CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng pháp nhân tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 117 - 122)

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

3.1.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng HTX Việt Nam a, Trong ngắn hạn

Một là, Bám sát diễn biến thị trường, điều hành lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức huy động, nâng cao chất lƣợng các sản phẩm huy động truyền thống, phát triển các sản phẩm mới về cho vay và huy động.

Hai là, Tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của chính phủ và của NHNN, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn;

tập trung triển khai chương trình kiểm tra, rà soát chất lượng tín dụng tại Các chi nhánh, Phòng Giao dịch. Tiếp tục triển khai hệ thống cF- ebank kết nối giao dịch điện tử tới các QTDND.

Ba là, Tiếp tục thực hiện tốt vai trò là Ngân hàng của hệ thống QTDND, tham gia hỗ trợ các QTDND yếu k m theo chỉ đạo của NHNN và phối hợp tham gia, hỗ trợ kiểm tra, giám sát đối với QTDND khi NHNN yêu cầu;

Bốn là, Tích cực triển khai các dự án tín dụng, cải tiến quy trình để mở rộng tiếp cận và giải ngân các dự án; cải tiến quy trình phối hợp để dự án triển khai hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho các QTDND tham gia dự án;

Năm là, Tiếp tục thực hiện các nội dung, giải pháp theo đúng phương án co cấu lại g n với xử lý nợ xấu những năm tiếp theo của NHHT đã đƣợc NHNN phê duyệt.

Sáu là, Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, bố trí và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu hoạt động của NHHT trong giai đoạn mới.

b, Trong dài hạn

Mục tiêu trung và dài hạn của NHHTXVN là nâng cao vai trò và trách nhiệm của NHHT trong điều hòa vốn, kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ khoản vay của khách hàng. Hoàn thiện việc xây dựng NHTX thành ngân hàng của tất cả các QTDND nh m mục tiêu chủ yếu là liên kết, đảm bảo an toàn của hệ thống qua việc hỗ trợ tài chính và giám sát hoạt động của các QTDND; hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn, thực hiện các hoạt động ngân hàng và quản lý vận hành Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống đối với thành viên là các QTDND;

Hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, công nghệ thông tin, hỗ trợ hoạt động ngân hàng đối với QTDND thành viên; tham gia xử lý đối với QTDND thành viên gặp khó khăn hoặc có dấu hiệu mất an toàn trong hoạt động;

Nghiên cứu, xây dựng Trung tâm thẩm định tín dụng độc lập nh m hỗ trợ nâng cao chất lƣợng tín dụng của các QTDND thành viên.

3.1.2 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình

Một là, xây dựng liên kết hệ thống, thực hiện tốt công tác điều hòa vốn, ƣu tiên nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho các QTDND vay để mở rộng cho vay thành viên, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, thực hiện tốt vai trò là Ngân hàng của các QTDND.

Hai là, tiếp tục triển khai mở rộng sản phẩm cho vay hợp vốn đến các QTDND. Đối với dịch vụ chuyển tiền CF – Ebank. Trong năm 2020, dự kiến sẽ kết nạp thêm 5 thành viên tham gia, có 22 QTDND chi nhánh đã trình NHHTXVN cấp hạn mức thấu chi, với tổng số tiền 34,70 tỷ đồng.

Ba là, tiếp tục mở rộng công tác tín dụng trực tiếp đối với các thành phần kinh tế. Tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của

chính phủ và của NHNN, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

Tăng cường tiếp thị, quảng cáo triển khai toàn diện các mặt trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHPN nói riêng.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong hoạt động kinh doanh nói chung của chi nhánh; giám sát và chủ động kịp thời báo cáo trụ sở chính, NHNN chi nhánh tỉnh về những sai phạm nếu có xảy ra đối với các QTDND khi đƣợc phát hiện qua công tác kiểm tra, giám sát.

Năm là, Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt kế hoạch xử lý nợ cơ cấu, nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, nợ bán VAMC theo chỉ tiêu NHHTXVN giao.

Trong quá trình thực hiện NHHTXVN - Chi nhánh Quảng Bình cần đề xuất sự hỗ trợ, giúp đỡ từ NHHTXVN, phối hợp với các ban, ngành, cơ quan thực thi pháp luật trong tỉnh để lộ trình xử lý đạt kế hoạch đề ra.

3.1.3 Định hướng hoàn thiện hoạt động cho vay KHPN của Ngân hàng HTX Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình

Kinh tế tỉnh Quảng Bình trong những năm qua vẫn còn những khó khăn, thách thức, nhƣng với sự đoàn kết, thống nhất cao, sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh Uỷ, UBND các cấp và sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, vì vậy năm 2019 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt đƣợc những kết quả tích cực [3]. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,4%, về Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 19,71%; công nghiệp - xây dựng: 28,28%; dịch vụ:

52,01%, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 20.450 tỷ đồng, vƣợt 4,8% so kế hoạch Kế hoạch 19.500 tỷ đồng ;

Trong lĩnh vực Ngân hàng, NHNN tỉnh Quảng Bình điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối trong tỉnh.

Đối với NHHTXVN – Chi nhánh Quảng Bình c ng đã có các chính sách, cơ chế điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp từng giai đoạn, đến cuối năm 2019 đã đạt được những kết quả khả quan, làm tiền đề định hướng phát triển cho giai đoạn những năm tiếp theo.

Nh m mục đích khai thác tốt hơn tiềm năng của mình, NHHTXVN sớm có những chủ trương, chính sách đầu tư trong hoạt động cho vay KHPN nói chung, bao gồm hoạt động cho vay QTDND nói riêng; tiếp tục hướng tới mục tiêu “là Ngân hàng của các QTDND”, đi đôi với các sản phẩm cho vay truyền thống, triển khai công tác cho vay hợp vốn trên cơ sở có bảo đảm tiền vay, tìm kiếm phát triển cho vay các thành phần khác trong nền kinh tế trong đó có hoạt động cho vay KHPN với những định hướng cơ bản sau:

Một là, nâng cao vai trò “Ngân hàng của các QTDND”

Thực hiện chức năng vai trò trong xây dựng liên kết hệ thống, thực hiện tốt công tác điều hòa vốn, chủ động nguồn vốn và ƣu tiên đáp ứng nhu cầu cho vay các QTDND để mở rộng cho vay thành viên, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát, thực hiện tốt vai trò là Ngân hàng của các QTDND

Công cụ lãi suất trong liên kết hệ thống luôn thực hiện một cách nghiêm túc, với nguyên t c: Lãi suất huy động vốn từ QTDND luôn cao hơn mức lãi suất huy động của dân cƣ và của các TCKT khác; Lãi suất cho vay luôn thấp hơn lãi suất cho vay khách hàng là Doanh nghiệp, cá nhân vay vốn.

Hai là, tích cực mở rộng cho vay KHPN.

Trong những năm gần đây các KHPN được xem là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng của tỉnh nhà và địa phương. Cùng với chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần được khởi xướng, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế tƣ nhân, đã tạo điều kiện cho các KHPN là các DN với loại hình công ty TNHH tƣ nhân, công ty cổ phần mạnh dạn đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Số lƣợng các KHPN mới thành lập ngày càng

tăng, nhu cầu vốn tín dụng c ng tăng theo, trong khi đó bản thân vốn tín dụng cho vay đối với DN trên địa bàn tỉnh Quàng Bình thời gian qua còn rất hạn hẹp. Do vậy, các NHTM trên địa bàn nói chung và NHHTXVN – Chi nhánh Quảng Bình nói riêng luôn phải tiếp tục mở rộng thị trường, mở rộng đối tƣợng khách hàng, mục tiêu là các KHPN trên địa bàn. Việc xây dựng chiến lƣợc phát triển cho vay KHPN trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, n m b t nhu cầu và đặc điểm, lĩnh vực hoạt động của pháp nhân là nhiệm vụ trọng tâm của NHHTXVN – Chi nhánh Quảng Bình.

Ba là, tăng cường hoạt động Marketing, đẩy mạnh tiếp thị phát triển sản phẩm, gia tăng thị phần cho vay KHPN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

NHHTXVN – Chi nhánh Quảng Bình đang có lợi thế là ngân hàng có lịch sử lâu năm tại tỉnh Quảng Bình, có địa bàn hoạt động rộng kh p trong và ngoài tỉnh, do đó nhiệm vụ cốt lõi hiện nay đối với chi nhánh là có chiến lƣợc Marketing quyết liệt, nâng tầm thương hiệu của đơn vị mình, luôn phát huy phong cách phục vụ chuyên nghiệp đối với các khách hàng, gia tăng quy mô, thị phần nhưng vẫn đảm bảo phương châm an toàn - hiệu quả.

Bốn là, đảm bào chất lƣợng trong cho vay, tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay KHPN.

Tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay là yếu tố then chốt quyết định chất lƣợng khoản vay, điều này càng trở nên quan trong hơn trong cho vay KHPN bởi vì đa phần khoản vay có giá trị lớn, tầm ảnh hưởng rất cao. Ngoài rủi ro từ yếu tố bên ngoài thì bên trong ngân hàng chính là việc tuân thủ quy trình cho vay, thẩm định trước trong và sau cho vay, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng sẽ giảm thiểu nguy cơ rủi ro xảy ra trong cho vay, hạn chế tổn thất gây ra cho ngân hàng.

Do đó, mở rộng cho vay KHPN phải đi đôi với việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, đảm bảo thu nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn, đáp ứng nhanh chóng đầy

đủ nhu cầu vốn và các dịch vụ khác cho các KHPN nh m phục vụ hoạt động sản suất kinh doanh của đơn vị, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, gia tăng lợi ích kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng pháp nhân tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)