CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
1.1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC TÍN DỤNG HỢP TÁC
1.1.3 Ngân hàng hợp tác xã
Ngân hàng hợp tác đƣợc ra đời và hoạt động rất nhiều năm trên thế giới.
Đơn cử nhƣ Rabobank, Ngân hàng hợp tác tại Hà Lan hoạt động đƣợc hơn 100 năm, là ngân hàng tƣ nhân đƣợc xếp hạng cao nhất, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước Hà Lan. Đến nay Ngân hàng này có 10 triệu khách hàng; 1,8 triệu thành viên; 141 Rabobank cơ sở với ba chức năng chính nhƣ: kinh doanh, hỗ trợ công nghệ thông tin, kiểm soát nội bộ. Rabobank hoạt động với chiến lƣợc hoạt động giữ vị trí nhà cung cấp tài chính lớn nhất và sáng tạo nhất ở Hà Lan; Nhà cung cấp tài chính hàng đầu thế giới trên thị trường lương thực, thực phẩm; Là ngân hàng bền vững nhất và có trách nhiệm với xã hội.
Tại Đức, lĩnh vực ngân hàng hợp tác ở Đức hình thành phát triển qua nhiều thập kỷ, đến nay đã tăng đều đặn thị phần của mình trước các loại hình ngân hàng khác. Kết quả này cho thấy r ng mô hình ngân hàng hợp tác phù hợp nhất với các nền kinh tế chậm phát triển, làm nổi bật vai trò k p của các thành viên vừa là người đi vay và người cho vay. Trong đó, sự thay đổi thành viên trung bình và chủ chốt của hợp tác xã từ chủ yếu là người vay sang định hướng người cho vay khiến ngân hàng hợp tác xã chuyển chính sách từ định giá thấp tín dụng sang cung cấp dịch vụ tiền gửi và tín dụng có giá cạnh tranh.
Các hoạt động của ngân hàng hợp tác cùng với cơ sở hạ tầng luôn đƣợc đáp ứng trên toàn quốc, b t kịp xu hướng nền kinh tế, phù hợp chính sách định hướng thị trường của các ngân hàng hợp tác tại Đức ngày nay cho ph p họ cạnh tranh thành công với các nhóm ngân hàng khác.
Ở Việt Nam, NHHTX là một trong 3 loại hình NH. Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, “Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ
tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật này nh m mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.”
Tại Việt Nam, NHHTX đầu tiên ra đời là NHHTXVN. Với sứ mệnh xây dựng và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông nghiệp, nông thôn…; đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ về chống đói nghèo; giữ vững vai trò là “Ngân hàng của tất cả các Quỹ tín dụng nhân dân” hoạt động theo hướng tăng trưởng – an toàn – hiệu quả – bền vững.
Có thể nói r ng, với sự ra đời từ rất sớm, với chức năng nhiệm vụ quan trọng đối với các HTX, QTDND thành viên, hình thức hoạt động của NHHTX đã và đang đƣợc quan tâm mở rộng trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các chức năng cơ bản của NHHTX đó là:
a, Điều hoà vốn trong hệ thống QTDND
Hoạt động của NHHTX luôn g n với vai trò rất quan trọng là “Ngân hàng của QTDND”, nh m giữ cho hệ thống QTDND hoạt động ổn định, vững ch c đó là thực hiện điều hoà vốn trong hệ thống. Mỗi QTDND là một pháp nhân độc lập với các thành viên khác trong hệ thống; Trong khi đó năng lực tài chính của các QTDND còn rất hạn chế; điều kiện hoạt động rất khó khăn, hầu nhƣ không có khả năng ứng cứu hỗ trợ nhau khi một QTDND bị lâm vào tình trạng thiếu khả năng chi trả hoặc khả năng thanh toán. Do vậy, để tăng cường sự hợp tác tương trợ giữa các QTDND với nhau trong việc kh c phục các khó khăn trong hoạt động; Đặc biệt là đối phó với các cuộc khủng hoảng kinh tế thì việc NHHTX xã ra đời làm một tổ chức đầu mối, hỗ trợ về tài chính và là đầu mối liên kết kinh tế cho toàn hệ thống QTDND là một điều
kiện hết sức quan trọng.
Để thực hiện vai trò này, NHHTX hoạt động trên cơ sở nhận tiền gửi từ các QTDND thành viên thừa vốn và cho vay các QTDND thành viên thiếu vốn với cơ chế điều hoà vốn linh hoạt, lãi suất điều hoà phù hợp, hợp lý; Qua đó tạo thành một vòng tuần hoàn vốn kh p kín trong hệ thống, phát huy đƣợc sức mạnh của từng thành viên c ng nhƣ của cả hệ thống QTDND.
Vì vậy, Ngân hàng Hợp tác xã chính là tổ chức đầu mối liên kết kinh tế quan trọng nhất trong quá trình phát triển mô hình QTDND c ng nhƣ mô hình TCTD là hợp tác xã ở Việt Nam hay ở bất kỳ quốc gia nào có phát triển loại hình TCTD này.
b, Cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho các QTDND thành viên.
Các QTDND có thị phần hoạt động ở địa bàn thành thị chiếm tỷ trọng nhỏ vì ở địa bàn này luôn có sự cạnh tranh gay g t của các Ngân hàng thương mại có quy mô hoạt động lớn, công nghệ và sản phẩm dịch vụ tiên tiến hiện đại. Do các đồng chủ sở hữu thành viên đồng thời c ng là các khách hàng của QTDND chủ yếu là những người có thu nhập thấp, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên khả năng góp vốn, gửi tiền c ng nhƣ vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Mặt khác, với tính chất là một tổ chức kinh tế hợp tác, khả năng kết nạp và phục vụ thành viên của các QTDND c ng có giới hạn tuỳ thuộc vào năng lực tài chính và trình độ của đội ng những người lãnh đạo, nhân viên quản lý điều hành QTDND; Trong khi đó so với cán bộ lãnh đạo và nhân viên của các loại hình TCTD khác thì trình độ của những người này còn hạn chế rất nhiều. Vì vậy, năng lực cạnh tranh của các QTDND so với các loại hình TCTD khác còn rất hạn chế.
Mặt khác, quy mô hoạt động của QTDND thường nhỏ b , nghiệp vụ đơn thuần là huy động tiền gửi và cho vay, trong khi các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng khác còn rất nghèo nàn nên khó có thể tồn tại phát triển ổn định và bền vững nếu nhƣ từng QTDND chỉ hoạt động đơn lẻ và độc lập với nhau.
Với chức năng hoạt động chính là Ngân hàng đầu mối của hệ thống QTDND và có quy mô hoạt động của một NHTM, năng lực tài chính lớn và đội ng nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, NHHTX có điều kiện tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến để nghiên cứu, triển khai và cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho các QTDND thành viên nh m nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thành viên QTDND.
c, Hỗ trợ khả năng thanh khoản kịp thời cho các QTDND thành viên Do QTDND là loại hình TCTD hợp tác hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt b ng kinh tế còn thấp, sản xuất, kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro do phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan nhƣ thời vụ, thiên tai, giá cả… ; Trong khi đó quy mô hoạt động và năng lực tài chính của các QTDND thường nhỏ b , trình độ của đội ng cán bộ và nhân viên còn hạn chế. Vì vậy, QTDND là loại hình TCTD thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro nhất, chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố tâm lý, thông tin và nhiều nguyên nhân ảnh hưởng khách quan, chủ quan khác nên dễ có nguy cơ đổ vỡ mà việc kh c phục đƣa QTDND trở lại hoạt động bình thường lại gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, tuy các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động trên địa bàn ở nhiều vùng, địa phương khác nhau nhưng lại có cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng tự bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế, nhất là vấn đề về thanh khoản hoặc thanh toán nợ đến hạn thì khả năng xảy ra phản ứng dây chuyền lây lan cho các QTDND khác trong hệ thống là rất cao, nếu không có giải pháp xử lý, hỗ trợ kịp thời thì nguy cơ đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống là
khó tránh khỏi, gây ảnh hưởng rất lớn đối với ổn định an ninh, chính trị, xã hội, kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào. Do đó, với vị trí là Ngân hàng đầu mối của hệ thống QTDND, Ngân hàng Hợp tác xã thực hiện chức năng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kịp thời khả năng thanh khoản cho các QTDND thành viên trong trường hợp cần thiết để giúp QTDND thành viên thoát khỏi khó khăn, nhanh chóng khôi phục hoạt động ổn định, tránh để xảy ra đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống; Qua đó góp phần hỗ trợ bảo đảm cho từng QTDND thành viên c ng nhƣ toàn hệ thống TCTD là hợp tác xã hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
d, Đầu mối liên kết phát triển hệ thống đối với các QTDND thành viên Để có thể duy trì và phát triển lâu dài, bền vững cho các thành viên trong điều kiện kinh tế thị trường, các QTDND không còn con đường nào khác là phải cùng nhau thiết lập một cơ chế liên kết hệ thống chặt chẽ nh m phát huy các ƣu điểm, lợi thế vốn có của mình, kh c phục những nhƣợc điểm cố hữu mà mỗi QTDND không thể tự mình giải quyết đƣợc. Hệ thống liên kết này phải đƣợc “Vận hành” một cách đồng bộ và toàn diện thông qua cơ chế liên kết giữa các đơn vị cấu thành của hệ thống là các QTDND với tổ chức đầu mối liên kết là Ngân hàng Hợp tác xã. Trong cơ chế liên kết hệ thống này, Ngân hàng Hợp tác xã hoạt động theo nguyên t c không cạnh tranh mà hỗ trợ cho các QTDND thành viên nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nh m phục vụ thành viên của QTDND ngày một tốt hơn, qua đó, nâng cao khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của từng QTDND c ng nhƣ toàn hệ thống.
Mặt khác, với tƣ cách là tổ chức Ngân hàng đầu mối của toàn hệ thống QTDND, một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã là việc bảo đảm an toàn cho hoạt động của các QTDND thông qua hoạt động: Quản lý tiền gửi điều hòa vốn của hệ thống
QTDND; Kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ, việc thực hiện các quy định về an toàn của QTDND; Kiểm toán, hướng dẫn và hỗ trợ kiểm toán nội bộ của các QTDND thành viên; Có ý kiến tham gia về phương án nhân sự của QTDND trước khi QTDND tiến hành bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Giám đốc QTDND; Tham gia xử lý đối với QTDND thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động.
đ, Thực hiện hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
Bên cạnh chức năng là NH của các QTDND, NHHTX còn có chức năng kinh doanh dịch vụ ngân hàng nhƣ NHTM. Cụ thể có các hoạt động: Huy động vốn, cấp tín dụng b ng nhiều hình thức khác nhau, hoạt động dịch vụ thanh toán, góp vốn đầu tƣ, mua cổ phần của doanh nghiệp, tham gia thị trường tiền tệ; hoạt động ủy thác và đại lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng;
hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh dịch vụ chứng khoán và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật