Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 87 - 94)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những mặt đã đạt đƣợc, công tác CVNH đối với doanh nghiệp của Vietcombank Quảng Bình trong thời gian qua cũng còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:

Tăng trưởng tín dụng chưa thực sự bền vững. Tín dụng tăng trưởng không đồng đều giữa các tháng, tăng trưởng thấp trong các tháng đầu năm và tăng mạnh vào các tháng cuối năm.

Thị phần dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp trong năm 2018 của Vietcombank Quảng B nh tuy vƣợt mức kế hoạch đề ra, nhƣng so với mặt bằng chung các ngân hàng lớn khác nhƣ Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng

BIDV trên địa bàn thì vẫn còn ở mức khiêm tốn; chƣa xứng tầm với vị thế là một trong bốn ngân hàng trụ cột của hệ thống tài chính.

Số lƣợng DN vay vốn tại chi nhánh tăng đều qua các năm nhƣng còn ít chưa tương xứng với tiềm năng của chi nhánh cũng như số lượng doanh nghiệp hiện c trên địa bàn tỉnh.

Hệ số sử dụng vốn vay còn khá thấp, ngân hàng huy động nhiều nhƣng dƣ nợ cho vay đối với DN thấp trong khi nhu cầu về vốn của các DN lại rất cấp thiết, điều này một phần ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng đối với các DN vừa ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đ , cơ cấu vốn tín dụng chƣa phân bổ hợp lý, thể hiện ở việc đầu tƣ tập trung chủ yếu đối với lĩnh vực ngành Thương mại dịch vụ (trên 55% tổng dư nợ CVNH doanh nghiệp), tiếp theo là ngành Sản xuất công nghiệp (trên 36% tổng dƣ nợ CVNH doanh nghiệp), đây là ngành phát triển tương đối trên địa bàn chi nhánh. Việc các NHTM tập trung cho vay một nh m ngành sẽ gia tăng rủi ro v bản thân các ngân hàng trên địa bàn phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để cho vay nhóm khách hàng này dẫn đến giảm bớt các điều kiện theo yêu cầu, hơn nữa khi tập trung cho vay một số ít nhóm khách hàng thì rủi ro sẽ rất cao nếu ngành này gặp kh khăn. Chi nhánh nên t m kiếm thêm khách hàng trong ngành Nông lâm ngƣ nghiệp...để phân tán rủi ro.

Tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo cao trong tổng dƣ nợ CVNH doanh nghiệp trên 90%. Tài sản đảm bảo vẫn đƣợc xem là một điều kiện quan trọng trong thủ tục cho vay của Vietcombank Quảng B nh. Điều này sẽ hạn chế đến khả năng vay vốn của một số doanh nghiệp vì nhiều doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, phương án, dự án kinh doanh có hiệu quả nhưng không đáp ứng đƣợc yêu cầu về tài sản đảm bảo của ngân hàng. Bên cạnh đ việc đánh giá lại còn chƣa kịp thời nhất là đối với các loại tài sản nhƣ máy m c thiết bị, phương tiện thi công, phương tiện vận tải với đặc điểm là mức độ hao mòn

lớn và giá trị giảm nhanh.

b. Nguyên nhân của nh ng hạn chế

Những hạn chế kể trên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, ngoài những nguyên nhân mang tính khách quan nhƣ: sự biến động của nền kinh tế vĩ mô, môi trường pháp luật chưa thực sự hoàn chỉnh và đồng bộ, những tác động của cơ chế thị trường, còn c những nguyên nhân xuất phát chủ quan từ chính bản thân ngân hàng.

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng vẫn còn quá chú trọng đến tài sản đảm bảo nên dễ dẫn đến hiện tƣợng coi nhẹ khâu th m định khả năng tạo ra dòng tiền và ít nhiều hạn chế tiềm năng tăng trưởng dư nợ.

Chi nhánh còn quá chặt chẽ trong xét duyệt cho vay vốn, với điều kiện 90% khoản vay đều phải c tài sản bảo đảm và tỷ lệ tài sản bảo đảm trên tổng dƣ nợ vay còn khá lớn. Mặt khác, việc định giá các tài sản thế chấp còn chƣa hợp lý, chỉ bằng khoảng 50% hoặc thấp hơn giá trị thực tế của tài sản đ , số lƣợng vốn đƣợc vay còn thấp hơn nữa (chỉ khoảng 70% giá trị định giá) nên nhiều doanh nghiệp xác định không thể đáp ứng đƣợc nên không lựa chọn kênh huy động vốn từ ngân hàng. Bên cạnh đ , hồ sơ và thủ tục vay vốn vẫn còn rắc rối nhất là đối với doanh nghiệp lần đầu đến thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng.

Mặc dù Vietcombank Quảng B nh c đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng trẻ được đào tạo chính quy từ các trường đại học tuy nhiên phần lớn là sinh viên mới tốt nghiệp và chƣa đƣợc tham gia nhiều các kh a đào tạo về chuyên môn bán hàng theo phong cách hiện đại, chủ động và chuyên nghiệp. Số lƣợng cán bộ tín dụng còn ít, tr nh độ nghiệp vụ trong công tác tín dụng với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Vẫn còn một số cán bộ tín dụng chƣa thể hiện đƣợc thái độ chuyên nghiệp trong công tác phục vụ khách hàng, còn gặp

nhiều lúng túng khi giải quyết vấn đề với khách hàng. Đồng thời, một số cán bộ tín dụng không chủ động theo sát các công văn quy tr nh mới khiến cho việc làm hồ sơ còn chậm và nhiều thiếu s t, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Đây chính là rào cản lớn để phát triển hoạt động tín dụng, khi sự cạnh tranh là ngày càng khốc liệt th sự khác biệt sẽ tạo ƣu thế riêng của mỗi ngân hàng và nhân tố tạo nên sự khác biệt đ chính là con người.

Việc xử lý các khoản tín dụng có vấn đề. Hiện nay việc kiểm tra sau cho vay tại các Vietcombank Quảng Bình nhìn chung vẫn chỉ dừng lại ở việc đƣa ra những nhận định chung, do khả năng nhận biết khoản tín dụng có vấn đề còn hạn chế hoặc chƣa khai thác, chƣa c biện pháp phù hợp và đủ mạnh để khuyến khích hoặc bắt buộc các cán bộ tín dụng, cán bộ th m định phải chú trọng việc dự báo khả năng xuất hiện tín dụng có vấn đề. Việc đánh giá và nhận biết tín dụng có vấn đề chƣa đƣợc chú trọng thực hiện tốt kéo theo việc xử lý tín dụng có vấn đề cũng chƣa c những giải pháp hiệu quả và kịp thời, làm cho khoản tín dụng xấu sẽ càng trở nên xấu hơn. Do đ Vietcombank Quảng Bình phải thực hiện đến giải pháp xử lý nợ cuối cùng đ là xử lý bằng dự phòng rủi ro.

Đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực xử lý nợ xấu đa phần là cán bộ tín dụng trực tiếp th m định, quản lý khoản vay và các lãnh đạo phòng ban c liên quan. Tuy đã đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tế ở một vài lĩnh vực nhƣng do khối lƣợng công việc quá nhiều, thời hạn hoàn thành yêu cầu gấp nên cán bộ tại Vietcombank Quảng B nh chƣa bố trí đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu kỹ các văn bản chế độ mới ban hành của Nhà nước cũng như hướng dẫn của ngành về xử lý nợ xấu. Do đ , khi thực tế xử lý nợ xấu với những trường hợp đặc thù đôi lúc còn bỡ ngỡ, quá trình xử lý nợ kéo dài và không triệt để.

Bên cạnh đ , quá tr nh cán bộ tín dụng kiểm tra, giám sát khách hàng

còn nhiều sơ hở, dẫn đến một số phương án vay c hiệu quả, tiền bán hàng đã đƣợc trả nhƣng khách hàng không trả nợ cho ngân hàng mà sử dụng số tiền đ vào mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất, do đ không c nguồn tiền trả nợ cho ngân. Ngoài ra, việc kiểm tra, đảm bảo tiền vay không đƣợc thực hiện nhiều trên thực tế mà chủ yếu thông qua các loại giấy tờ, văn bản, hoặc có kiểm tra nhƣng chỉ kiểm tra một cách qua loa, thiếu c n thận nên khách hàng thường lợi dụng điều đ thực hiện những mục đích riêng nằm ngoài tầm kiểm soát của Vietcombank Quảng Bình.

Vietcombank là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam về thương hiệu, lịch sử hoạt động, quy mô vốn, tài sản, nhân sự.. Nhưng xét về hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu thì Vietcombank Quảng Bình vẫn chƣa tốt, trong khi các NTHM khác đầu tƣ cho hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu rất nhiều, rất công phu trên nhiều phương diện khác nhau từ các phương diện thông tin đại chúng đến hội thảo, giới thiệu sản ph m dịch vụ, tài trợ sự kiện… cùng với đội ngũ chuyên trách về hoạt động này.

Ngân hàng chƣa chủ động trong tìm kiếm khách hàng mới, tiềm năng.

Ngân hàng chƣa c bộ phận chuyên trách về quảng cáo tiếp thị và các giải pháp quảng cáo tiếp thị hiệu quả, dẫn đến việc giới thiệu các sản ph m tín dụng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để phát triển mở rộng hoạt động CVNH đối với doanh nghiệp còn hạn chế và kết quả chƣa cao. Các sản ph m tín dụng tuy phong phú, đa dạng nhƣng chƣa tạo đƣợc sự khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, còn mang đậm tính truyền thống.

Bên cạnh đ , việc triển khai sản ph m mới còn chậm trễ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng, tính linh động chƣa cao.

Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay rất đa dạng. Đa phần các cán bộ tín dụng của Vietcombank Quảng Bình không thể c đầy đủ thông tin cũng nhƣ hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tƣ

kinh doanh. Vietcombank Quảng B nh vẫn chƣa c một bộ phận chuyên trách đánh giá, phân loại khách hàng, quản lý nguồn thông tin khách hàng, tiến hành thu thập thông tin khách hàng nhƣ thu thập thông tin doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp ngừng hoạt động, doanh nghiệp phá sản… Đây chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian ra quyết định và số lượng cũng nhƣ chất lƣợng của khoản cho vay đối với các doanh nghiệp.

* Các nguyên nhân bên ngoài

Cơ quan chức năng rất dễ dãi trong việc cấp phép, phá sản cũng nhƣ kiểm tra thuế cũng nhƣ các hoạt động của doanh nghiệp điều này gây khó khăn rất nhiều cho ngân hàng khi cho vay và thu hồi vốn vay. Chế độ báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp quá nặng nề, phức tạp. Tồn tại nhiều đầu mối quản lý một doanh nghiệp, mỗi cơ quan lại yêu cầu một số chỉ tiêu báo cáo khác nhau nên doanh nghiệp phải làm báo cáo khác nhau để gửi tới các cơ quan…

Bên cạnh đ quy tr nh về khởi kiện, thi hành án tài sản để thu hồi vốn vay kéo dài, qua rất nhiều thủ tục và công đoạn, nhƣng việc thành công trong khởi kiện và thanh lý tài sản của ngân hàng vẫn chƣa cao.

Môi trường pháp lý chưa đồng bộ và chưa hoàn thiện: Sự ra đời của luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng năm 1997, và sửa đổi năm 2010 đã g p phần đáng kể trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng n i chung. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý hỗ trợ cho việc phát triển các sản ph m, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay vẫn còn thiếu và chƣa hoàn chỉnh. Việc các nguồn luật mâu thuẫn và chồng chéo nhau là do việc ban hành và quản lý luật pháp của nhà nước và các bộ ngành liên quan chƣa thống nhất và chặt chẽ, khiến cho các Ngân hàng và doanh nghiệp còn lúng túng khi thực hiện Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá tr nh đổi mới và hoàn thiện. Do vậy, các doanh nghiệp không phản ứng

kịp, không điều chỉnh kịp phương án kinh doanh nên bị thua lỗ hoặc không đủ điều kiện để đƣợc tiếp tục vay vốn tại ngân hàng.

Bên cạnh đ , cũng phải kể đến hiệu quả hoạt động của các hiệp hội nhƣ Hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề kinh doanh mặc dù đã phát triển mạnh và hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong thời gian qua, tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp hoạt động độc lập không tham gia các hiệp hội, ngành nghề nên không c được nhiều thông tin về thị trường trong và ngoài nước cũng như học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp với nhau để cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của m nh để c thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Về môi trường kinh tế - xã hội: Trong những năm gần đây, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, lạm phát tăng… khiến thu nhập thực tế giảm, dân cư c xu hướng tiết kiệm vàng và các h nh thức đầu tư sinh lời khác hơn là gửi tiền vào ngân hàng, công tác huy động và sử dụng vốn gặp kh khăn.

Giá cả tăng khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng, trong khi giá bán không thể tăng cao quá mức, làm giảm thu nhập của doanh nghiệp giảm khả năng trả nợ ngân hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh quảng bình (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)