƣợc xây dựng dựa vào định mức các khoản chi hỗ trợ và số thực chi của năm trước.
Việc thực hiện dự toán chi thường xuyên của Bệnh viện phần lớn căn cứ vào diễn biến thực tế của các năm vừa qua gần nhất, kết hợp với cảm tính của giám đốc Bệnh viện để ƣớc lƣợng dự toán chi tăng giảm theo mức độ nào đó, cụ thể Bảng 2.4 thể hiện dự toán chi thường xuyên theo kế hoạch của bệnh viện giai đoạn 2016-2018.
59
Bảng 2.4 Dự toán chi thường xuyên kế hoạch của Bệnh viện giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Dự toán các khoản chi
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số tiền
Tỷ Số tiền Tỷ Số
tiền
Tỷ
lệ (%) lệ(%) lệ(%)
Thanh toán cá nhân 7,500 62.8 7,800 48.8 8,500 45.946 Hàng hóa dịch vụ 3,200 26.8 6,000 37.5 7,300 39.459 Mua sắm sửa chữa 700 5.9 1,000 6.3 1,200 6.486
Khác 550 4.6 1,200 7.5 1,500 8.108
Cộng 11,950 100 16,000 100 18,500 100
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch hoạt động của Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi năm 2016-2018) b3) Dự toán kết quả hoạt động tài chính và phân phối kết quả tài chính.
Phần chênh lệch thu lớn hơn chi năm kế hoạch các khoản tiết kiệm chi từ nguồn ngân sách, đƣợc trích lập các quỹ theo quy định của Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính, về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ. Căn cứ Thông tƣ số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nguồn kinh phí tiết kiệm đƣợc trích lập các quỹ nhƣ sau:
+ 65% trả thu nhập tăng thêm cho CBVC.
+ 15% lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
60 + 10% lập quỹ khen thưởng, phúc lợi + 10% lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập.
Dự toán Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Đƣợc dùng để đầu tƣ, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề và năng lực công tác cho CBVC trong đơn vị, đƣợc sử dụng góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng nhiệm vụ đƣợc giao.
Dự toán Thu nhập tăng thêm: tỉ lệ trích 65% chênh lệch dự toán thu chi.
Khoản thu nhập tăng thêm ngoài quỹ lương mà CBVC được hưởng
Dự toán Quỹ phúc lợi: Quỹ chi có tính chất quà ngày lễ, tết; mua sắm dụng cụ, trang bị cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; chi hoạt động của tổ chức đoàn thể: chi trợ cấp khó khăn, nghỉ hưu, nghỉ mất sức...;
chi thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ; chi tham quan học hỏi, nghỉ dƣỡng; đóng góp quỹ từ thiện; giao dịch, tiếp khách và các hoạt động xã hội khác....
Bảng 2.5 Dự toán kết quả hoạt động tài chính năm 2016-2018
Đvt: Triệu đồng
Nội Dung 2016 2017 2018
Số tiền Số tiền Số tiền
Tổng Thu dự toán 12,203 16,375 20,630
Tổng Chi dự toán 11,950 16,000 18,500
Chênh lệch thu chi 253 375 2,130
(Nguồn: Báo cáo kế hoạch hoạt động của Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi năm 2016-2018) Dự toán Quỹ khen thưởng: Chi thưởng thường xuyên trong các ngày lễ,
61
tết, chi thưởng đột xuất cho cá nhân, tập thể đạt thành tích cao trong nhiệm vụ được giao, chi thưởng cho các đơn vị, cá nhân ngoài đơn vị.
Dự toán Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: đƣợc sử dụng để bổ sung nguồn thực hiện lộ trình tăng lương theo quy định của Chính phủ; điều tiết để đảm bảo ổn định thu nhập của cán bộ viên chức qua các năm.
Bảng 2.6 Dự toán phân phối kết quả tài chính qua giai đoạn 2016-2018 Đvt: Triệu đồng
Nội Dung 2016 2017 2018
Số tiền Số tiền Số tiền
Thu nhập tăng thêm cho CBVC. 164 244 1,385
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. 38 56 320
Lập quỹ khen thưởng, phúc lợi 25 38 213
Lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập. 25 38 213 (Nguồn: Báo cáo kế hoạch hoạt động của Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi năm