CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
1.2 CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ
1.2.4 Vai trò cho vay khách hàng pháp nhân của ngân hàng hợp tác xã 24
Tăng doanh thu cho ngân hàng: Do thị phần lớn và không ngừng mở rộng của các KHPN, các dịch vụ tín dụng cho đối tƣợng này đem lại doanh thu tích cực cho NHHTX. Đồng thời, mở rộng khả năng mua bán ch o giữa NHHTX và KHPN, gia tăng cung cấp sản phẩm dịch vụ, từ đó phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng.
Tạo điều kiện để tăng thu dịch vụ ngân hàng do tổng số lƣợng giao dịch lớn, các pháp nhân lại thường có xu hướng sử dụng trọn gói dịch vụ tại một ngân hàng do đó tạo cơ hội để ngân hàng nâng cao và nâng dần tỷ trọng doanh thu từ hoạt động phi tín dụng trên tổng doanh thu của ngân hàng.
Ngoài ra, với vai trò cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại cho các QTDND thành viên, đây chính là kênh phân phối tốt nhất sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng, là nguồn thu dịch vụ cho NHHTX.
Tóm lại, việc phục vụ đối tƣợng KHPN là hoạt động kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận xứng đáng cho các ngân hàng, đồng thời việc hỗ trợ các KHPN phát triển c ng sẽ có lợi cho nền kinh tế quốc gia.
b, Đối với KHPN vay vốn
Ngoài vai trò hoạt động chủ yếu là điều hòa vốn và thực hiện các hoạt động ngân hàng đối với thành viên là các quỹ tín dụng nhân dân, sự phát triển của nghiệp vụ tín dụng cho vay KHPN đã mang lại những lợi ích to lớn đối với sự phát triển của KHPN thể hiện ở những mặt sau:
- Một là, tín dụng cho vay KHPN góp phần đảm bảo cho hoạt động của các KHPN đƣợc liên tục.
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các tổ chức, doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến kỹ thuật, thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh.
Phần lớn các khách hàng này không đủ vốn cho nhu cầu SXKD mà hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn đi vay. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các khách hàng này thực hiện các đơn hàng thông qua việc cấp vốn sử dụng để mua nguyên vật liệu, trả lương cho nhân viên; đổi mới trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng, tăng số lượng lao động ... Từ đó, góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh đƣợc mở rộng, phát triển liên tục.
- Hai là, góp phần tăng tiềm lực vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của KHPN
Khi tiếp cận đƣợc vốn vay, các KHPN này có thêm nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động SXKD của mình, bên cạnh nguồn vốn tự có. Nhờ đó, tiềm lực về vốn của khách hàng đƣợc tăng cao. Tuy nhiên, nghĩa vụ của các KHPN khi vay vốn của NHTM là phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù KHPN làm ăn có hiệu quả hay không. Điều này buộc các KHPN phải sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Do đó, khi đã vay vốn của ngân hàng, mọi khách hàng phải thận trọng hơn trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ lập kế hoạch kinh doanh, tính toán hiệu quả, khả năng sinh lợi của mỗi phương án kinh doanh nh m đảm bảo thu hồi đủ vốn trả ngân hàng mà còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng.
- Ba là, góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ƣu cho chính khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường không phải KHPN nào c ng đủ tự chủ về tài chính để SXKD. Nguồn vốn vay chính là đòn bẩy tài chính để KHPN tối ƣu hoá hiệu quả sử dụng vốn. Đòn bẩy tài chính giúp thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, đồng thời tạo lợi thế “lá ch n thuế” cho KHPN do lãi vay đƣợc tính là chi phí hợp lệ đối với doanh nghiệp. Đồng thời, để sử dụng vốn hiệu quả thì doanh nghiệp phải có cơ cấu vốn tối ƣu giữa nguồn vốn tự có và vốn vay nh m tối đa hoá lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.
- Bốn là, cho vay KHPN góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của KHPN
Trong điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay, sự tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào vốn vì thế bất kỳ khách hàng nào nào có tiềm lực về vốn, thì đơn vị đó sẽ có nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh. Đặc biệt, khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của ngân hàng thương mại vừa giúp các KHPN nâng cao năng lực cạnh tranh, vừa thể hiện khả năng huy động tài chính của khách hàng.
c, Đối với nền kinh tế
- Một là, hoạt động cho vay đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể là pháp nhân trong nền kinh tế. Việc thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Việc phân phối vốn tín dụng thông qua hình thức cho vay đã góp phần điều hòa trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất đƣợc liên tục.
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng cho vay là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và cố định của các pháp nhân, trực tiếp là các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tƣ đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất.
Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn còn ở mức độ cao. Vì vậy, thông qua việc cho vay KHPN sẽ góp phần s p xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý tại các pháp nhân đó.
Mặt khác, thông qua hoạt động cho vay KHPN mà việc sử dụng nguồn lao động và nguồn nguyên liệu tại đơn vị một cách hợp lý, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
- Hai là, cho vay KHPN góp phần thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất tại các thành phần trong nền kinh tế.
Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chƣa sử dụng, mà vốn này n m phân tán ở kh p mọi nơi, trong tay các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho các đơn vị kinh tế vay. Tuy nhiên, quá trình đầu tƣ tín dụng không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tƣ đƣợc tiến hành một cách tập trung, đúng mục đích, việc cung cấp tín dụng đối với mọi KHPN đều có x t đến tính hiệu quả, tránh mất vốn. Do vậy, đầu tƣ tập trung là quá trình tất yếu, vừa đảm bảo tránh rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
- Ba là, cho vay KHPN là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế k m phát triển và ngành kinh tế m i nhọn. Trong điều kiện nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, việc cung cấp vốn tín dụng tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế k m phát triển, Bên cạnh việc tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế m i nhọn, nh m tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác có ý nghĩa hết sức quan trọng.
- Bốn là, góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các KHPN. Đặc trƣng cơ bản của hoạt động cho vay là trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức. Vì vậy, hoạt động của cho vay KHPN đã góp phần kích thích việc sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Khi sử dụng vốn vay ngân hàng thì các KHPN phải tôn trọng hoạt động cho vay, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay theo đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng. B ng cách tác động nhƣ vậy, các khách hàng pháp nhân phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao lợi tức cho đơn vị.