Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
1.2. Khái niệm, chủ thể, nội dung tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm
1.2.1. Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm
Trước hết, trong khoa học pháp lý thì “thực hiện pháp luật” là giai đoạn quan trọng không thể thiếu của cơ chế điều chỉnh pháp luật, là giai đoạn thứ hai trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, tiếp sau giai đoạn xây dựng pháp luật.
Thực hiện pháp luật là giai đoạn quan trọng, không thể thiếu, vì pháp luật sẽ chỉ là những quy định trên giấy nếu nó không được thực hiện trong thực tế cuộc sống. Pháp luật chỉ có thể phát huy được vai trò và những giá trị của mình trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, duy trì trật tự và tạo điều kiện cho xã hội phát triển khi nó được tôn trọng và thực hiện đầy đủ, nghiêm minh trong cuộc sống. Nói cách khác, có một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ cũng mới chỉ là có được một yếu tố cần của nhà nước pháp quyền, nhưng chưa đủ. Nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân, vì dân, đòi hỏi pháp luật phải được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật [23].
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu đưa ra các định nghĩa về “Thực hiện pháp luật”. Có quan điểm cho rằng, thực hiện pháp luật “là quá trình hoạt
14
động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật” [26, tr.270]. Hoặc thực hiện pháp luật “là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [21, tr.463]. Hay thực hiện pháp luật “là hoạt động, là quá trình làm cho những quy tắc của pháp luật thành những hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật” [26, tr.344]. Quan điểm khác thì cho rằng thực hiện pháp luật “là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật” [22, tr.369].
T các dấu hiệu trên đây, có thể định nghĩa thực hiện pháp luật như sau: Thực hiện pháp luật là hành vi (hoạt động) hợp pháp của các chủ thể pháp luật, được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống vì hạnh phúc của con người.
Để làm rõ nội dung của khái niệm “tổ chức thực hiện pháp luật”, trước hết, cần giải thích về ngữ nghĩa và cách vận dụng thuật ngữ “tổ chức” và nhóm t “thực hiện pháp luật”, hai bộ phận ngôn ngữ chính được sử dụng để thể hiện khái niệm này.
Một tổ chức (organization) được định nghĩa là hai hay nhiều người làm việc, phối hợp với nhau để đạt kết quả chung, chẳng hạn một công ty may mặc, trạm xăng, cửa hàng bách hoá, hay siêu thị,… Trong khi đó, tổ chức (organize) là một quá trình đề ra những sự liên hệ chính thức giữa những con người và tài nguyên để đi đến mục tiêu. Chức năng tổ chức là sự phối hợp các nỗ lực qua việc thiết lập một cơ cấu về cách thực hiện công việc trong tương quan với quyền hạn. Nói một cách khác, chức năng tổ chức là tiến trình sắp xếp các công việc tương đồng thành t ng nhóm, để giao phó cho t ng khâu nhân sự có khả năng thi hành, đồng thời phân quyền cho t ng khâu nhân sự
15
tùy theo công việc được giao phó. Qua cách định nghĩa trên, chúng ta thấy những cụm t quan trọng trong chức năng tổ chức là “sắp xếp công việc”,
“khâu nhân sự” và “phân quyền”.
Đối chiếu vào lĩnh vực pháp luật và thực tiễn của đời sống pháp luật, xét trên mọi khía cạnh đều cho thấy, các ý nghĩa được hàm chứa trong thuật ngữ “tổ chức thực hiện pháp luật” là quá trình tổ chức các hoạt động để đưa pháp luật vào cuộc sống và hiện thực hoá các quy định của pháp luật. Với ý nghĩa nêu trên cho thấy: Tổ chức thực hiện pháp luật là việc lên kế hoạch, sắp xếp các hoạt động và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các chủ thể là các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong việc thực hiện các hoạt động đó, đồng thời, sử dụng toàn bộ những yếu tố, phương tiện, công cụ và những điều kiện cần thiết được xác lập, tổ chức và sử dụng trong quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và hiệu quả trong thực tế.
Dưới góc độ thực tiễn, để đưa một đạo luật vào cuộc sống, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thường sử dụng thuật ngữ “tổ chức thi hành pháp luật”. Đồng thời, trong các văn bản mang tính chỉ đạo hành chính thường sử dụng thuật ngữ “triển khai thi hành Luật...”. Nội hàm của thuật ngữ “tổ chức thi hành pháp luật” thường được hiểu bao gồm các yếu tố sau đây: (1) Xác định rõ các công việc cần thực hiện; (2) xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan khi thực hiện các công việc đó và (3) trách nhiệm báo cáo, phản ánh về kết quả và những khó khăn, vướng mắc gặp phải thi thực hiện các công việc được giao.
Đối với các công việc cần thực hiện, những công việc sau đây thường được tập trung thực hiện:
16
Thứ nhất, nhóm công việc liên quan đến nhận thức pháp luật (thường là nhóm công việc về tuyên truyền, phổ biến Luật đến người dân và phổ biến, quán triệt Luật tới cán bộ, công chức được Luật giao nhiệm vụ thực hiện);
Thứ hai, nhóm công việc liên quan đến tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức được giao Luật giao thực hiện nhiệm vụ (thường là hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về lĩnh vực mà Luật đó điều chỉnh...);
Thứ ba, nhóm công việc về xây dựng và hoàn thiện thể chế - cụ thể là xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
Thứ tư, nhóm công việc về phân công trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tổ chức thi hành Luật trong nội bộ t ng Bộ, ngành, địa phương;
Thứ năm, nhóm công việc liên quan đến bố trí kinh phí tổ chức thi hành Luật;
Thứ sáu, nhóm công việc liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy, nhân sự thực hiện nhiệm vụ được Luật giao;
Thứ bảy, nhóm công việc liên quan đến phân công trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan có liên quan để tổ chức thi hành Luật.
Như vậy, có thể thấy, giữa thực tiễn và lý luận thì “tổ chức thực hiện pháp luật” (dưới góc độ lý luận) và “tổ chức thi hành pháp luật” (dưới góc độ thực tiễn) có nội hàm tương đương nhau.
Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm là việc lên kế hoạch, sắp xếp các hoạt động và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các chủ thể là các cơ quan nhà nước, trong việc thực hiện các hoạt động đó, đồng thời, sử dụng toàn bộ những yếu tố, phương tiện, công cụ và những điều kiện cần thiết được xác lập, tổ chức và sử dụng trong quá trình đưa pháp luật an toàn thực phẩm vào cuộc sống, bảo đảm cho pháp luật an toàn thực phẩm được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và hiệu quả trong thực tế.
17