CHƯƠNG 3. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG
3.5. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
3.5.1. Hình thành chiến lược kinh doanh qua ma trận kết hợp SWOT Để hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp, cần nhận định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa, phân tích cụ thể thông qua công cụ ma trận kết hợp SWOT.
Bảng 3.3: Ma trận SWOT hình thành các định hướng chiến lược
SWOT
Các cơ hội (O) 1. Nền kinh tế, chính trị ổn định và phát triển;
2. Vị trí địa lý thuận lợi;
3. Người mua tin cậy và ổn định;
4. Tiềm năng thị trường lớn;
5. Sự phát triển của khoa học và công nghệ;
6. Nhu cầu về bê tông ngày càng tăng tại khu vực miền Trung.
Các đe dọa (T) 1. Giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng;
2. Phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên liệu;
3. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Các điểm mạnh (S) 1. Khả năng tài chính;
2. Chất lượng và uy tín sản phẩm;
3. Năng lực sản xuất;
4. Mạng lưới phân phối;
5. Khả năng nghiên cứu và phát triển;
6. Danh tiếng thương hiệu.
Kết hợp (SO) 1. Chiến lược phát triển thị trường (S2, S3, S4, O1, O2, O3, O6);
2. Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng sự khác biệt hóa (S2, S5, O3, O5, O2, O6);
3. Chiến lược phát triển sản phẩm theo hướng nâng cao chất lượng với sự trợ giúp từ nghiên cứu và phát triển công nghệ mới (S1, S5, O1, O5, O6).
Kết hợp (ST) 1. Chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa sản phẩm (S2, S3, S5, T3).
Các điểm yếu (W) 1. Hoạt động marketing chưa mạnh;
2. Thu thập thông tin thị trường còn hạn chế;
3. Trình độ CBCNV còn hạn chế;
4. Năng lực quản trị cần chú trọng.
Kết hợp (WO) 1. Chiến lược mở rộng mạng lưới phân phối (W3, O2, O3, O6);
Kết hợp (WT) 1. Chiến lược tăng cường quảng cáo, khuyến mãi (W1, T3);
2. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực (T3, W3, W4).
3.5.2. Các chiến lược kinh doanh được chú trọng lựa chọn
Từ ma trận kết hợp SWOT, có nhiều chiến lược kinh doanh được đề ra, tuy nhiên Công ty khó có thể thực hiện đồng thời nhiều chiến lược kinh doanh hoặc nhóm chiến lược kinh doanh khác nhau cùng lúc. Vì vậy Công ty cần tập trung thực hiện những chiến lược kinh doanh phát huy tối đa các thế mạnh và hạn chế các điểm yếu của Công ty, tận dụng được những cơ hội cũng như tránh những rủi ro có thể xuất phát từ thị trường bên ngoài như đã phân tích.
Để đạt được các mục tiêu dài hạn đã đề ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, đơn vị kinh doanh cần hoạch định những chiến lược kinh doanh như sau:
- Chiến lược phát triển thị trường;
- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm;
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Với kết quả phân tích từ ma trận kết hợp SWOT, tác giả đề xuất lựa chọn:
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm là chiến lược kinh doanh tối ưu được lựa chọn, vì hiện nay với việc áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, sản phẩm bê tông thương phẩm của các nhà sản xuất hầu như tương đương nhau về tiêu chí chất lượng “hợp chuẩn”. Do đó để cạnh tranh ưu việt thì Công ty phải duy trì thế mạnh chất lượng sản phẩm tốt nhất và ổn định. Đặc biệt với việc cung ứng sản phẩm bê tông nhẹ và siêu nhẹ chịu nhiệt ra thị trường, sử dụng cho các nhà cao tầng, cao ốc hay các công trình chịu nhiệt cao là một lợi thế của Công ty mà các đối thủ khác khó có thể bắt chước hay cạnh tranh, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi, hỗ trợ khách hàng nhiều hơn.
Nội dung chính của chiến lược này là năng lực lõi và tay nghề chuyên môn để duy trì dòng sản phẩm bê tông nhẹ và siêu nhẹ chất lượng cao và ổn định vượt trội được khách hàng tín nhiệm so với các đối thủ trong ngành.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu nâng cao chất lượng bê tông và giảm định mức tiêu hao nguyên liệu với các sản phẩm bê tông đang sản xuất. Cung cấp dịch vụ kèm theo làm cho khách hàng cảm nhận được giá trị gia tăng cao như dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, khuyến mãi, đo lường chất lượng sản phẩm theo quy trình HTQLCL, thỏa mãn cao nhất các yêu cầu về sản phẩm của khách hàng.
Bên cạnh đó, bộ phận nghiên cứu và phát triển tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa ra thị trường các sản phẩm bê tông có tính đặc biệt phù hợp với điều kiện tại khu vực miền Trung như phương thức thi công, tác động của điều kiện thổ nhưỡng...
* Các chiến lược hỗ trợ và phối hợp thực hiện - Chiến lược phát triển thị trường
Đẩy mạnh và đầu tư cho hoạt động marketing để mở rộng thị trường, qua đó nâng cao thị phần như mục tiêu đề ra. Tiếp tục củng cố và nâng cao thị phần tại các thị trường như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và khu vực miền Trung.
Phát huy những ưu thế của về chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất và uy tín sản phẩm, danh tiếng thương hiệu, đồng thời đẩy mạnh công tác R&D để cung ứng ra thị trường sản phẩm bê tông thương phẩm có giá trị gia tăng cao.
- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu đào tạo đội ngũ nhiệt huyết, cần mẫn, trung thành và có đạo đức kinh doanh. Huấn luyện, đào tạo tại chỗ và khuyến khích học tập nâng cao chuyên môn nghề nghiệp cho CBCNV.
Chính sách tuyển dụng, bố trí, quy hoạch, chính sách thi đua, khen thưởng, đãi ngộ,... để phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và quản lý.