Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế

Từ trước đến nay, trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất khái niệm về thuế. Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế đƣa ra mới nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế, do đó chƣa phản ánh đầy đủ bản chất chung nhất của phạm trù này.

Theo từ điển tiếng Việt thì thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp v.v...

buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định.

Nhƣ vậy, có thể hiểu: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc được Nhà nước quy định để mọi người dân và các tổ chức kinh tế phải nộp cho NSNN. Hoặc thuế là hình thức động viên, phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân do các cá nhân và các tổ chức kinh tế nộp cho Nhà nước hình thành các quỹ tiền tệ tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

b. Đặc điểm của thuế

Thuế ra đời gắn liền với Nhà nước, do đó Thuế ở chế độ xã hội nào thì mang bản chất của Nhà nước đó. Tuy nhiên, thuế có những thuộc tính bên trong, vốn có làm cho nó có tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và tạo nên những đặc trƣng riêng để phân biệt thuế với các công cụ tài chính khác. Các đặc điểm của thuế bao gồm:

- Thuế là một khoản chuyển giao thu nhập mang tính bắt buộc phi hình sự của các tầng lớp trong xã hội cho Nhà nước. Tính bắt buộc phi hình sự là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế, nó phân biệt thuế với các hình thức huy

động tài chính khác của ngân sách nhà nước. Ở bất cứ một quốc gia nào, hệ thống thuế cũng bao gồm nhiều loại thuế nhằm điều chỉnh đối với nhiều đối tƣợng khác nhau. Có loại thuế điều chỉnh thu nhập, có loại thuế điều chỉnh tiêu dùng, có loại thuế điều chỉnh tài sản..., nhƣng suy cho cùng thì chúng đều điều chỉnh đối với thu nhập của các tầng lớp trong xã hội. Các khoản thu nhập đó biến đổi trong quá trình kinh tế, hình thành các loại thu nhập khác nhau.

- Thuế là một khoản đóng góp không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Nghĩa là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn đúng số lượng và khoản thu mà nhà nước thu từ công dân đó, như là khoản vay mượn. Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của ngân sách nhà nước, suy cho cùng Nhà nước sẽ cung cấp các giá trị lợi ích cho cả cộng đồng, giá trị phần dịch vụ đó không nhất thiết tương đồng với khoản tiền thuế mà người nộp thuế đã nộp cho Nhà nước.

- Các khoản chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhà nước đối với con người và tài sản. Việc chuyển giao thu nhập không mang tính chất tuỳ tiện mà dựa trên cơ sở khoa học và đã đƣợc xác định trong các luật thuế. Nhà nước mà đại diện là cơ quan quản lý thu thuế không thể lạm dụng quyền hành một cách tùy tiện trong hoạt động thu thuế. Việc thu thuế của Nhà nước phải được các tầng lớp dân cư thừa nhận thông qua người đại diện cao nhất của mình là Quốc hội. Quốc Hội xác lập quyền thu thuế của Chính phủ bằng hệ thống pháp luật về thuế.

- Thuế là khoản thu nhập của Nhà nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Thuế là hình thức động viên thu nhập từ các hoạt động kinh tế của các thể nhân và pháp nhân. Do đó thuế chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố về kinh tế, đó là: mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu

người, giá cả thị trường, sự biến động của NSNN... Tuy nhiên, thuế cũng có những tính độc lập riêng. Nhà nước sử dụng công cụ thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tác động trở lại nền kinh tế, ƣu tiên, khuyến khích hay kìm hãm sự phát triển một số ngành nghề, lĩnh vực kinh tế theo yêu cầu chiến lƣợc phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước.

c. Chức năng của thuế

Thuế không chỉ là một nguồn thu chủ yếu của NSNN mà nó còn gắn liền với các vấn đề về: tăng trưởng kinh tế, tạo sự công bằng và ổn định trong xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và NSNN, chúng ta sẽ xem xét thuế với các chức năng cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho NSNN, kích thích tăng trưởng kinh tế, phân phối lại thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

- Chức năng đảm bảo nguồn thu cho NSNN: Mỗi một loại thuế mà nhà nước ban hành đều nhằm vào mục đích là tạo nguồn thu cho NSNN. Trong nền kinh tế thị trường vai trò này của thuế càng nổi bật bởi thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Tuy nhiên để phát huy tốt vai trò này cần phải đặt thuế trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội, bởi vì chính sự tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội là cơ sở tồn tại và phát triển của thuế.

- Chức năng kích thích tăng trưởng kinh tế: Đây là vai trò không kém phần quan trọng bởi vì chính sách thuế ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, giá cả, quan hệ cung cầu, cơ cấu đầu tƣ và đến sự phát triển hoặc suy thoái của một nền kinh tế. Nhìn chung trong quá trình cải cách hệ thống thuế của nước ta nhà nước đã chú trọng xác lập đúng đắn mối quan hệ giữa các loại thuế, xác định hợp lý các đối tƣợng chịu thuế, thuế suất và chế độ miễn giảm cho nên hệ thống thuế hiện hành đã phát huy tác dụng trong việc khuyến khích đầu tƣ, phát triển những ngành sản xuất kinh doanh có lợi cho nền kinh tế, hướng dẫn

sản xuất và tiêu dùng, thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bảo vệ và phát triển sản xuất hàng hóa trong nước và tạo điều kiện cho hàng hóa trong nước xâm nhập, cạnh tranh được với thị trường thế giới.

- Chức năng phân phối lại thu nhập và tài sản: Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của nhà nước, để thị trường tự điều chỉnh thì sự phân phối của cải và thu nhập sẽ mang tính tập trung rất cao tạo ra hai cực đối lập nhau: một thiểu số người sẽ giàu có lên nhanh chóng, còn cuộc sống của đại bộ phận dân chúng ở mức thu nhập thấp. Thực tế, sự phát triển của một đất nước là kết quả nỗ lực của cả một công đồng, sẽ không công bằng nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người. Bởi vậy cần có sự can thiệp của nhà nước vào quá trình phân phối thu nhập, sự can thiệp này đặc biệt hiệu quả bằng cách sử dụng công cụ thuế.

- Chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Thuế là một công cụ của chính sách kinh tế có thể đóng vai trò khuyến khích, hạn chế hoặc ổn định kinh tế.

Thuế có thể được sử dụng để khắc phục những bất cân bằng của thị trường, ví dụ, dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế vi mô để quốc tế hóa những tác động nội tại của nền kinh tế. Thuế cũng có thể góp phần thực hiện các cân bằng tổng thể trong khuôn khổ chính sách ngân sách dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)