CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế GTGT
a. Các nhân tố bên ngoài
- Hệ thống chính sách, pháp luật thuế
Hệ thống thuế mang tính chắp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, có thể vừa lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu, đảm bảo chặt chẽ, ổn định trong thời gian dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ đƣợc sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác động thúc đẩy
hạch toán kinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ.
- Ý thức của NNT đối với việc chấp hành luật pháp Nhà nước về thuế Đây là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động quản lý thuế GTGT. Nếu NNT tuân thủ pháp luật thuế tốt thì họ sẽ tự giác kê khai và nộp thuế đầy đủ, các hành vi gian lận, trốn thuế cũng sẽ đƣợc hạn chế hơn. Vì vậy để nâng cao nhận thức của NNT trong việc chấp hành pháp luật thuế cần khuyến khích các cá nhân, tổ chức lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ, tăng cường tuyên truyền chính sách, giáo dục kiến thức về thuế nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn
Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế GTGT phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số người nộp thuế GTGT nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít người nộp thuế và số thuế thu đƣợc ít thì chi phí cho một đồng thuế thu đƣợc sẽ cao. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ đƣợc đơn giản và hiệu quả hơn.
- Sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức khác
Cơ quan thuế hành động không vì lợi ích riêng của ngành Thuế, mà là vì lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của chính đối tượng nộp thuế. Do đó, trách nhiệm hỗ trợ, phối hợp từ phía các bộ, ngành, các tổ chức liên quan khác cũng như các ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại phải là một nghĩa vụ pháp lý quy định bởi Nhà nước. Để khắc phục việc thất thu NSNN, các cơ quan chức năng liên quan phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế để thực hiện công tác quản lý thuế một cách tối ƣu nhất. Cần có sự phối hợp của các ban ngành có liên quan để triển khai đồng bộ việc thi hành chính sách
thuế với các chính sách quản lý kinh tế - chính trị trên địa bàn.
b. Các nhân tố bên trong
- Năng lực tổ chức bộ máy quản lý, điều hành
Thực hiện quản lý thuế trước hết được căn cứ vào hệ thống chính sách, chức năng, nhiệm vụ đƣợc phân công. Tuy nhiên kết quả thực hiện đến đâu lại phụ thuộc rất nhiều vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành. Tổ chức bộ máy điều hành không phù hợp thì công tác thu thuế không thể đạt hiệu quả cao. Do đó đòi hỏi cơ quan thuế phải thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý để đáp ứng với yêu cầu QLT. Bộ máy quản lý cần đạt đƣợc các tiêu chí: tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực, đúng chức năng nhiệm vụ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận.
- Trình độ, năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế
Để quản lý tốt nguồn thu NSNN nói chung, thuế GTGT nói riêng thì trình độ, năng lực chuyên môn và đạo đức của cán bộ, công chức thuế là nhân tố quan trọng hàng đầu. Cán bộ thuế vừa là người tuyên truyền hỗ trợ chính sách pháp luật thuế, vừa là người theo dõi việc chấp hành của NNT, do vậy trình độ chuyên môn cao và phẩm chất đạo đức tốt của cán bộ thuế là vấn đề mà ngành thuế cần quan tâm đặc biệt. Trong tương lai, ngành thuế qua công tác tuyển dụng phải chọn được những người có tâm, có tài để công tác, đồng thời thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn để rạo ra một đội ngũ cán bộ thuế chuyên nghiệp.
- Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong công tác thu thuế.
Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý sẽ giúp cho cơ quan thuế quản lý chặt chẽ người nộp thuế, hạn chế được tình trạng gian lận trốn thuế. Người nộp thuế thực hiện kê khai thuế đảm bảo nhanh chóng, thuận lợi, chính xác, góp phần tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động quản lý thuế GTGT là một yêu cầu tất yếu của quản lý nhà nước về thuế. Việc quản lý thuế GTGT nhằm đạt được những mục tiêu nhất định thông qua bộ máy thống nhất từ trung ương đến địa phương. Quản lý thuế GTGT chịu tác động của rất nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong, có cả mặt tiêu cực lẫn tích cực, do vậy, muốn công tác quản lý thuế GTGT đƣợc tốt trước hết hệ thống pháp luật về thuế phải thật sự chặt chẽ và kịp thời để điều chỉnh hoạt động của các đối tƣợng kinh tế.
Chương 1 đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động quản lý thuế GTGT. Cụ thể chương này nêu rõ về khái niệm, mục tiêu, cũng như các vai trò và nội dung của hoạt động quản lý thuế GTGT, xác định các tiêu chí phản ánh kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý thuế GTGT của cơ quan thuế.
Nội dung chương này là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình trong chương 2 và đề xuất khuyến nghị trong chương 3.
CHƯƠNG 2