Viễn cảnh, sứ mệnh và mục tiêu

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bê tông hòa cầm intimex (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.3. QUÁ TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA

1.3.1. Viễn cảnh, sứ mệnh và mục tiêu

- Viễn cảnh (Vision): Là hình ảnh, tiêu chuẩn, hình tượng và lý tưởng trong tương lai, là những điều doanh nghiệp muốn đạt tới. Tầm nhìn rất quan trọng giúp cá nhân hay tổ chức nhìn ra sẽ đi về đâu, có mục tiêu, định hướng.

Viễn cảnh, Sứ mệnh Mục tiêu

Phân tích môi trường bên ngoài

Phân tích môi trường bên trong

Phân tích và hoạch định Chiến lược kinh doanh

Xác định

Chiến lược kinh doanh

Viễn cảnh là bức tranh tổng thể về tương lai mà doanh nghiệp hướng tới, nó đóng vai trò quan trọng trong quy trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. Tầm nhìn chiến lược thể hiện các mục đích mong muốn cao nhất và khái quát nhất của doanh nghiệp, đó là triết lý kinh doanh của nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nó luận chứng cho sự tồn tại của doanh nghiệp.

Viễn cảnh dẫn dắt chiến lược và gợi mở những con đường chiến lược cho doanh nghiệp, nó giữ gìn cái cốt lõi của doanh nghiệp và duy trì những năng lực cốt lõi đó, nó hướng mọi người trong tổ chức về một mục tiêu xứng đáng và cao cả hơn cả mục tiêu tối đa lợi nhuận.

- Sứ mệnh (Mission): Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh bằng “tuyên bố sứ mệnh” súc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại. Phạm vi sứ mệnh thường liên quan đến sản phẩm, thị trường, khách hàng, công nghệ và những triết lý mà công ty theo đuổi. Sứ mệnh rất cần thiết để thiết lập mục tiêu và soạn thảo các chiến lược hiệu quả.

Sứ mệnh là bản tuyên ngôn về mục đích, lý do tồn tại của doanh nghiệp, chứa đựng niềm tin, nguyên tắc, triết lý kinh doanh, lý tưởng mà doanh nghiệp tôn thờ và đề cập đến những thành tích mà doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai; là mệnh lệnh then chốt về cách thức mà một tổ chức nhìn nhận về các đòi hỏi của các bên hữu quan. Mục tiêu của sứ mệnh là xác định rõ vị thế hiện tại và hình ảnh tương lai của công ty, là cơ sở để đánh giá các hoạt động hiện tại cũng như tương lai của công ty.

Nội dung sứ mệnh của công ty thường chứa đựng những nội dung cơ bản như: tổ chức là gì (ngành, lĩnh vực kinh doanh; sản phẩm, dịch vụ; khách hàng của công ty); Tổ chức muốn trở thành gì (các tham vọng cả tổ chức như: trở thành số 1, trở thành hàng đầu,...) và điều gì quan trọng đối với tổ chức (những nguyên tắc, chuẩn mực, triết lý kinh doanh và thành tích mà công ty mong muốn đạt được).

Vai trò của sứ mệnh trong nội bộ doanh nghiệp, là đảm bảo sự đồng tâm nhất trí trong hành động giữa các thành viên. Giúp các đối tượng bên ngoài có thể xác định mong muốn thiết lập và phát triển các quan hệ với công ty. Bản tuyên bố sứ mệnh tạo ra nền tảng cho toàn bộ công tác hoạch định, nó là điểm tham chiếu để đánh giá các mục tiêu, các chiến lược của công ty. Ngoài ra, sứ mệnh còn là chỉ dẫn hữu hiệu cho việc ra các quyết định chiến lược và phân bổ nguồn lực.

- Mục tiêu (Ojective): Là kết quả mong đợi xác định mà tổ chức tìm cách đạt được khi theo đuổi sau một thời gian nhất định, có thể gồm cả mục tiêu ngắn hạn (1-3 năm) và mục tiêu dài hạn (5-10 năm). Các nguyên tắc xác định mục tiêu:

Tính cụ thể: Mục tiêu là cần làm rõ liên quan đến những vấn đề gì? Tiến độ thực hiện như thế nào? Và kết quả cuối cùng cần đạt được? Mục tiêu xác định dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể thì càng dễ hoạch định chiến lược kinh doanh để thực hiện mục tiêu đó.

Tính khả thi: Mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được, nếu không sẽ phản tác dụng. Do đó, nếu mục tiêu cao quá thì người thực hiện sẽ khó thực hiện, mục tiêu thấp quá thì sẽ không có tác dụng.

Tính thống nhất: Những mục tiêu đề ra phải phù hợp để quá trình thực hiện mục tiêu này không ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu khác, nhằm tránh gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ, nên cần phân loại thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu.

Tính linh hoạt: những mục tiêu đề ra phải có thể điều chỉnh được cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường nhằm tránh được những nguy cơ và tận dụng những cơ hội.

* Tầm quan trọng của việc xác định sứ mệnh và mục tiêu.

Mỗi doanh nghiệp thành lập ra đều có một chủ đích. Tuy vậy, nhiều khi doanh nghiệp không hiểu rõ nhiệm vụ của mình cho nên các công việc đã được thực hiện không đem lại hiệu quả như mong đợi. Nhiều khi vì không nắm vững những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra nên các doanh nghiệp đã chọn nhầm đường, và khi đó mọi sự thực hiện công việc tiếp theo sau đó trở nên vô nghĩa. Vì vậy các doanh nghiệp phải biết được những công việc mà mình cần thực hiện. Xác định các nhiệm vụ, và mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là giai đoạn mở đầu vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quản trị kinh doanh theo chiến lược đã lựa chọn. Mục tiêu được xác định rõ ràng, cụ thể là rất quan trọng để doanh nghiệp đạt được thành công khi thực hiện chiến lược kinh doanh.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bê tông hòa cầm intimex (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)