Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 89 - 96)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế

Thực hiện cơ chế quản lý theo mô hình tự khai tự nộp là một bước tiến trong công tác quản lý thuế, nó đòi hỏi bộ máy quản lý thuế của Cục Thuế phải được tổ chức theo mô hình chức năng và vận hành tương đối thông suốt.

Hàng năm theo quy định của Tổng cục Thuế, Cục Thuế phải thực hiện việc luân phiên, luân chuyển trong khi QLT theo mô hình chức năng đòi hỏi cán bộ phải đƣợc chuyên môn hoá cao. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ còn mang tính chắp vá, chƣa có chiến lƣợc đào tạo bài bản. Các bộ phận chức năng phối hợp còn thiếu đồng bộ, chặt chẽ. Việc khai thác số liệu phục vụ cho công tác báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất phục vụ cho lãnh đạo còn mất nhiều thời gian.

Bộ máy hành thu về cơ bản đã bố trí theo mô hình của Tổng cục Thuế, song do số lƣợng cán bộ không tăng mà số lƣợng DN tăng nhanh dẫn đến việc bố trí nhân lực cho hoạt động QLT còn nhiều bất cập.

- Sự phối hợp giữa các ban ngành với cơ quan thuế

Công tác quản lý thuế ngày nay cần đƣợc sự phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành liên quan. Tuy nhiên, thực tế công tác phối hợp quản lý thuế giữa cơ quan thuế với chính quyền địa phương các cấp, các ban ngành cấp Tỉnh chƣa đƣợc chặt chẽ. Các ban, ngành còn xem công tác quản lý thuế là việc riêng của cơ quan thuế, do đó, trong quá trình thu thập, nắm bắt thông tin từ các cơ quan phục vụ cho việc quản lý thuế gặp không ít khó khăn, một số ban, ngành còn vô tình tạo điều kiện cho DN trong việc không chấp hành nghĩa vụ thuế.

- Công tác quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế

Về tiêu chí để phân cấp quản lý doanh nghiệp giữa Cục Thuế với các Chi cục Thuế còn chƣa thực sự khoa học cũng đã gây khó khăn trong công tác quản lý các doanh nghiệp mới thành lập. Cơ chế liên thông một cửa giữa Cục Thuế

với Sở Kế hoạch và đầu tƣ hoạt động chƣa thực sự thông suốt, còn hiện tƣợng doanh nghiệp đƣợc cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế nhƣng chậm đến cơ quan thuế đăng ký, kê kê khai nộp thuế theo quy định.

- Công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Công tác thanh, kiểm tra thuế mới chỉ đáp ứng đƣợc một phần với yêu cầu quản lý mới. Tình trạng gian lận thuế còn diễn ra phổ biến, trong khi số lƣợng doanh nghiệp ngày càng tăng; đội ngũ cán bộ, công chức thuế làm công tác thanh tra - kiểm tra có hạn. Tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc thanh tra, kiểm tra còn chƣa cao, trong khi đó hầu hết số doanh nghiệp đƣợc thanh, kiểm tra đều có sai phạm phải xử lý truy thu, xử phạt về thuế. Những doanh nghiệp qua kiểm tra phát hiện gian lận thuế, Cục Thuế mới chỉ dừng lại ở mức độ truy thu số tiền thuế khai thiếu, xử phạt chậm nộp tiền thuế và phạt do khai sai.

Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng khác nhƣ Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra... chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó trình độ chuyên môn của một số cán bộ thanh, kiểm tra còn hạn chế, đặc biệt là kiến thức về kinh tế ngành, kỹ năng khai thác thông tin, xử lý thông tin trong quá trình tác nghiệp cũng làm hạn chế hiệu quả của công tác này.

- Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Công tác cƣỡng chế nợ thuế thực hiện còn rất hạn chế, việc áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế nhƣ trích tiền của doanh nghiệp nợ thuế tại tài khoản ngân hàng, cƣỡng chế kê biên tài sản, cƣỡng chế nợ qua bên thứ 3...

đều chƣa đạt hiệu quả cao do doanh nghiệp nợ thuế đã mất khả năng thanh toán, tài sản của doanh nghiệp đã thực hiện thế chấp tại Ngân hàng, doanh nghiệp không còn khách hàng nợ...

Việc đôn đốc thu hồi nợ chƣa kiên quyết áp dụng đầy đủ, quyết liệt các chế tài trong công tác xử lý các khoản nợ đọng thuế, chỉ mới dừng lại ở việc thông báo tiền thuế nợ và tính tiền chậm nộp. Việc theo dõi, đánh giá chính

xác, đầy đủ các khoản nợ và phân nợ còn lúng túng do thiếu các quy định hướng dẫn về quản lý cưỡng chế thu nợ.

- Hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ các doanh nghiệp

Tuy hệ thống tuyên truyền và hỗ trợ đã có những cố gắng nhất định song xét một cách khách quan thì vẫn còn có những thông tin đƣợc cung cấp chƣa đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời cho DN. Mặt khác, các hình thức cung cấp thông tin qua các phương tiện báo, đài vẫn tương đối khô khan và chưa có nhiều sự đổi mới, sáng tạo để thu hút sự quan tâm của NNT và xã hội.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền và hỗ trợ NNT; công tác đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế điện tử; giải đáp trực tuyến qua mạng ngành Thuế với sự hỗ trợ của công nghệ chƣa đáp ứng nhu cầu đặt ra...

b. Nguyên nhân của các hạn chế trên - Nguyên nhân từ phía cơ quan thuế:

+ Kiến thức và kỹ năng về kế toán, về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của một bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế còn hạn chế nên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra.

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng chƣa đƣợc chặt chẽ nên số tiền truy thu, xử phạt nộp thuế GTGT vào NSNN sau thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ thấp. Việc lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra thuế còn chƣa thực sự khoa học; lực lƣợng phục vụ cho công tác thanh tra NNT còn thiếu, số cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sâu để thực hiện công tác thanh tra - kiểm tra thuế còn chƣa nhiều.

+ Trang thiết bị phục vụ phục vụ cho công tác quản lý thuế còn chƣa theo kịp với yêu cầu của công tác quản lý thuế hiện đại, tính đồng bộ chƣa cao.

+ Việc áp dụng quản lý chƣa thật sự linh động, Cục Thuế chỉ mới áp dụng những quy trình cũng nhƣ những quy định theo pháp luật, chƣa có sự cải

thiện, làm mới phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Những nguyên nhân từ phía doanh nghiệp:

+ Ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các một bộ phận DN chƣa cao, nhiều DN thường tìm và lợi dụng kẽ hở của pháp luật, những sơ hở về chính sách, chế độ, sự thiếu quản lý chặt chẽ của cán bộ thuế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế ở một số DN còn hạn chế dẫn đến số nợ ngày càng tăng.

+ Người tiêu dùng còn có thói quen sử dụng tiền mặt khi mua hàng hoá dịch vụ, không có ý thức yêu cầu người bán cung cấp hóa đơn đã tạo điều kiện cho DN trốn thuế, làm thất thu NSNN, tạo bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế.

+ Nhiều DN còn lợi dụng tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, khó khăn trong việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại đã cố tình chiếm dụng tiền thuế để bù đắp cho sự thiếu hụt về vốn kinh doanh.

+ Thủ tục thành lập DN thông thoáng, thuận tiện, vì vậy nhiều DN thành lập đã không đăng ký kê khai, nộp thuế nhƣng các cơ quan chức năng không phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định.

+ Các DN thường xuyên thay đổi kế toán, do vậy, công tác kế toán bị ảnh hưởng từ đó ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Một số DN công tác kế toán không được quan tâm đúng mức, việc lưu trữ hồ sơ tài liệu chƣa đƣợc đảm bảo.

- Những nguyên nhân từ cơ chế chính sách thuế:

+ Việc thay đổi liên tục các quy định về chính sách thuế GTGT phần nào gây tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN gián tiếp ảnh hưởng đến số thu thuế GTGT. Cho đến thời điểm hiện tại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT đã có khoảng hơn 19 văn bản bao gồm:

Luật thuế GTGT và 3 Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế GTGT; 6 Nghị định và

hơn 10 Thông tư hướng dẫn, sửa đổi Luật và Nghị định. Từ đó ta thấy, chính sách thuế GTGT còn rườm rà, phức tạp, và liên tục thay đổi, bổ sung khiến cho cơ quan thuế cũng nhƣ NNT gặp không ít trở ngại khi thực hiện chính sách thuế GTGT.

+ Tại địa phương, các cơ quan chức năng có liên quan như: công an, sở kế hoạch đầu tƣ, ngân hàng đôi lúc thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với Cục thuế trong việc cung cấp thông tin và áp dụng các biện pháp hỗ trợ để thu đầy đủ, kịp thời số thuế GTGT vào NSNN. Nhƣng hiện tại vẫn chƣa có quy định nào quy định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, các đơn vị có liên quan đến công tác thu, nộp thuế GTGT.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy, về công tác quản lý thu thuế của Văn phòng Cục Thuế Quảng Bình, thực trạng thu thuế GTGT trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018 trên địa bàn. Trên cơ sở đó, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế Quảng Bình. Luận văn cũng đã phân tích các mặt tồn tại trong công tác quản lý thuế GTGT, nguyên nhân của những tồn tại này xuất phát từ cả phía CQT, NNT và cơ chế chính sách thuế để làm cơ sở cho việc đƣa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng trong thời gian tới.

Những hạn chế chủ yếu mà luận văn đƣa ra là: công tác theo dõi, đôn đốc NNT kê khai thuế theo quy định đôi lúc còn chƣa kịp thời; công tác tuyên truyền chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của NNT; chất lƣợng rà soát hồ sơ tại CQT chƣa cao, chƣa trọng tâm; công tác đôn đốc thu nộp các khoản tiền thuế truy thu và phạt sau kiểm tra còn nhiều khó khăn; các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế nói chung và nợ thuế GTGT nói riêng chƣa thực sự phù hợp; Chức năng quản lý thuế giữa các bộ phận còn chồng chéo,... để từ đó làm cơ sở đƣa đến những khuyến nghị để dần hoàn thiện hoạt động QLT GTGT trong thời gian tới ở chương 3.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)