Mục tiêu, đặc điểm và nguyên tắc quản lý thuế GTGT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.2.3. Mục tiêu, đặc điểm và nguyên tắc quản lý thuế GTGT

Quản lý thuế GTGT là một nội dung quan trọng trong quản lý tài chính Nhà nước. Quản lý thuế GTGT nhằm đạt được những mục tiêu sau:

- Tập trung, huy động đúng, đủ, kịp thời cho ngân sách nhà nước, không ngừng nuôi dƣỡng nguồn thu, phát triển nguồn thu. Làm tốt công tác này cũng chính là biện pháp làm giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tạo cơ sở nguồn thu trong tương lai.

- Phát huy các vai trò của thuế GTGT. Những vai trò đó chỉ đƣợc phát huy hiệu quả khi hoạt động quản lý thuế GTGT đƣợc thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể.

- Tăng cường ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật thuế GTGT của người nộp thuế.

- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ: Dân chủ trong việc thảo luận,

xây dựng ban hành các văn bản pháp luật thuế GTGT cũng nhƣ việc thực hiện các nội dung, quy trình quản lý thuế GTGT.

- Đảm bảo nguyên tắc công khai, tiết kiệm và có hiệu quả.

b. Đặc điểm của hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng

Hoạt động quản lý thuế GTGT có những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Quản lý thuế GTGT là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế. Hoạt động quản lý thuế GTGT của cơ quan thuế cũng nhƣ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở đƣợc đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Việc quản lý thuế GTGT bằng pháp luật đảm bảo sự thống nhất, minh bạch, công khai trong hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước. Qua đó, đảm bảo nguồn thu từ thuế GTGT vào NSNN đƣợc tập trung đầy đủ, kịp thời nhằm đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước; đồng thời đảm bảo sự điều tiết qua thuế đối với các tổ chức, cá nhân đƣợc công bằng và bình đẳng.

- Quản lý thuế GTGT được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính. Nội dung của phương pháp hành chính trong hoạt động quản lý thuế GTGT là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa các cơ quan thuế các cấp với nhau và với các cơ quan Nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan Nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (người nộp thuế) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan Nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN. Đồng thời, phương pháp hành chính trong QLT còn thể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế GTGT có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo quy trình QLT rõ ràng, minh bạch, thu tục

thu, nộp thuế đơn giản.

- Quản lý thuế GTGT là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ. Đặc điểm này thể hiện ở chỗ các thủ tục hành chính và các chứng từ kèm theo phục vụ cho hoạt động quản lý thuế GTGT có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau do các yêu cầu của việc xác định số thuế phải nộp.

c. Những điểm khác biệt của hoạt động quản lý thuế GTGT với các sắc thuế khác

- Quản lý thông qua hóa đơn GTGT: thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lớn và vừa thực hiện đầy đủ chế độ hoá đơn, chứng từ hợp lệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, xác định doanh thu tính thuế và khấu trừ thuế đối với từng cơ sở kinh doanh.

- Chịu sự ảnh hưởng của chế độ, chính sách kế toán doanh nghiệp.

Công tác kế toán doanh nghiệp, nhất là kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được hướng dẫn thực hiện tốt sẽ đảm bảo được giá thành sản phẩm phản ảnh trung thực các chi phí thực tế phát sinh đã cấu tạo ra sản phẩm lưu thông trên thị trường đến tay người tiêu dùng. Hệ thống bán lẻ (các cửa hàng, cửa hiệu, các siêu thị) được hướng dẫn chế độ sổ sách kế toán hợp lệ, thực hiện nghiêm chỉnh và đƣợc kiểm tra chặt chẽ. Chỉ số giá cả lên xuống từng thời kỳ đƣợc quy định rõ để tiến hành điều chỉnh giá bán lẻ sẽ gia tăng hiệu quả kiểm soát giá cả trên thị trường. Do đó, trình độ cán bộ quản lý thu thuế cũng phải đƣợc nâng cao về chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán, thông thạo về chế độ quản lý, tính thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Kiểm soát thuế GTGT thông qua việc thanh toán qua ngân hàng. Việc mở rộng diện thanh toán mua bán hàng hoá thông qua các tài khoản ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho việc xác định doanh thu bán hàng, làm căn cứ cho

việc tính thuế đƣợc chính xác hơn.

d. Nguyên tắc quản lý thuế giá trị gia tăng

Hoạt động quản lý thuế GTGT đƣợc dựa trên những nguyên tắc sau:

- Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng;

- Việc quản lý thuế GTGT đƣợc thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế GTGT và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Việc quản lý thuế GTGT phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế;

- Việc áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế GTGT bao gồm:

thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT; xây dựng các bộ tiêu chí quản lý thuế, đánh giá việc tuân thủ pháp luật của NNT, đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý thuế GTGT;

- Cơ quan quản lý thuế quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ để đánh giá rủi ro về thuế, mức độ tuân thủ pháp luật của NNT, lựa chọn đối tƣợng để kiểm tra, thanh tra về thuế và hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)