Rủi ro trong cho vay khách hàng pháp nhân của ngân hàng hợp tác xã

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng pháp nhân tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

1.2 CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

1.2.6 Rủi ro trong cho vay khách hàng pháp nhân của ngân hàng hợp tác xã

Trong hoạt động cho vay KHPN của NHHTX, ngân hàng có thể gặp nhiều rủi ro. Các loại rủi ro thường gặp là rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro tín dụng v.v…, trong đó quan trọng nhất mà NH đặc biệt

quan tâm là rủi ro tín dụng.

Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì “Rủ ro tín dụn tron hoạt độn n ân hàn là tổn thất có kh năn x y ra đố vớ nợ của c c tổ chức tín dụn do kh ch hàn khôn thực h ện hoặc khôn có kh năn thực h ện một phần hoặc toàn bộ n hĩa vụ của mình theo cam kết”[7].

Nhƣ vậy, rủi ro tín dụng trong cho vay KHPN của NHHTX là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của NHHTX do KHPN vay vốn không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.

Trong cho vay KHPN của NHHTX, rủi ro tín dụng thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

a, Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro này liên quan đến việc k m đa dạng hóa cho vay nhƣ cho vay quá nhiều vào một số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc có thể là cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

Rủi ro trong quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng. Đối với cho vay KHPN, ngân hàng thiếu thông tin về tình hình tài chính hay thông tin tài chính không chính xác, không phản ánh đúng tài chính của khách hàng. Do đó đây là rủi ro mà NH thường xuyên phải đối mặt.

Thiếu kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng dẫn đến không thực hiện kịp thời các biện pháp thu hồi nợ. Điều này xuất phát từ khó khăn của ngân hàng do số lƣợng các khoản vay KHPN lớn, khách hàng hoạt

động trên nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực về mặt địa lý.

Quy trình, quy định cho vay của ngân hàng chƣa chặt chẽ, dẫn đến khách hàng lợi dụng hoặc chính bản thân cán bộ ngân hàng cấu kết khách hàng lợi dụng những sơ hở để chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Trong thực tế cho vay KHPN, rủi ro này ít xảy ra.

Cán bộ ngân hàng không thực hiện đúng quy trình, quy định cho vay. Cụ thể nhƣ: Không thực hiện đầy đủ việc thẩm định thông tin khách hàng, không thẩm định phương án vay của khách hàng, không thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay; không tập hợp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định; cho vay vƣợt tỷ lệ an toàn; không kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn sau khi cho vay.

Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Cán bộ tín dụng đánh giá chưa tốt thông tin tài chính và phương án vay vốn của khách hàng nên cho vay đối với các phương án kinh doanh thiếu tính khả thi, từ đó dẫn đến rủi ro khách hàng không trả đƣợc nợ.

Cán bộ ngân hàng lợi dụng khách hàng vay để trục lợi. Tình trạng này thể hiện ở hình thức cán bộ tín dụng lợi dụng lòng tin của khách hàng để vay ké hoặc xâm tiêu số tiền trả nợ của khách hàng, từ đó dẫn đến thất thoát vốn của ngân hàng.

b, Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh dẫn đến không đủ khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo cam kết. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ việc khách hàng kinh doanh không hiệu quả, trình độ kinh doanh yếu k m, khả năng cạnh tranh thấp hoặc khách hàng gặp phải những bất lợi trong hoạt động kinh doanh dẫn đến kết quả kinh doanh không đạt kết quả nhƣ dự tính.

Khách hàng sử dụng vốn không đúng với mục đích vay đã thỏa thuận với ngân hàng. Nguồn vốn này có thể do khách hàng sử dụng vốn vào kinh

doanh các mặt hàng có độ rủi ro cao, bị hạn chế cho vay do đó khách hàng che dấu thông tin với NH. Khi hoạt động này gặp rủi ro, khách hàng không trả nợ đƣợc cho ngân hàng theo cam kết. Một hình thức khác có thể gặp trong việc sử dụng vốn sai mục đích là hoạt động kinh doanh của khách hàng đang gặp khó khăn, cần nguồn vốn để bù đ p tài chính. Khi hoạt động kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn, thua lỗ, khách hàng không trả đƣợc nợ, lãi theo cam kết.

Khách hàng lừa đảo, có ý chiếm đoạt vốn ngân hàng. Hành động này có thể thực hiện ở nhiều hình thức khác nhau: Khách hàng sử dụng hồ sơ, giấy tờ giả để vay vốn; khách hàng cấu kết với cán bộ tín dụng nâng khống giá trị tài sản đảm bảo để vay với số tiền lớn; khách hàng dùng cùng một tài sản thế chấp để vay nhiều NH với số tiền vay lớn hơn nhiều so với giá trị tài sản thế chấp.

Đại diện pháp nhân gặp rủi ro về pháp lý, sức khoẻ làm giảm khả năng hoặc không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng không thu hồi đƣợc nợ.

c, Các nguyên nhân khác

Sự tác động từ những biến động xấu từ nền kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của khách hàng và làm suy giảm khả năng trả nợ.

Các sự kiện bất khả kháng nhƣ thiên tai, địch họa xẩy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh gây thiệt hại về mặt kinh tế cho khách hàng, dẫn đến không trả đƣợc nợ.

Hậu quả của rủi ro tín dụng

Trong hoạt động cho vay KHPN của NHHTX thì rủi ro tín dụng do bất kể nguyên nhân nào c ng gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến nền kinh tế. Trong đó, có thể kể đến những hậu

quả sau:

Làm suy giảm kết quả tài chính. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ nguồn huy động trong nền kinh tế. Ngân hàng phải trả lãi sử dụng vốn huy động theo đúng cam kết trong khi không thu hồi đƣợc gốc và lãi cho vay.

Để bảo đảm hoạt động, NHHTX phải dùng nguồn lực tài chính của mình để trích dự phòng cho các khoản nợ gặp rủi ro, tuy nhiên do đặc thù các khoản vay này thường được đảm bảo b ng tài sản, do đó tỷ lệ thu hồi nợ xấu phát sinh cao, giảm thiểu đƣợc mức thiệt hại do rủi ro.

Làm giảm uy tín của ngân hàng và ảnh hưởng xấu đến các hoạt động khác. Khách hàng nói chung rất nhạy cảm với các thông tin xấu từ phía các NH và thông tin đƣợc lan truyền rất nhanh. Việc để xảy ra các rủi ro tín dụng làm suy giảm lòng tin của khách hàng vào ngân hàng có thể dẫn đến những hệ lụy khác nhƣ: khách hàng chuyển sang giao dịch tại các ngân hàng khác, từ đó ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Tác động xấu đến nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và cung cấp vốn cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng khiến cơ hội tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Ở mức độ cao hơn, khi có một ngân hàng lâm vào tình trạng khó khăn dẫn đến phá sản, thì hiệu ứng dây chuyền rất dễ xảy ra trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây nên khủng hoảng đối với toàn bộ nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát triển của quốc gia.

1.3 HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN CỦA NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng pháp nhân tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)