Thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 61 - 81)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

2.2.3. Thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình

a. Lập dự toán thu thuế giá trị gia tăng

Công tác lập dự toán thu thuế đƣợc thực hiện cùng với lập dự toán thu ngân sách nhà nước hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn thực hiện dự toán của tỉnh, kết quả ước thực hiện của năm, dự báo tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong năm tới. Trên cơ sở dự toán đƣợc giao của tỉnh, lãnh đạo Cục Thuế giao cho

bộ phận Nghiệp vụ dự toán phối hợp với các Phòng xây dựng dự toán để giao thực hiện.

Lập dự toán đƣợc thực hiện từ cơ sở lên cơ quan tổng hợp cấp trên, nên dự toán thu có căn cứ rõ ràng, có tính tích cực và khả năng hiện thực. Dự toán được giao dựa trên kết quả thu tại Cục Thuế ở năm trước. Dự toán thu thuế GTGT của Cục Thuế Quảng Bình cũng giống nhƣ các loại sắc thuế khác, cũng đƣợc Tổng Cục Thuế giao chỉ tiêu cụ thể.

Công tác lập dự toán thu ngân sách đã xác định cụ thể cho từng nguồn thu, từng sắc thuế phát sinh trên địa bàn, trên cơ sở đó, Cục Thuế tích cực chủ động khai thác tốt nguồn thu thuế GTGT nhằm tăng thu cho NSNN.

Trong giai đoạn 2016 – 2018, kết quả thu ngân sách tại Văn phòng Cục Thuế Quảng Bình hằng năm luôn đạt và vƣợt chỉ tiêu đề ra, nhiều năm liền đứng đầu trong toàn tỉnh về công tác thu ngân sách, số thu năm sau thu đƣợc luôn cao hơn năm trước.

Bảng 2.2: Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT từ năm 2016-2018 tại Cục Thuế Quảng Bình

Đơn vị: triệu đồng

Năm

Tổng thu tại VP Cục thuế Tổng thu thuế GTGT tại VP Cục thuế

Dự toán Thực hiện

Mức độ thực hiện

(%)

Dự Toán

Thực hiện

Mức độ thực hiện

(%) 2016 798.053 837.099 104,89 315.231 353.801 112,23 2017 856.012 883.278 103,19 331.845 369.403 111,32 2018 997.021 1.109.673 111,30 345.623 393.784 113,93 (Nguồn: Các báo cáo tổng kết của Cục Thuế Quảng Bình giai đoạn 2016-2018)

Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế bắt đầu phục hồi, tuy

nhiên với đặc thù các doanh nghiệp trên địa bàn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính chƣa ổn định nên số thu NSNN dù đạt dự toán nhƣng vẫn chỉ tăng tương đối so với số thu năm trước. Cụ thể, năm 2016 tổng thu tại Văn phòng Cục đạt 837.099 triệu, đạt 104,89% dự toán ; năm 2017 tổng thu trong cân đối ngân sách đƣợc 883.278 triệu, đạt 103,19% dự toán; năm 2018 tổng thu trong cân đối ngân sách đƣợc 1.109.673 triệu, đạt 111,30% dự toán. Đối với thuế GTGT, hằng năm số thu của Văn phòng Cục thuế đều hoàn thành và vƣợt dự toán đề ra, cụ thể: năm 2016 tổng thu thuế GTGT là 353.801 triệu đồng đạt 112,23% so với dự toán; năm 2017 tổng thu thuế GTGT trong cân đối ngân sách đƣợc 369.403 triệu đồng, đạt 111,32% dự; năm 2018 tổng thu thuế GTGT là 393.784 triệu đồng đạt 113,93% so với dự toán. Số thu ngân sách tăng trưởng đều qua các năm là một điều đáng khích lệ và là động lực để toàn thể cán bộ công chức tiếp tục phấn đấu hoàn thành mục tiêu thu NSNN các năm sau. Tuy nhiên, tình trạng thất thu do doanh nghiệp trốn, nợ thuế còn tăng, thể chế hóa cơ chế chính sách pháp luật về tài chính ngân sách còn bất cập. Do đó, công tác lập dự toán còn có điểm chƣa sát với thực tế và cần đƣợc quan tâm, có biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

b. Quản lý đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng - Công tác quản lý đăng ký thuế

Cấp mã số thuế cho doanh nghiệp là công việc đầu tiên của CQT ngay sau khi doanh nghiệp đƣợc thành lập. Thông qua việc cấp MST, cơ quan thuế có đƣợc thông tin về số lƣợng DN đăng ký kê khai nộp thuế, thông tin về tình hình hoạt động SXKD thông qua các chỉ tiêu kinh tế - tài chính cơ bản mà DN phải kê khai theo quy định. Tất cả các chức năng của công tác QLT nhƣ kê khai - kế toán thuế; thanh tra, kiểm tra thuế; thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế;

tuyên truyền, hỗ trợ NNT đều sử dụng MST để nhập, cập nhật hoặc tra cứu mọi thông tin về NNT.

Công tác quản lý đăng ký thuế có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý thu thuế. Qua công tác này, CQT nắm đƣợc đầy đủ các địa điểm kinh doanh với những yếu tố cơ bản về hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tƣợng nộp thuế. Từ đó cơ quan thuế đƣa ra kế hoạch và biện pháp quản lý thu thuế thích hợp để có thể bao quát đƣợc hầu hết đơn vị nộp thuế, tránh bỏ sót nguồn thu thuế đồng thời đảm bảo công bằng xã hội và nguồn tài chính cho NSNN.

Theo quy định về chức năng nhiệm vụ việc đăng ký cấp mã số thuế DN do phòng Kê khai - Kế toán thuế của Cục Thuế thực hiện. Sau khi cấp MST, DN sẽ đƣợc phân công cho Cục Thuế trực tiếp quản lý thu thuế hoặc phân cấp cho các Chi cục Thuế.

Tại công văn số 185/CT-THDT ngày 08/04/2005 của Cục Thuế Quảng Bình quy định Cục Thuế chỉ quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước, hạch toán toàn ngành; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô lớn đa lĩnh vực, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng ra phạm vi ngoài tỉnh Quảng Bình. Số còn lại thuộc các Chi cục Thuế quản lý.

Theo luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành luật NSNN năm 2002 số thuế của các DN do Cục Thuế quản lý về cơ bản đƣợc điều tiết cho NSNN cấp tỉnh; DN do Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố nào quản lý thì đƣợc điều tiết cho NSNN của huyện, thị xã, thành phố đó.

Số lƣợng DN thuộc Văn phòng Cục Thuế Quảng Bình quản lý giai đoạn 2016 - 2018 đƣợc phản ánh tại bảng 2.3

Bảng 2.3: Số lƣợng DN thuộc Văn phòng Cục Thuế Quảng Bình quản lý giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Doanh nghiệp

STT Loại hình DN Năm So sánh

2018/2016 2016 2017 2018 (+/-) (%)

1 Công ty TNHH 307 369 440 133 143,32

2 Công ty Cổ phần 181 198 240 59 132,60

3 DN đầu tƣ NN 3 6 8 5 266,67

4 DNTN 11 14 15 4 136,36

Cộng 512 597 713 201 139,26

Nguồn: Cục Thuế Quảng Bình Từ bảng số liệu 2.3 cho chúng ta thấy số lƣợng DN thuộc Cục Thuế quản lý giai đoạn 2016 - 2018 tăng lên qua các năm với tốc độ tương đối cao, trong đó các loại hình Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tƣ nhân đều có tốc độ tăng tương đối đồng đều, loại hình doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có có tỷ lệ tăng cao nhất 266,67% nhƣng số tuyệt đối lại nhỏ nhất: chỉ 3 doanh nghiệp năm 2016 và 8 doanh nghiệp năm 2018. Điều này chứng tỏ Quảng Bình vẫn chưa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh tại tỉnh nhà. Vì vậy vấn đề đặt ra cho Quảng Bình cần phải có những chính sách, giải pháp để thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, tăng thu NSNN. Mặt khác, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có khoảng 10%

doanh nghiệp sau khi đƣợc thành lập từ 6 - 7 tháng lại xin bổ sung ngành nghề kinh doanh, điều này đòi hỏi cán bộ thuế trực tiếp quản lý phải liên tục cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có thể áp dụng đƣợc chính xác các chính sách về thuế GTGT cho doanh nghiệp.

- Công tác quản lý kê khai thuế

Việc chuyển sang quy trình người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đã đề cao sự chủ động cũng nhƣ tự chịu trách nhiệm của NNT trong

việc kê khai, tính thuế.

Kể từ khi thực hiện Luật Quản lý thuế, công tác quản lý, giám sát việc kê khai thuế hàng tháng, quý, năm đƣợc Cục Thuế Quảng Bình thực hiện một cách chặt chẽ, đúng quy trình đề ra; việc chấp hành kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp ngày càng đi vào nề nếp. Tính tuân thủ pháp luật thuế trong việc kê khai thuế cũng nhƣ chất lƣợng kê khai của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Điều đó chứng tỏ rằng Cục Thuế Quảng Bình đã thực hiện tốt công tác quản lý kê khai thuế đối với doanh nghiệp trên toàn địa bàn.

Thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử từ năm 2015 Cục Thuế Quảng Bình triển khai khai thuế và nộp thuế qua mạng. Việc kê khai qua mạng giúp NNT hạn chế tiếp xúc với CQT, giảm bớt thời gian nộp thuế, giúp người nộp thuế tiết kiệm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho NNT. Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế giai đoạn 2016 – 2018 thể hiện qua bảng 2.4.

Bảng 2.4: Tình hình kê khai nộp thuế tại Cục Thuế Quảng Bình giai đoạn 2016 – 2018

ĐVT: Doanh nghiệp

Chỉ tiêu

Năm So sánh %

2016 2017 2018 2017 / 2016 2018 / 2017

Số lƣợng DN quản lý 512 597 713 16,6 19,4

Số lƣợng DN đã kê khai

thuế đúng hạn 491 575 698 17,1 21,4

Tỷ lệ DN đã nộp tờ khai thuế đúng hạn/ Số lƣợng

DN quản lý (%)

95,89 96,21 97,90

Nguồn: Cục Thuế Quảng Bình Số liệu bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ nộp tờ khai trên số lƣợng doanh nghiệp do Cục Thuế quản lý là khá cao. Năm 2016, 2017 do tình hình kinh tế khó

khăn, bão lụt, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, một số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh nên số DN kê khai chỉ đạt trên dưới 96%, đến năm 2018 tình hình kinh tế có bước khởi sắc, nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại và thực hiện khai thuế đúng quy định, bên cạnh đó công tác quản lý kê khai thuế tháng, quý, năm cũng đƣợc chú trọng, đã đôn đốc doanh nghiệp, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế kịp thời; thực hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về nộp hồ sơ khai thuế, số trường hợp sai phạm giảm vì vậy tỷ lệ khai thuế năm đạt gần 98%

tăng 2% so với năm 2016, đây cũng là sự nỗ lực lớn của Cục Thuế Quảng Bình trong công tác đôn đốc khai thuế. Đến cuối năm 2018 đã có 98,75%

doanh nghiệp kê khai thuế đã kê khai điện tử.

Tuy nhiên, việc kê khai thuế GTGT theo cơ chế NNT tự khai, tự nộp nhƣ hiện nay còn phụ thuộc vào tính tự giác của doanh nghiệp. Do đó, có một số doanh nghiệp đã lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp để kê khai không đúng nghĩa vụ thuế, thậm chí gian lận tiền thuế ở nhiều mức độ khác nhau. Thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra từ năm 2016 đến năm 2018 cho thấy cả doanh thu tính thuế, thuế GTGT đầu ra, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp đều chứa đựng những rủi ro dẫn đến thất thu thuế:

Về thuế GTGT đầu vào: Loại hành vi phổ biến nhất trong gian lận thuế GTGT là kê khai không trung thực trong khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Bao gồm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để khấu trừ khống các yếu tố đầu vào, không phân bổ thuế GTGT đầu vào cho phần hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT bán ra, kê khai khấu trừ thuế GTGT của phần chi phí vƣợt định mức,...

Về doanh thu, thuế GTGT đầu ra: Hành vi vi phạm chủ yếu vẫn là không xuất hoá đơn khi bán hàng hoặc ghi hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán hoặc xuất hoá đơn chậm so với thời điểm bán hàng thực tế.

Vẫn còn hiện tƣợng thất thu thuế GTGT do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số nguồn thu còn chƣa đƣợc khai thác triệt để nhƣ khai thác khoáng sản, nhà hàng, khách sạn, vận tải... Cơ quan thuế cần có nhiều biện pháp để tăng nguồn thu NSNN, góp phần đảm bảo tính bình đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế và trong các doanh nghiệp.

- Công tác hoàn thuế giá trị gia tăng

Hiện nay công tác hoàn thuế GTGT đã và đang đƣợc cơ quan thuế hết sức quan tâm, đây cũng là lĩnh vực nhạy cảm trong công tác quản lý thuế.

Hoàn thuế luôn đƣợc chú trọng từ trình tự tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, các khâu luân chuyển hồ sơ, kiểm tra và thực hiện hoàn thuế theo đúng quy trình, đảm bảo đúng pháp luật cũng nhƣ quyền lợi của NNT. Trong 3 năm qua, thực hiện chủ trương của ngành thuế về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, đặc biệt là công tác hoàn thuế GTGT luôn đƣợc Cục Thuế Quảng Bình quan tâm và tập trung chỉ đạo.

Bảng 2.5. Kết quả hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Tốc độ tăng giảm (%)

2016 2017 2018

Năm 2017 so với năm 2016

Năm 2018 so với năm 2017

Số hồ sơ đề nghị hoàn 70 60 59 (14,2) (1,6)

Số hồ sơ đã xử lý 70 60 59 (14,2) (1,6)

Số thuế đề nghị hoàn 757.900 496.225 544.932 (34,5) 9,8 Số thuế đƣợc hoàn 756.674 495.943 544.094 (34,4) 9,7 Số thuế không đƣợc hoàn 1.226 282 838 (76,9) 197,2 Nguồn: Cục Thuế Quảng Bình

Qua số liệu ở bảng 2.5 ta thấy rằng số tiền thuế GTGT đề nghị hoàn và được hoàn năm 2017, 2018 giảm so với năm 2016, do năm 2016 về trước tình hình hoàn thuế tăng đột biến diễn ra khắp cả nước nên Tổng cục Thuế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt quá trình kiểm tra hoàn thuế tránh tình trạng âm quỹ hoàn thuế và tránh thất thoát số thu của Nhà nước. Trong 3 năm Cục Thuế đã hoàn cho 189 trường hợp với số tiền thuế GTGT đƣợc hoàn 1.796.711 triệu đồng. Qua xử lý hồ sơ đề nghị hoàn thuế, Cục Thuế đã loại trừ 2.346 triệu đồng tiền thuế GTGT không đủ điều kiện hoàn, số thuế này phần lớn nguyên nhân là do các DN vi phạm về khai thuế nhƣ kê khai hóa đơn đầu vào chứng từ không đảm bảo hợp lệ, khai thuế GTGT đầu vào của các hàng hóa mua vào không phục vụ SX - KD, hoặc vừa phục vụ SX - KD hàng hóa chịu thuế vừa không chịu thuế nhƣng không phân bổ theo quy định, doanh thu đầu ra khai thiếu so với thực tế kinh doanh...

Trong thời gian qua, Cục Thuế Quảng Bình tiếp tục tăng cường công tác ngăn chặn các hành vi vi phạm về hóa đơn GTGT thông qua ứng dụng “đối chiếu chéo bảng hóa đơn” nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời có hiệu quả các DN, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; thanh tra các DN giao dịch qua ngân hàng có dấu hiệu đáng ngờ. Song song với đó, Cục Thuế Quảng Bình luôn đề cao công tác giám sát và theo dõi các hành vi, thủ đoạn gian lận trong hoàn thuế GTGT để kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, kể cả việc điều tra, truy tố và xét xử về hành vi phạm tội này.

Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện, công tác hoàn thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhƣ: Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế cả nước, nhiều ngành nghề kinh doanh mới phát sinh như: Kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp... gây khó khăn cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra hoàn thuế GTGT do chƣa am hiểu về lĩnh vực này. Mặt khác, công tác phối hợp giữa bộ phận kê khai và bộ phận

thanh tra, kiểm tra chƣa tốt, công tác rà soát đánh giá rủi ro trong công tác hoàn thuế GTGT để phát hiện các DN có rủi ro cao, DN “ma”, DN “đen” có thủ đoạn chiếm đoạt tiền thuế ở địa phương chưa hiệu quả.

c. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế giá trị gia tăng

Với việc quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã làm tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thuế của DN. Tuy nhiên DN kinh doanh trước hết vì mục tiêu lợi nhuận nên tối thiểu hoá số thuế phải nộp luôn là việc mà không một DN nào không muốn. Vì vậy việc sử dụng các thủ đoạn nhằm thực hiện hành vi trốn thuế, khai thiếu thuế luôn luôn tồn tại ở một số DN.

Trước thực tế đó, CQT luôn đẩy mạnh công tác thanh tra - kiểm tra thuế cùng với hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các DN để nâng cao trình độ nhận thức, tính tự giác của DN.

Theo quy định của Luật Quản lý thuế thì kiểm tra thuế đƣợc thực hiện dưới 2 hình thức, đó là: Kiểm tra thuế tại cơ quan thuế (kiểm tra tại bàn) và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.

Trong những năm qua, Cục Thuế Quảng Bình đã tập trung lực lƣợng rà soát, đối chiếu, kiểm tra giám sát đƣa toàn bộ DN vào diện quản lý của cơ quan thuế. Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở CQT, đẩy nhanh tiến độ thanh tra - kiểm tra tại DN. Chú trọng vào các DN lớn, có dấu hiệu rủi ro về thuế cao; các DN có những biểu hiện vi phạm trong kê khai nộp thuế; các DN thường xuyên kê khai lỗ nhưng vẫn tiếp tục đầu tư mở rộng; các DN chưa được thanh tra, kiểm tra từ 2 năm trở lên; kiểm tra trước và sau hoàn thuế;

kiểm tra thuế kết hợp với kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế. Tập trung vào những lĩnh vực có dấu hiệu thất thu nhiều nhƣ: xây dựng cơ bản, khai thác khoáng sản, kinh doanh gỗ, kinh doanh vật liệu xây dựng,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 61 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)