Đặc điểm môi trường cho vay khách hàng pháp nhân của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng pháp nhân tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 72 - 85)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG PHÁP NHÂN TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.2.1 Đặc điểm môi trường cho vay khách hàng pháp nhân của Chi nhánh

a. Đặc điểm môi trường bên ngoài ngân hàng

(i) Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình những năm qua

Bảng 2.4: Tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Bình 2017 – 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

1. Giá trị sản xuất Tỷ đồng 30.533 33.196 37.597

2. Tăng trưởng kinh tế % 8,28 8,72 13,26

3. Thu NSNN Tỷ đồng 4.127 4.353 5.180

4. Tổng vốn đầu tƣ xã hội Tỷ đồng 18.755 19.500 20.450

5. Dân số Người 886.290 891.431 896.601

6. Thu nhập bình quân người Triệu đồng 34,45 37,24 41,93 Nguồn: Báo cáo kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Bình Có thể nhận thấy, các năm qua, giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Bình các năm qua đang có xu hướng gia tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước và đạt mức khả quan. Cuối năm 2019, theo số liệu thống kê trên địa bàn tỉnh Quảng Bình số tổng sản phẩm quốc nội (GDP đạt 37.597 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 41,93 triệu đồng, tăng hơn 0,4% so năm 2018, tốc độ tăng trưởng đạt 7,4. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng hơn 3,43%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn 8,5%, dịch vụ tăng 7,17%. Cơ cấu kinh tế cơ bản có sự chuyển dịch, trong đó tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,71%; công nghiệp - xây dựng chiếm 28,28%;

Dịch vụ chiếm 52,01%.

Thu NSNN và tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội các năm qua đang có xu

hướng gia tăng. Thu NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2019 đạt 5.180 tỷ đồng, tăng hơn 680 tỷ đồng, vƣợt mức 15,11% kế hoạch đề ra; Cuối năm 2019, tổng vốn đầu tƣ toàn tỉnh Quảng Bình đạt 20.450 tỷ đồng, tăng hơn 950 tỷ đồng, vƣợt mức 4,8% kế hoạch đề ra. Trong khi đó, dân số của tỉnh các năm qua tương đối ổn định, tốc độ tăng dân số chỉ khoảng 0,6%/năm.

Đánh giá điều kiện kinh tế, xã hội trên địa bàn các năm qua có nhiều tín hiệu tích cực, khả quan. Sự phát triển về kinh tế, xã hội giai đoạn 2017 – 2019 đã tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Quảng Bình mở rộng hoạt động cho vay khách hàng pháp nhân.

Tuy nhiên bên cạnh đó, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh c ng gặp một số khó khăn: tình hình thiên tai xảy ra, một số doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, điều này đã làm ảnh hưởng tới cho vay khách hàng pháp nhân của Chi nhánh.

(ii) Chính sách pháp lý của nhà nước

Những năm trở lại đây, Nhà nước đã có nhiều chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô hiệu quả, tạo lập được môi trường kinh tế tăng trưởng khá bền vững và ngày càng minh bạch.

Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và cho vay khách hàng pháp nhân nói riêng, NHNN c ng đã có nhiều chính sách pháp lý điều tiết. Đặc biệt, NHNN đã có những chính sách ƣu đãi dành cho khách hàng pháp nhân khi vay vốn đầu tƣ vào các lĩnh vực khuyến khích ƣu tiên. Điển hình nhƣ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đẩy mạnh thực hiện chính sách cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phát triển, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng lãi suất cho vay ng n hạn tối đa b ng VND thấp hơn 1-2%/năm so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường, thực hiện chính sách cho vay trong nông nghiệp, nông thôn, cho doanh nghiệp vay không có tài sản bảo

đảm lên đến 70-80% để phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với lãi suất cho vay ƣu đãi thấp hơn từ 0,5%-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn....

Trong giai đoạn 2017 -2019, nh m ổn định nền kinh tế vĩ mô NHNN đã thực hiện chính sách th t chặt tiền tệ thông qua việc điều chỉnh giảm dần lãi suất huy động để làm cơ sở giảm dần lãi suất cho vay. Định hướng thực hiện chính sách tín dụng ngân hàng là nơi đầu tƣ nguồn vốn cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế nh m hỗ trợ Doanh nghiệp khôi phục sản xuất, dần ổn định nền kinh tế. Bên cạnh đó, các NHTM trên địa bàn c ng được NHNN định hướng xây dựng chính sách tính dụng tổng thể phù hợp với từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, thời gian qua NHHTXVN đã có gói lãi suất ƣu đãi dành cho khách hàng sản xuất, kinh doanh; Triển khai sản phẩm cho vay hợp vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ, nông nghiệp nông thôn đối với khách hàng là các thành viên của QTD do QTDND làm đầu mối.

Toàn tỉnh đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, mở cửa đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà đầu tƣ khi đến đầu tƣ và kinh doanh tại tỉnh. Tỉnh Quảng Bình c ng đã chủ trương khuyến khích các TCTD mở rộng mạng lưới, đẩy mạnh huy động vốn, thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tiếp cận với nguồn vốn vay. Đây là tiền đề thúc đẩy hoạt động cho vay KHPN phát triển.

Tuy nhiên, trên thực tế, các khách hàng pháp nhân gặp phải khá nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi của Chi nhánh. Bởi thuyết minh báo cáo giải trình kinh tế kỹ thuật trong bộ hồ sơ của doanh nghiệp đƣa ra đều không rõ các căn cứ pháp lý làm cơ sở tính toán, xác định chi phí thực hiện

các hạng mục đề nghị hỗ trợ đầu tƣ, việc liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm không rõ ràng, chung chung. Trong khi đó, các bộ phận hỗ trợ doanh nghiệp lập hồ sơ dự án chƣa có sự phối hợp đồng bộ, chƣa chặt chẽ, còn nhiều lúng túng. Do đó chính sách chƣa phát huy đƣợc hiệu quả, chƣa thu hút đƣợc doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

(iii) Khách hàng

Trên toàn tỉnh Quảng Bình hiện nay có 24 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động. Chi nhánh có nhiệm vụ cho vay điều hòa vốn với các Quỹ này.

Năm 2018, toàn tỉnh có 686 DN đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới tăng 16,2% so cùng kỳ), với tổng số vốn đăng ký là 10.409 tỷ đồng tăng 138% so cùng kỳ). Năm 2019 toàn tỉnh đã cấp đăng ký thành lập mới cho hơn 600 pháp nhân với số vốn đăng ký hơn 8.629 tỷ đồng, nâng tổng số pháp nhân trên địa bàn tỉnh lên hơn 6.300 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký đạt 72.400 tỷ đồng. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều doanh nghiệp thành lập, đầu tư tại địa phương.

Tuy nhiên, quy mô các pháp nhân trong địa bàn tỉnh còn nhỏ, năng lực tài chính và sức cạnh tranh còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh còn sơ khai, hiệu quả chƣa cao. Có khoảng 90% các doanh nghiệp trên địa bàn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng vẫn gặp nhiều khó khăn. Kinh tế Hợp tác xã còn yếu, chƣa thực sự phát triển, chƣa phát huy hết đƣợc vai trò, vị trí, hiệu quả của mình trong nền kinh tế địa phương.

Trong 3 năm qua, Quảng Bình c ng đã có 755 DN thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng hoạt động, 45 DN tiến hành giải thể tự nguyện và 11 DN bị cơ quan chức năng thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN.

Có thể nhận thấy, số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng tăng nhƣng năng lực của các doanh nghiệp còn hạn chế nên khó khăn trong tiếp

cận nguồn vốn vay của ngân hàng.

(iv) Mức độ cạnh tranh trên địa bàn

Theo báo cáo tổng kết của NHNN Quảng Bình [7], cuối năm 2019, toàn tỉnh có 1 NHCSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam và 7 ngân hàng thương mại.

Nhìn chung, đa số KHPN có nhu cầu vay vốn chủ yếu để đầu tƣ cho các hoạt động kinh doanh, vay vốn lưu động ng n hạn là chủ yếu, ngoài ra nhu cầu vay vốn đầu tƣ các dự án, công trình của các doanh nghiệp c ng có xu hướng ngày càng tăng. Trong thị phần cho vay của các NHTM, dư nợ cho vay các KHPN luôn là đối tƣợng chiếm tỷ trọng cao mang mang lại lợi nhuận lớn nhất cho các NHTM. Chính vì vậy mà các NHTM luôn tìm cách săn đón và cạnh tranh thu hút KHPN b ng các biện pháp khác nhau nh m đáp ứng nguồn vốn kinh doanh của KHPN, cùng với việc triển khai các gói tín dụng ƣu đãi, các hình thức hỗ trợ mức lãi suất ƣu đãi, các chính sách giá phí ƣu đãi, các gói tín dụng đặc biệt, gói sản phẩm ƣu việt cho doanh nghiệp nh m thu hút các KHPN. Trong cuộc chạy đua giành thị phần này, NHHT – Chi nhánh Quảng Bình vẫn còn là một ngân hàng nhỏ, chƣa chiếm ƣu thế, do đó, cạnh tranh gay g t trên địa bàn là một trong những yếu tố khó khăn cho Chi nhánh.

b. Đặc điểm môi trường bên trong Chi nhánh (i) Mục tiêu, chiến lƣợc của Chi nhánh

Thời gian qua, h ng năm, Chi nhánh đều xây dựng kế hoạch kinh doanh của mình trong năm tiếp theo. Trong kế hoạch kinh doanh, Chi nhánh đều nêu rõ mục tiêu phát triển cho vay khách hàng pháp nhân. Mục tiêu cụ thể là: Tiếp tục mở rộng công tác tín dụng trực tiếp đối với các thành phần kinh tế. Tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt kế hoạch xử lý nợ cơ cấu, nợ xấu, nợ đã xử lý RR, nợ bán VAMC theo chỉ tiêu TW giao. Trong quá trình thực hiện NHHT Chi nhánh Quảng Bình rất cần đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ từ NHHT, các

ban, ngành, cơ quan thực thi pháp luật để lộ trình xử lý đạt kế hoạch đề ra.

Tuy nhiên, trong chiến lƣợc hiện nay, Chi nhánh vẫn ƣu tiên tập trung ƣu tiên cho vay các hộ gia đình, cá nhân, tăng cường tiếp thị, quảng cáo triển khai toàn diện cho vay tiêu dùng cán bộ, công nhân viên trên địa bàn. Chi nhánh chƣa xác định rõ phát triển cho vay khách hàng pháp nhân c ng là một trong những nội dung quan trọng, do đó, Chi nhánh chƣa xây dựng chiến lƣợc cho vay khách hàng pháp nhân và kế hoạch cho vay khách hàng pháp nhân cụ thể.

(ii) Chính sách cho vay KHPN

Trên cơ sở pháp luật hiện hành, ngay sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã ban hành lại toàn bộ các văn bản dưới tên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, sửa đổi một số số nội dung phù hợp với yêu cầu trong công tác quản lý cho vay theo mô hình mới trên cơ sở kế thừa và phát triển mô hình c . Các văn bản ban hành tạo hành lang pháp lý và cơ sở để các Chi nhánh thực hiện. Công tác quản lý cho vay thông qua các văn bản chỉ đạo luôn rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra, căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các Chi nhánh có cơ sở g n trách nhiệm cá nhân vào từng giai đoạn quản lý. Từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý cho vay tại các Chi nhánh.

Các văn bản về hoạt động cho vay và công tác quản lý cho vay đang áp dụng: Quy chế số 177/QC/HĐQT-NHHT ngày 28/03/2014 về điều hòa vốn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với QTDND; Quy chế số 179/QCNHHT ngày 28/03/2014 về quản lý và sử dụng Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống QTDND; Quyết định số 136/2013/QĐ - NHHT ngày 01/07/2013 của Ngân hàng Hợp tác Việt Nam về Quy định nghiệp vụ cho vay không có đảm bảo b ng tài sản đối với cán bộ công nhân viên chức; Quyết định số 145/2013/QĐ-NHHT ngày 01/07/2013 của Ngân hàng Hợp tác Việt Nam về

ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Hợp tác; Quyết định số 152/2013/QĐ-NHHT ngày 01/07/2013 của Ngân hàng Hợp tác Việt Nam về ban hành quy chế cho vay của Ngân hàng Hợp tác đối với khách hàng; Công văn số 25/CV-NHHT ngày 01/07/2013 của Ngân hàng Hợp tác Việt Nam về hướng dẫn quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình cho vay, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, còn có một số văn bản khác chỉ đạo trực tiếp công tác tín dụng do Tổng Giám đốc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ban hành, sửa đổi, bổ sung. Các văn trên đã tạo hành lang pháp lý quan trọng c ng nhƣ tạo thuận lợi cho các Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã, trong đó có Ngân hàng Hợp tác xã chi nhánh Quảng Bình trong công tác quản lý hoạt động cho vay.

Với sự nỗ lực của chi nhánh cùng với sự hỗ trợ Trụ sở chính, NHHTXVN - Chi nhánh Quảng Bình đã chứng tỏ đƣợc năng lực hoạt động và từng bước tạo được chỗ đứng riêng trên địa bàn hoạt động không chỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và cả 03 tỉnh Miền Trung; đối với khách hàng luôn năm b t kịp thời nhu cầu của khách hàng, đƣa ra các sản phẩm tiện ích và hiện đại thu hút các đối tƣợng là KHPN, không ngừng mở rộng hoạt động cho vay đối với đối tƣợng này.

Ngoài ra, chất lƣợng phục vụ khách hàng ngày đƣợc nâng lên nhờ sự quan tâm đầu tƣ tìm hiểu nhu cầu của từng đối tƣợng KHPN để đƣa ra các gói sản phẩm theo từng giải pháp hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của từng KHPN. Kết quả từ khi thành lập đến nay đã đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn không chỉ cho các QTDND mà cho rất nhiều doanh nghiệp khác trên địa bàn, góp phần hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và kinh tế xã hội tỉnh nhà.

Song song với với mục tiêu tăng trưởng là áp lực rủi ro vô cùng lớn.

Trong thời gian qua NHHT luôn quan tâm chỉ đạo, quán triệt nghiêm túc

trong công tác quản lý - trị rủi ro tín dụng, luôn tuân thủ các tiêu chí đề ra và mục tiêu chung của chi nhánh, đảm bảo về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh nhất là trong hoạt động cho vay KHPN.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản hiện nay chƣa ban hành Quy trình tái thẩm định và các văn bản hướng dẫn. Hiện nay, công tác thẩm định tài sản vẫn chƣa độc lập, thiếu sự khách quan trong việc đánh giá, định giá tài sản đảm bảo tiền vay. Chƣa ban hành hệ thống văn bản liên quan đến công tác quản lý dữ liệu về cho vay để phục vụ yêu cầu giám sát khoản vay và quản lý sau giải ngân,….

(iii) Nguồn vốn của Chi nhánh

đvt: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Quảng Bình

N uồn: Báo cáo hoạt độn k nh doanh c c năm 2017-2019

Theo kết quả phân tích ở phần 2.1.4 và biểu đồ 2.1 ta thấy tổng vốn huy động của Chi nhánh các năm qua duy trì sự tăng trưởng và luôn thừa để đáp ứng cho nhu cầu cho vay. Đặc biệt, tổng vốn huy động trong năm 2019 của Chi nhánh tăng trưởng khá mạnh.

Cuối năm 2019, thị phần huy động vốn của NHHTXVN - Chi nhánh Quảng Bình là 0,78% và 1,2% thị phần cho vay trong toàn tinh Quảng Bình.

Huy động vốn đạt kết quả khả quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng cho vay khách hàng pháp nhân của mình.

(iii) Năng lực quản trị điều hành của nhân sự lãnh đạo NHHTX

Ban giám đốc của Chi nhánh hiện có 4 thành viên, trong đó có 1 giám đốc và 3 phú giỏm đốc. Trong đú ắ thành viờn của Ban giỏm đốc cú trỡnh độ đào tạo sau đại học, 1 thành viên có trình độ đào tạo đại học. Tất cả các thành viên đều đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành Tài chính ngân hàng và có kinh nghiệm công tác lâu năm từ 20 năm trở lên).

(iv) Số lƣợng và chất lƣợng nhân sự thực hiện hoạt động cho vay KHPN Thực hiện cho vay khách hàng pháp nhân của Chi nhánh hiện nay là Phòng tín dụng Doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó bộ phận phụ trách cho vay khách hàng doanh nghiệp hiện nay có số lượng là 7 người. Hiện nay, tất cả đội ng cán bộ của Chi nhánh làm công tác tín dụng đều có trình độ từ đại học trở lên. Nhiều cán bộ đƣợc đào tạo bài bản từ các cơ sở nhƣ Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng… nên n m vững trình độ chuyên môn, nghiệp vụ c ng nhƣ các kiến thức về tài chính ngân hàng.

Bên cạnh đó, đội ng làm công tác tín dụng tại Chi nhánh có cơ cấu trẻ hoá, đội ng năng động, sáng tạo nên có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý hoạt động cho vay. Tuy nhiên, do nhiều cán bộ tuổi đời còn trẻ, ít kinh nghiệm công tác, ít kinh nghiệm trong việc ra quyết định nên có thể có những quyết định gây rủi ro trong công tác quản lý hoạt động cho vay khách hàng pháp nhân tại Chi nhánh.

(v) Cơ sở vật chất

Hiên nay, Chi nhánh có trụ sở đặt tại thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình và 5 phòng giao dịch trực thuộc tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Có

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng pháp nhân tại ngân hàng hợp tác xã việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 72 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)