CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
1.2 CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm khách hàng pháp nhân của NHHTX
- Pháp nhân “Là một tổ chức một chủ thể pháp luật có tƣ cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân cá nhân . Nếu một tổ chức có “tƣ cách pháp nhân” thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định”. Bộ Luật dân sự 2015 [13].
- Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN quy định: “Khách hàng vay vốn tại tổ
chức tín dụng là pháp nhân, cá nhân” [10]. Trong đó, khách hàng là pháp nhân bao gồm: Pháp nhân đƣợc thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Các cá nhân, tổ chức không đủ tƣ cách pháp nhân nhƣ: Hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tƣ nhân; là khách hàng cá nhân của TCTD.
b, Đặc điểm khách hàng pháp nhân
- Một tổ chức đƣợc công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Đƣợc thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Nhà nước có sự kiểm soát đối với việc thành lập pháp nhân. Tùy theo tính chất mỗi loại hình tổ chức. Tổ chức đƣợc coi là thành lập hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật có liên quan đến loại hình tổ chức đó.
- Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ, chức năng của một tổ chức mà Nhà nước b ng pháp luật công nhận tổ chức đó là pháp nhân thông qua các hình thức: Cơ quan có thẩm quyền thành lập, cho ph p thành lập, đăng kí hoặc công nhận thành lập.
+ Tổ chức có tƣ cách pháp nhân là phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, các bộ phận bên trong của tổ chức có cơ cấu, mô hình thống nhất theo quy định của pháp luật, tương ứng với từng pháp nhân. Chặt chẽ về tổ chức được quy định trong quyết định thành lập, trong điều lệ mẫu, trong các văn bản pháp luật, trong điều lệ của từng loại tổ chức hay từng tổ chức đơn lẻ. Pháp nhân là một tổ chức độc lập và không phụ thuộc vào sự thay đổi các thành viên. Pháp nhân có ý chí riêng không bị chi phối bởi các chủ thể khác khi quyết định và thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm b ng tài sản của mình; Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự về
việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự và hình sự khi vi phạm nghĩa vụ không thể do một cơ quan, tổ chức khác gánh vác và các thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình đã góp trừ trường hợp công ty hợp danh vào pháp nhân. Đây c ng là một yếu tố để phân biệt pháp nhân với thể nhân.
- Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự b ng tài sản của mình, không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân.
- Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự b ng tài sản của mình, không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân. Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.
- Năng lực dân sự của pháp nhân:
+ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự.
+ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
+ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm đƣợc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho ph p thành lập; nếu pháp
nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
+ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
- Trách nhiệm dân sự của pháp nhân:
+ Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
+ Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
+ Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự b ng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
+ Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.