Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bê tông hòa cầm intimex (Trang 98 - 102)

CHƯƠNG 3. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG

3.3. XÁC ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

3.3.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Dựa trên phân tích chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, sự cạnh tranh tại các thị trường, nguồn lực hiện tại của các công ty, bê tông Hòa Cầm - Intimex đang đối diện với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là: Pacific Dinco và Đăng Hải Đà Nẵng. Các đối thủ khác như Phước Yên, Pha Din và nhiều doanh nghiệp xây dựng khác trong đó có tham gia cung ứng bê tông thương phẩm, chiếm thị phần còn lại không đáng kể so với nhóm 3 đối thủ trực tiếp trên chiếm đến 75%, nên nghiên cứu này không xét đến.

Pacific Dinco

- Là công ty có quy mô cung ứng bê tông thương phẩm lớn tại khu vực miền Trung và là đối thủ mạnh nhất đối với Hòa Cầm - Intimex. Pacific Dinco đang đẩy mạnh sự hiện diện tại khu vực miền Trung từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế trở vào đến Quảng Ngãi. Pacific Dinco ra đời từ năm 2010, sau Hòa Cầm - Intimex, nhưng đến năm 2017 nguồn vốn chủ sở hữu đã trên 128 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư ban đầu trên 89 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ của Hòa Cầm - Intimex hiện 65 tỷ đồng. Điều này cho thấy nguồn lực tài chính của Pacific Dinco rất mạnh trong các công ty cung ứng bê tông thương phẩm tại khu vực miền Trung. Nên Pacific Dinco luôn đầu tư mạnh cho sản xuất kinh doanh từ trang thiết bị đến các trạm tại các thị trường thuộc khu vực.

- Mạng lưới Pacific Dinco từ Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi với 09 nhà máy (trạm) tại các địa bàn khu vực miền Trung.

- Pacific Dinco hoạt động mạnh với các dự án thuộc dân dụng, công nghiệp, cầu - đường... với trang thiết bị hiện đại và năng lực sản xuất khá tốt, đạt ISO 9001:2015.

- Tuy doanh số năm 2018 đạt và vượt kế hoạch đề ra năm 2017 là 3,4%, nhưng lợi nhuận trước thuế lại không cao so với Hòa Cầm - Intimex mà chỉ đạt 23,77 tỷ đồng (trong lúc đó Hòa Cầm - Intimex là 24,62 tỷ đồng), do chi phí cho các vấn đề liên quan trong quản trị khá cao và thị trường có phần sụt giảm hơn so với ban đầu. Nên mục tiêu kế hoạch cho năm 2019 của Pacific Dinco đã giảm 19,6% so với năm 2018 và đầu tư thiết lập mở rộng thêm các trạm tại các vùng lân cận thị trường Quảng Ngãi như Tịnh Phong.

Đăng Hải

- Ra đời năm 2013 sau Hòa Cầm - Intimex và Pacific Dicno nhưng Đăng Hải đã phát huy sức mạnh trong lĩnh vực thi công và đặc biệt là cung cấp bê tông thương phẩm cho thị trường Đà Nẵng khá ổn định và duy trì với thị phần khá tốt (25% thị trường Đà Nẵng) cho đến nay.

- Đăng Hải đầu tư nhà máy bê tông công suất lớn từ 120m3/giờ đến trạm 200m3/giờ, dây chuyền trang thiết bị cho sản xuất kinh doanh với công nghệ hiện đại nhất. Trong đó có loại xe bơm lớn với độ vươn cần cao, xa 55m, bơm siêu cao áp Putzmeister với công suất 102m3/h và bơm xa 1000m, cao 300m.

Với số lượng đội xe vận chuyển lớn, và các thiết bị đồng bộ kèm theo, đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo chuyên nghiệp, cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt ISO 9001:2015.

- Bê tông Đăng Hải được điều hành bởi đội ngũ lãnh đạo đầy lòng nhiệt huyết, dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực bê tông cũng như chuyên ngành xây dựng, bên cạnh đó còn có đội ngũ kỹ sư trẻ năng động, sáng tạo và luôn cập nhật các công nghệ mới về bê tông và ngành xây dựng nhằm mục đích nâng cao kỹ năng trong công việc và đáp ứng được những đòi hỏi khắc khe nhất của

khách hàng. Vì vậy Đăng Hải cũng là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Bê tông Hòa Cầm - Intimex tại Đà Nẵng.

- Tuy nhiên với quy mô hoạt động chỉ tại thị trường Đà Nẵng nên về tổng thể Đăng Hải khó vượt qua được Hòa Cầm - Intimex đang hoạt động sản xuất kinh doanh mạnh từ Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

b) Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix - CPM) Ma trận hình ảnh cạnh tranh là một công cụ để đơn vị kinh doanh so sánh Công ty của mình với các công ty đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành.

Thông qua phỏng vấn, khảo sát 15 khách hàng (chuyên gia) có kinh nghiệm ít nhất từ 7-10 năm trở lên trong ngành xây dựng, đều giữ các chức vụ như giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó phòng kỹ thuật, rất am hiểu và khách quan khi đánh giá và nhận xét về sản phẩm bê tông trong lĩnh vực xây dựng.

Qua đó đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty so với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho Công ty và những điểm yếu cần được khắc phục. Sử dụng công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh để Công ty sẽ biết lĩnh vực nào cần cải thiện và khu vực nào cần bảo vệ.

Bảng 3.2: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát các khách hàng)

Biểu đồ 3.2: Xếp hạng khả năng cạnh tranh

Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh và biểu đồ xếp hạng cạnh tranh ta nhận thấy đối thủ chủ yếu và trực tiếp của Hòa Cầm - Intimex trong hiện tại là Pacific Dinco và Đăng Hải. Trong đó đối thủ mạnh nhất là Pacific Dinco.

Hòa Cầm - Intimex, Pacific Dinco và Đăng Hải cùng nằm trong một nhóm chiến lược là chất lượng sản phẩm dịch vụ cao, đổi mới dịch vụ và khả năng mở rộng thị trường mạnh. Các công ty này đang cạnh tranh giành vị thế trên thị trường tại khu miền Trung bằng cách luôn cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đồng thời giảm thiểu chi phí, gia tăng sự hiện diện trên thị trường khu vực.

Nhận xét

Qua ma trận cạnh tranh ta có thể xếp hạng đối thủ cạnh tranh như sau:

- Công ty Pacific Dinco xếp thứ nhất với tổng số điểm là 3,196/4;

- Công ty Hòa Cầm - Intimex xếp thứ nhì với số điểm là 3,065/4;

- Công ty Đăng Hải xếp thứ ba với số điểm là 2,899/4.

3,065 3,196

2,899

HÒA CẦM - INTIMEX PACIFIC DINCO ĐĂNG HẢI

Điều đó cho thấy công ty đối thủ cạnh tranh với Hòa Cầm - Intimex có năng lực cạnh tranh mạnh hơn là Pacific Dinco và đang cạnh tranh sát sao với Hòa Cầm - Intimex là Đăng Hải.

- Với mức điểm 3,065/4 thì Hòa Cầm - Intimex chỉ ở mức khá, ngoài một số chỉ tiêu như: “Mạng lưới phân phối”, “Lợi thế về vị trí”, “Năng lực sản xuất”, “Danh tiếng thương hiệu”, thì hầu hết các chỉ tiêu còn lại đều thua kém Pacific Dinco, cho nên đơn vị kinh doanh Hòa Cầm - Intimex cần xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm hạn chế những điểm mạnh của công ty Pacific Dinco và khắc phục những điểm yếu của mình so với đối thủ.

- Đối với công ty Đăng Hải tuy số điểm quan trọng chỉ đạt 2,899/4, song Đăng Hải có những điểm mạnh hơn Hòa Cầm - Intimex về “Năng lực marketing và bán hàng”, “Trang thiết bị công nghệ”, vì vậy trong giai đoạn tới đơn vị kinh doanh cần có chiến lược kinh doanh khắc phục những điểm này để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bê tông hòa cầm intimex (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)