Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 23 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (hay còn gọi là VAT-Value Added Tax) đƣợc phát kiến bởi một người Đức tên là Carl Friedrich Von Simens vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX, tuy nhiên tại thời điểm đó lý luận của ông không đủ sức thuyết phục Chính phủ Đức. Ban đầu, thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu, quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành luật thuế GTGT là Cộng hòa Pháp vào năm 1954. Qua nghiên cứu cho thấy, số lƣợng quốc gia áp dụng

thuế GTGT trên thuế hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng, từ khoảng 140 nước năm 2004 lên hơn 160 nước trong năm 2018.

Ở nước ta luật thuế GTGT được ban hành ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ 11 Quối hội khóa IX và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/1999, nhằm khắc phục nhƣợc điểm của thuế doanh thu là thu thuế trùng lắp, nhiều mức thuế suất, hạn chế xuất khẩu để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý thuế.

Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng (Bộ Tài Chính, năm 2008). Thực chất thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Tuy nhiên về bản chất, thuế GTGT khác với các loại thuế gián thu khác, điều này thể hiện qua các đặc điểm dưới đây của thuế GTGT (Tổng cục Thuế, 2008).

b. Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT là một loại thuế độc lập nên thuế GTGT có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt nó với các loại thuế khác đó là:

- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ.

Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ làm cho số thuế GTGT áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng.

Nếu nhƣ thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thuế xuất, nhập khẩu chỉ đánh ở khâu xuất hoặc nhập khẩu thì thuế GTGT lại đánh ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa.

- Thuế GTGT có đối tƣợng chịu thuế rất lớn. Mọi đối tƣợng tồn tại trong xã hội, kể cả cá nhân và tổ chức đều phải chi trả thu nhập của mình để thụ hưởng kết quả SXKD tạo ra cho xã hội. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi

đối tượng trong nhân dân thể hiện thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội, đồng thời thể hiện đặc tính công bằng của thuế. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.

- Thuế GTGT là một loại thuế gián thu. Tính gián thu của thuế GTGT được biểu hiện ở việc người nộp thuế và người chịu thuế không đồng nhất với nhau. Người mua hàng hóa, dịch vụ là người phải trả thuế GTGT thông qua giá mua hàng hóa, dịch vụ. Người bán hàng hóa, dịch vụ thực hiện nộp khoản thuế GTGT “đã được người mua trả” vào ngân sách nhà nước.

c. Chức năng của thuế giá trị gia tăng

- Thuế GTGT là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, có tác dụng điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế, có tác dụng điều tiết thu nhập của các tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

- Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tƣ, xuất khẩu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, chuyên môn hóa, hợp tác hóa sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với phát triển kinh tế thị trường.

- Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thông qua áp dụng thuế suất 0%. Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ không phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu và còn đƣợc hoàn số thuế GTGT đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)