Khuyến nghị đối với Cục Thuế Quảng Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 102 - 114)

CHƯƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

3.2.1. Khuyến nghị đối với Cục Thuế Quảng Bình

a. Quản lý chặt chẽ doanh nghiệp kê khai đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế GTGT

- Trong công tác đăng ký thuế: Cơ quan thuế cần thường xuyên phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tƣ tỉnh Quảng Bình là cơ quan cấp đăng ký kinh doanh để theo dõi, đối chiếu tình hình DN đăng ký kinh doanh, đăng ký mã số thuế, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chú trọng công tác bổ sung thông tin đối với các DN có sự thay đổi.

- Đối với công tác kê khai thuế GTGT: Trong công tác theo dõi hồ sơ khai thuế GTGT, cần phải kiểm soát các giai đoạn nhằm yêu cầu NNT nộp tờ khai thuế GTGT đúng hạn. Cụ thể, nếu quá thời hạn người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp hồ sơ hoặc thời hạn gia hạn nộp hồ sơ, bộ phận Kê khai – Kế toán thuế lập và gửi thông báo yêu cầu người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế GTGT, trong thông báo cần ấn định thời hạn cuối cùng người nộp thuế phải

nộp cho cơ quan thuế là 05 ngày kể từ ngày phát hành thông báo lần 1. Thông báo được gửi cho NNT qua đường bưu chính theo địa chỉ đã đăng ký hoạt động, địa chỉ email và tài khoản giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, địa chỉ thư điện tử mà người nộp thuế đã đăng ký kê khai, nộp thuế điện tử. Sau 05 ngày làm việc kể từ thời điểm bộ phận Kê khai – Kế toán thuế gửi Thông báo lần 1, người nộp thuế vẫn chƣa nộp hồ sơ khai thuế GTGT, bộ phận Kê khai – Kế toán thuế tiếp tục gửi Thông báo lần 2 qua cổng thông tin điện tử và qua đường bưu chính. Nếu quá 05 ngày làm việc kể từ thời điểm Bộ phận Kê khai – Kế toán thuế gửi Thông báo lần 2, người nộp thuế vẫn chưa nộp hồ sơ khai thuế GTGT, Bộ phận Kê khai – Kế toán thuế tiến hành chuyển danh sách cho bộ phận kiểm tra thuế tiến hành xác minh địa điểm. Trong quá trình thực hiện, phải kịp thời đề xuất bất cập, trao đổi với các bộ phận có liên quan để tìm ra giải pháp thực hiện phù hợp với tình hình thực tế.

- Phối hợp với các ngành và chính quyền các cấp xác minh các đơn vị có MST nhƣng không kê khai thuế GTGT. Trên cơ sở đó tiến hành thủ tục đóng MST đối với các DN thuộc diện phải đóng MST. Đối với các DN đã ngừng hoạt động, giải thể, phá sản tiến hành đôn đốc để thực hiện các thủ tục quyết toán thuế, đóng MST theo quy định.

- Lên kế hoạch rà soát 100% hồ sơ khai thuế GTGT tại trụ sở cơ quan thuế để kịp thời phát hiện hồ sơ khai thuế khai sai, hồ sơ bất thường để kịp thời chuyển bộ phận kiểm tra phân tích tình hình doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Theo dõi, giám sát và nắm bắt kịp thời số DN thành lập mới, tạm nghỉ kinh doanh, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, bỏ kinh doanh để lập bộ danh bạ phân giao cho các cán bộ quản lý theo dõi mua bán hoá đơn GTGT bất hợp pháp, không hoạt động SXKD, không kê khai nộp thuế để ngăn chặn kịp thời. Đối với những trường hợp đã chuyển bộ phận

kiểm tra xử lý phải theo dõi và yêu cầu bộ phận kiểm tra trả lời kết quả xử lý trong thời gian quy định.

- Liên tục hoàn thiện, sửa đổi bổ sung các tiêu chí phân cấp quản lý thu thuế GTGT giữa Cục thuế và các Chi cục Thuế để có sự phân công DN mới thành lập một cách hợp lý.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác kê khai và kế toán thuế.

Khắc phục kịp thời các lỗi phát sinh, liên tục cập nhật, nâng cấp ứng dụng để theo dõi chính xác và quản lý thu ngân sách thuế GTGT thông qua việc quản lý số lƣợng NNT, các tờ khai hàng tháng, quý, chứng từ thu nộp ngân sách...

- Tiếp tục tuyên truyền và đẩy mạnh công tác kê khai và nộp thuế GTGT bằng điện tử để giảm thời gian và chi phí hành chính cho NNT, thực hiện nâng cao cải cách, hiện đại hóa công nghệ QLT.

- Tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp giữa CQT, KBNN, các Ngân hàng thương mại trong việc đảm bảo luân chuyển chứng từ nộp thuế GTGT của các DN kịp thời và chính xác, có các biện pháp chấn chỉnh những sai sót, hoặc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu NSNN.

b. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế GTGT có ý nghĩa rất quan trọng, quyết định sự thành công hay không của chính sách thuế GTGT vào thực tiễn. Chính sách thuế GTGT cần có sự truyền tải một cách cụ thể, đúng nội dung, đúng đối tƣợng và đúng thời điểm để NNT hiểu, nắm bắt đƣợc quyền và nghĩa vụ của mình khi chấp hành pháp luật về thuế. Do vậy, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao tính khả thi của chính sách thuế hiện nay.

- Cục Thuế cần có sự phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền phổ biến về chính sách pháp luật thuế GTGT, đồng thời kết hợp

biểu dương những đơn vị có thành tích trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT với Nhà nước, lên án những hành vi chây ỳ, trốn thuế, chậm nộp tiền thuế vào NSNN, đây vừa là hình thức tuyên truyền về ý thức tốt cho NNT vừa là biện pháp răn đe những hành vi sai phạm.

- Đổi mới hình thức tuyên truyền cho cộng đồng xã hội, đặc biệt chú trọng các dịch vụ hỗ trợ đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế GTGT.

- Cục thuế cần phải thường xuyên tham mưu cho UBND tỉnh, huyện có văn bản chỉ đạo yêu cầu chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành cùng phối kết hợp trong việc tuyên truyền chính sách pháp luật thuế GTGT, cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan thuế trong việc quản lý thuế GTGT. Phát động tuyên truyền mạnh mẽ việc bán hàng xuất hóa đơn GTGT và mua hàng phải lấy hóa đơn GTGT trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế và cho cả công tác QLT GTGT. Từng bước đưa chính sách thuế vào cuộc sống để nâng cao tính tuân thủ chấp hành nghĩa vụ thuế.

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Động viên cán bộ phải nâng cao tinh thần nghiên cứu sâu và rộng các văn bản pháp luật thuế GTGT, thường xuyên bổ sung kiến thức và kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc đƣợc giao. Cán bộ khi trả lời chính sách cần đảm bảo tính chính xác của thông tin cung cấp. Muốn vậy, cần nắm vững cơ sở pháp lý của vấn đề mà NNT cần hỗ trợ.

c. Tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật thuế GTGT của các doanh nghiệp

Đối với công tác quản lý thuế GTGT, công tác kiểm tra là công tác chủ yếu, đƣợc coi trọng hàng đầu. Mục tiêu chủ yếu của công tác kiểm tra thuế GTGT là hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất thu cho NSNN. Qua công tác kiểm tra, CQT có thể xác minh đƣợc tính trung thực, đúng đắn trong việc khai

nộp thuế của NNT và chấn chỉnh các sai phạm trong chấp hành pháp luật thuế. Tuy nhiên cùng với sự tăng lên về số lƣợng DN, NNT đang tăng lên hàng năm, sự thiếu hụt của đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế khiến việc QLT, thanh tra, kiểm tra thuế GTGT theo cơ chế hiện tại là không đủ. Để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại địa phương đạt hiệu quả cao, cần phải tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp. Đồng thời phải có cơ chế phân công, phối hợp cụ thể, rõ ràng giữa các tổ chức, bộ phận trong Cục thuế. Để công tác quản lý thuế GTGT đƣợc hoàn thiện, công tác kiểm tra cần phải được nâng cao theo hướng sau:

- Tăng cường kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT hàng tháng tại cơ quan thuế đảm bảo 100% số lƣợng DN phải đƣợc phân tích hồ sơ khai thuế tháng, quý, năm và trên báo cáo tài chính.

- Trước khi tiến hành kiểm tra tại DN từng đoàn kiểm tra phải thực hiện phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính, kết hợp với dữ liệu quản lý thuế của ngành xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm để phân công cho từng thành viên của đoàn kiểm tra, lập bảng phân tích đánh giá tình hình khai thuế;

thông qua phân tích các chỉ tiêu doanh thu, thuế GTGT đầu ra, thuế GTGT đầu vào, thuế GTGT phải nộp, … để phát hiện dấu hiệu sai phạm.

- Phân công cán bộ thực hiện ngay việc phân nhóm ngành nghề DN trong kế hoạch thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, để tập trung phân tích có trọng tâm, trọng điểm, trong công tác kiểm tra tại DN cần phải kiểm tra, đối chiếu giữa sổ sách kế toán với thực tế, kiểm tra việc quản lý sử dụng hóa đơn, xác minh, đối chiếu hóa đơn với các DN có quan hệ mua bán, giao dịch thanh toán (xác minh đối chiếu hợp đồng, hóa đơn thanh toán, hàng hóa dịch vụ mua, bán..), việc xác minh có thể linh hoạt thực hiện trước, trong và sau cuộc kiểm tra. Bên cạnh đó, định kỳ tổ chức đánh giá, và tổng hợp các hành vi sai phạm để rút kinh nghiệm và có biện pháp thực hiện nhiệm

vụ đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường công tác xác minh hoá đơn GTGT để phát hiện kịp thời những trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để kê khai khấu trừ thuế;

nhằm phát hiện sự bất hợp lý giữa sử dụng hoá đơn với kê khai thuế.

- Đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro, dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin về người nộp thuế. Tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình kê khai thuế GTGT các ngành như khai thác khoáng sản, nhà hàng, khách sạn... do tiềm ẩn nhiều rủi ro về gian lận thuế GTGT.

- Tập trung nguồn lực kiểm tra 100% số hồ sơ hoàn thuế thuộc diện hoàn trước kiểm tra sau đảm bảo kịp thời, nhanh chóng tránh gây phiền hà, ách tắc cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

d. Chú trọng hơn nữa hoạt động quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế GTGT

Để đạt mục tiêu do Tổng cục Thuế đề ra là tỷ lệ nợ thuế trên tổng số thu không vƣợt quá 5%, góp phần thu kịp thời số thuế phát sinh vào NSNN, bộ phận thu nợ và cưỡng chế nợ thuế cần tăng cường thực hiện các giải pháp sau:

- Phòng quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế cần phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng khác trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế GTGT.

Thông qua bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT phổ cập rộng rãi các chính sách thuế đến NNT, qua đó người dân hiểu được trách nhiệm và quyền lợi, nghĩa vụ của việc nộp thuế. Phòng Kê khai – Kế toán thuế cần đôn đốc DN ngay từ lúc nộp hồ sơ khai thuế, tránh để tình trạng nợ kéo dài. Đặc biệt, phòng quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế cần kết hợp với bộ phận thanh tra, kiểm tra để đôn đốc thu nợ ngay trong quá trình kiểm tra DN, đôn đốc DN nộp ngay số tiền thuế qua thanh tra, kiểm tra.

- Thường xuyên đối chiếu số liệu với bộ phận kê khai kế toán thuế để xác định chính xác số nợ thuế GTGT của từng DN. Thực hiện rà soát, phân loại nợ, tổng hợp chính xác số tiền thuế nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng đối tƣợng thuế để có các giải pháp thu nợ đạt hiệu quả.

- Thường xuyên áp dụng các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, phạt chậm nộp thuế GTGT. Kiên quyết áp dụng các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế đối với những khoản nợ thuế GTGT thuộc diện phải cƣỡng chế.

- Thực hiện công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp chây ỳ, không nộp tiền thuế đúng hạn, theo quy định của Luật Quản lý thuế.

- Cần phải tăng cường đổi mới và đa dạng hơn nữa các biện pháp thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế GTGT nhƣ: ngoài việc gửi thông báo nợ thuế đến NNT qua đường bưu điện, Cục Thuế có thể phối hợp với cơ quan Viễn thông để triển khai dịch vụ nhắn tin đôn đốc nộp tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp đến số điện thoại của người đứng đầu DN, gửi email tự động các thông báo thuế nợ đến doanh nghiệp nợ thuế nhằm nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành nộp thuế. Ngoài ra bên cạnh đƣa thông tin NNT chây ỳ nợ thuế lên các phương tiện thông tin đại chúng, Cục thuế có thể kết hợp biểu dương các DN thực hiện tốt nghĩa vụ thuế để nâng cao uy tín cho DN từ đó tạo động lực cho DN nộp thuế tốt.

- Tăng cường phối hợp với các ngành: KBNN, các Ngân hàng thương mại để tiến hành thu thuế, thu nợ của NNT qua đối tƣợng thứ ba.

- Tiến hành rà soát, xóa nợ ảo và nợ không có khả năng thu hồi thuế GTGT: Thường xuyên đối chiếu nợ với NNT và lập báo cáo gửi Tổng cục Thuế điều chỉnh những trường hợp phát sinh nợ ảo trên hệ thống TMS để giảm áp lực chỉ tiêu nợ thuế tại Cục thuế.

- Cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý và cưỡng chế nợ thuế GTGT đối với các DN cố tình chây ỳ nộp thuế. ... Đối với các DN có ý thức chấp hành pháp luật thuế, tích cực trong xử lý nợ thuế, thực hiện đƣợc cam kết với cơ quan thuế, sẽ tổ chức làm việc với DN nợ thuế này để tháo gỡ khó khăn, động viên, thuyết phục nộp nợ thuế và áp dụng linh hoạt các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế để tạo điều kiện cho DN vừa thực hiện nghĩa vụ với NSNN vừa duy trì hoạt động SXKD.

e. Tăng cường công tác kiểm tra, xác minh hóa đơn GTGT mua bán hàng hóa, dịch vụ

Hóa đơn GTGT đóng vai trò quan trọng trong hoạt động QLT GTGT, bởi nó là cơ sở cho việc xác định giá trị tính thuế và thuế GTGT. Qua hoạt động quản lý thuế GTGT cho thấy tình trạng gian lận về thuế đang diễn ra phổ biến, ngày càng tinh vi nhƣng chƣa đƣợc phát hiện kịp thời. Hiện tƣợng gian lận hóa đơn để trốn tránh nghĩa vụ thuế, lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước đang diễn ra phổ biến và gây thiệt hại lớn cho NSNN.

Nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn GTGT và khắc phục kịp thời những tồn tại trong công tác quản lý hóa đơn GTGT, xác minh hóa đơn GTGT trong hoạt động SX-KD, Cục Thuế Quảng Bình cần áp dụng các giải pháp sau:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Bình tiến hành rà soát lại các doanh nghiệp đã đƣợc cấp giấy phép kinh doanh xem đã đúng với địa chỉ đăng ký để quản lý việc sử dụng hóa đơn GTGT, đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là có thật, tránh xảy ra tình trạng mua bán hóa đơn bất hợp pháp.

- Bộ phận quản lý ấn chỉ: Thông qua công tác quản lý phát hành, báo cáo sử dụng hóa đơn GTGT kịp thời phát hiện các doanh nghiệp có rủi ro cao

về in, phát hành, mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp dựa vào các dấu hiệu:

+ Doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng nhưng sử dụng nhiều hóa đơn (trên 500 số), số lƣợng xóa bỏ, hủy chiếm trên 20% tổng số hóa đơn sử dụng;

+ Doanh nghiệp không phát hành hóa đơn;

+ Doanh nghiệp có phát hành hóa đơn nhƣng không nộp báo cáo cho CQT; doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tăng đột biến (tăng trên 20% so với bình quân các kỳ trước),…

Bộ phận ấn chỉ thường xuyên cung cấp thông tin để bộ phận kiểm tra tiếp tục phân tích tình hình có biện pháp kiểm tra xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

- Bộ phận Kê khai-kế toán thuế:

+ Khai thác kịp thời thông tin các doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt các DN kinh doanh nhiều ngành nghề, số vốn thấp và các doanh nghiệp có giám đốc là người địa phương khác.

Rà soát các doanh nghiệp không kê khai thuế, các doanh nghiệp chuyển địa điểm nhiều lần trong năm, các doanh nghiệp vừa tạm nghỉ kinh doanh ra kinh doanh lại nhưng thay đổi người đại diện pháp luật.

Bộ phận kê khai- kế toán thuế tiến hành cung cấp thông tin cho bộ phận kiểm tra để có kế hoạch kiểm tra.

- Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế:

Đối với công tác quản lý sử dụng hóa đơn GTGT: Căn cứ vào các thông tin bộ phận ấn chỉ và bộ phận kê khai thuế chuyển lên tiếp tục lập hồ sơ phân tích doanh nghiệp, khi phát hiện có điểm bất thường phải yêu cầu cung cấp thông tin, giải trình cho CQT. Nếu doanh nghiệp không chấp hành thông báo giải trình phải tiến hành xác minh địa điểm, ra thông báo NNT bỏ kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 102 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)