Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 27 - 42)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

1.2. Khái niệm, chủ thể, nội dung tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

1.2.3. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

Khi đặt ra những quy phạm pháp luật, nhà nước ta mong muốn sử dụng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, đáp ứng lợi ích của nhân dân lao động và sự tiến bộ xã hội. Mục đích đó chỉ đạt được khi các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong đời sống thực tế.

Việc tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP tiếp cận dưới góc độ thực tiễn triển khai thực hiện gồm các hình thức: ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, tổ chức bộ máy, con người thực hiện, xây dựng các biện pháp triển khai thực hiện như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP, phối hợp tổ chức thực hiện, công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện các biện pháp hành chính, cưỡng chế…để đảm bảo thực hiện có hiệu quả pháp luật về ATTP trong đời sống xã hội.

1.2.3.1. Tổ chức thực hiện quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong an toàn thực phẩm

Trong bối cảnh hiện nay khi mà ý thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm còn thấp. Họ bất chấp tất cả để thu về lợi nhuận thì càng cần đến nỗ lực và sự hoạt động hết mình của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi thẩm quyền của mình cần áp dụng nhanh chóng và triệt để các quy định, chế tài pháp luật an toàn thực phẩm vào việc quản lý và xử lý những hành vi sai phạm, vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm. Có như vậy mới tạo ra sức mạnh cưỡng chế đối với những chủ thể pháp luật có liên quan khi mà họ chưa tự ý thức, tự giác chấp hành pháp luật.

19

- Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm trong ATTP

Thứ nhất, quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm do mình sản xuất, cung cấp

Theo quy định, thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã có quy chuẩn phải được công bố hợp quy, sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định ATTP trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành hai Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và Thông tư số 11/2013/TT-BYT ngày 08/4/2013 hướng dẫn chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

03 nhóm sản phẩm bao gồm: nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ tới 36 tháng tuổi, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới và những sản phẩm dành cho chế độ ăn đặc biệt như thực phẩm ăn qua xông cho người bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ, phải đăng ký bản công bố sản phẩm với cơ quan quản lý. Các sản phẩm còn lại do các doanh nghiệp tự công bố. Trong đó có các chỉ tiêu an toàn về kim loại nặng, tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, các vi sinh vật gây bệnh, nấm men, nấm mốc… các doanh nghiệp cũng tự công theo mức giới hạn cho phép mà Bộ Y tế đã quy định. Đồng thời, doanh nghiệp phải gửi một bản tới cơ quan quản lý, sau đó được phép sản xuất. Các cơ quan quản lý sẽ căn cứ vào bản công bố này để

20

tăng cường hậu kiểm, nếu lấy mẫu kiểm nghiệm mà không đúng như mẫu doanh nghiệp tự công bố thì sẽ xử lý rất nghiêm.

Thứ hai, quyết định áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ để bảo đảm an toàn thực phẩm: Áp dụng các chương trình quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh thực phẩm như GMP, HACCP, ISO 22000, ...

Thứ ba, yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn: Việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn được quy định tại Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010. Nếu sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, thì trong quá trình thu hồi thì tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm phối hợp trả lại các sản phẩm trong lô thực phẩm không đảm bảo an toàn.

Thứ tư, lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy:

Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm thực hiện đánh giá hợp quy theo một trong hai phương thức sau: Thông qua tổ chức chứng nhận hợp quy do Bộ Y tế chỉ định hoặc tự đánh giá hợp quy theo nội dung đánh giá hợp quy được quy định và thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được th a nhận.

08 tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Cục ATTP, Bộ Y tế chỉ định.

Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có quyền lựa chọn một trong tám cơ sở để chức đánh giá sự phù hợp, kiểm nghiệm để chứng nhận hợp quy.[63]

21

TT Tên đơn vị Địa chỉ

1 Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 2

Số 02 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng

2 Trung tâm Chứng nhận phù hợp Quacert

Số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

3 Công ty cổ phần chứng nhận Globalcert

Số 79 Quang Trung, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

4 Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

5 Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3

49 Pasteur, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 6 Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh

thực phẩm Quốc Gia

65 Phạm Thận Duật, Cầu Giấy, Hà Nội

7 Viện An toàn thực phẩm – Công ty cổ phần chứng nhận Vinacert

Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, Hà Nội

8 Viện Nghiên cứu Phát triển Tiêu chuẩn Chất lượng

Căn hộ 111a, nhà A1, tập thể Công ty Bưu chính viễn thông, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Thứ năm, sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các dấu hiệu khác cho sản phẩm theo quy định của pháp luật. Dấu chứng nhận sản phẩm hợp quy được trình bày trực tiếp trên sản phẩm, hàng hoá hoặc trên bao bì hoặc nhãn gắn trên sản phẩm, hàng hoá ở vị trí dễ thấy, dễ đọc, đồng thời có thể được in trong tài liệu kỹ thuật kèm theo để tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các tài liệu giới thiệu, tài liệu giao dịch thương mại.

22

Thứ sáu, tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định pháp luật.

Thứ bảy, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về quyền của người tiêu dùng trong ATTP

Quyền được an toàn nói riêng, quyền của người tiêu dùng nói chung có nội hàm rộng, mang tính mở, nhưng cụ thể, với yêu cầu ngày càng đa dạng và cao hơn, nổi bật là quyền được ăn sạch, uống sạch, chữa bệnh, học hành, đi lại và tiếp cận, tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ trong cuộc sống thường ngày an toàn, thuận lợi, với chất lượng cao và giá cả phù hợp; cũng như được tiếp nhận nhanh và xử lý thỏa đáng những khiếu nại về chất lượng hàng hóa và dịch vụ…

Trong bối cảnh hiện nay, quyền được an toàn của người tiêu dùng tùy thuộc ngày càng chặt chẽ vào sự củng cố nhận thức, sự hoàn thiện luật pháp và sự chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa t phía các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, cũng như cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp. Một mặt, cần khuyến khích doanh nghiệp tăng cường công nghệ sản xuất xanh và đạo đức kinh doanh; quy chuẩn và minh bạch hóa các chỉ tiêu chất lượng; phát triển các dịch vụ hậu mãi thân thiện, tiện lợi, chất lượng cao...Mặt khác, cần tăng cường năng lực thể chế bảo vệ quyền người tiêu dùng t trung ương đến địa phương; điều chỉnh và cụ thể hóa các chính sách, cơ chế hoạt động, quy trình tiếp nhận, xử lý tranh chấp giữa người tiêu dùng và người cung cấp hàng hóa; luật hóa các tiêu chuẩn chất lượng và các “hàng rào kỹ thuật” quốc gia; đề cao sự minh bạch nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.

An toàn thực phẩm là một rủi ro đến t rất nhiều công đoạn, t sản xuất, vận chuyển, chế biến, lưu thông thậm chí trong quá trình tiêu dùng mà

23

chúng ta thường sử dụng hình ảnh t trang trại đến bàn ăn. Chúng ta cứ nghĩ đến khâu sản xuất vật nuôi, cây trồng ở những nơi bị ô nhiễm môi trường thì chắc chắn nó sẽ bị ảnh hưởng. Thứ hai là thức ăn nữa, đã khảo sát, phát hiện những hóa chất độc hại như sabutamol mà người ta đưa vào thức ăn để chăn nuôi lợn để làm tăng thịt lợn nạc rồi bán giá cao hơn. Những tồn dư hóa chất ở trong thịt con lợn như vậy sẽ chuyển sang người sử dụng gây những bệnh tật, tổn hại cho sức khỏe. Tiếp đó trong quá trình chế biến người ta đưa chất phụ gia, những chất hỗ trợ chế biến, phẩm màu, rồi những thứ có thể nói rất độc hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra chúng ta thấy khâu an toàn nó đến t nhiều khâu khác nhau.

Không chỉ xâm hại đến quyền lợi của người tiêu dùng thực phẩm, những hành vi sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa giả mạo, hàng hóa kém chất lượng, không đảm bảo ATTP, bán hàng gian dối, cung ứng dịch vụ kém chất lượng... như đã nêu ở trên còn xâm phạm đến trật tự quản lý nền kinh tế, xâm phạm an toàn công cộng của một xã hội. Vì vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thực phẩm là nhiệm vụ không chỉ giới hạn trong phạm vi của một địa phương, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ mà còn mang tính toàn cầu.

Vấn đề then chốt là làm thế nào quản lý được chất lượng an toàn thực phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, đóng góp được phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Vai trò của pháp luật về an toàn thực phẩm trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay của cả hệ thống chính trị.

Để tổ chức thực hiện quyền của người tiêu dùng, nhà nước sử dụng nhiều biện pháp:

24

+ Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ng a khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm bằng cách ghi trên nhãn sản phẩm thực phẩm, thông tin này đã được công bố phù hợp quy chuẩn hoặc phù hợp quy định ATTP trong hồ sơ công bố, đồng thời phải phù hợp với quy định về ghi nhãn thực phẩm theo quy định.

+ Đặt ra nhiều loại chế tài như chế tài hành chính (phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm...), chế tài dân sự (buộc công khai xin lỗi, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả...) và cả loại chế tài nghiêm khắc nhất là chế tài hình sự (tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà bị áp dụng loại, mức hình phạt cụ thể, cao nhất là tử hình).

Nhưng hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng đang có xu hướng mở rộng về phạm vi, gia tăng về số lượng và nghiêm trọng về tính chất, mức độ. Những thông tin chúng ta liên tục đọc được, nghe được, xem được t các phương tiện thông tin đại chúng là ở nơi này, nơi kia, cơ quan chức năng v a phát hiện những vụ sản xuất, buôn bán hàng giả với số lượng và quy mô lớn, trong đó có cả những hàng giả là thực phẩm, những vụ ngộ độc thực phẩm đông người, những vụ thực phẩm kém chất lượng, bị nhiễm bẩn, thực phẩm có chất cấm, chất gây nguy hại cho sức khỏe... Qua đó cho thấy hệ thống chế tài được đặt ra để xử lý hành vi xâm phạm quyền của người tiêu dùng thực phẩm hiện nay chưa thực sự hiệu quả, trong đó có chế tài hình sự chưa đủ sức trấn áp riêng cũng như răn đe chung, dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng thực phẩm diễn biến phức tạp, gia tăng về quy mô và tính chất, hậu quả xảy ra cũng ngày một nghiêm trọng hơn.

25

Quyền của người tiêu dùng thực phẩm là rất lớn. Vai trò của các cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thực phẩm vì thế cũng rất quan trọng. “Cuộc chiến” chống hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng kém chất lượng vẫn đang diễn biến phức tạp và đòi hỏi phải tiến hành liên tục, quyết liệt. Đó là vì quyền của người tiêu dùng thực phẩm.

* Về nghĩa vụ

- Tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm trong ATTP

Các cơ sở sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các yêu cầu về địa điểm môi trường; thiết kế bố trí nhà xưởng; kết cấu nhà xưởng; hệ thống thông gió;

hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước; hơi nước và khí nén; hệ thống xử lý chất thải, rác thải; nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động;

nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm; trang thiết bị, dụng cụ (phương tiện rửa và khử trùng tay; thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm; thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường, v.v…).

Thiết lập quy trình tự kiểm tra trong quá trình sản xuất thực phẩm:

nhằm kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm t thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến, điều kiện phục vụ cho công việc chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến, bao gói, bảo quản và con người thực hiện các thao tác chế biến thực phẩm.

Yêu cầu về nhà, xưởng và phương tiện chế biến: Yêu cầu này đỏi hỏi khi xây dựng cơ sở chế biến thực phẩm cần phải xem xét đến vị trí sao cho phù hợp với một cơ sở chế biến thực phẩm phải sạch sẽ thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường, không đặt ở những nơi có môi trường không lành mạnh .

26

Quy định về các yêu cầu kiểm soát vệ sinh nhà xưởng như: Xử lý nước thải, sản phẩm phụ, bảo quản hoá chất gây hiểm, kiểm soát sinh vật gây hại và đồ dùng các nhân

Kiểm soát quá trình chế biến: Kiểm tra tất cả mọi hoạt động phải thực hiện theo nguyên tắc vệ sinh cơ bản, phải có các biện pháp kiểm soát chất lượng sao cho các điểm kiểm soát quan trọng được kiểm soát trong suốt quá trình chế biến. Thực hiện các biện pháp đề phòng sản phẩm bị nhiễm bẩn, thử các chỉ tiêu vi sinh hoá học, tạp chất ở khâu cần thiết để xác định nguy cơ gây nhiễm. Các sản phẩm bị nhiễm bẩn hay biến chất phải bị loại bỏ hoặc được xử lý để giảm bớt độc chất.

Yêu cầu về con người: Đối với cơ sở chế biến thực phẩm thì yêu cầu đối với con người khi tuyển vào làm việc là hết sức quan trọng. Nhất thiết phải kiểm tra sức khỏe (về thể lực, trí lực và bệnh tật) của tất cả mọi người, đặc biệt với những công nhân tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm để tránh lây bệnh truyền nhiễm. Phải đưa ra những quy định trong việc khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân viện như khám định kỳ để đảm bảo chỉ có những người có đủ tiêu chuẩn sức khoẻ mới được tiếp tục làm việc trong cơ sở sản xuất thực phẩm. Phải thường xuyên giáo dục cho các cán bộ công nhân viên trong cơ sở mình biết giữ gìn sức khoẻ và vệ sinh các nhân để đảm bảo các yêu cầu đã đề ra.

Kiểm soát khâu bảo quản và phân phối: Đưa ra các yêu cầu về việc vận chuyến và bảo quản sao cho thành phẩm phải đảm bảo để tránh nhiễm bẩn thực phẩm bởi các tác nhân vật lý, hoá học, vi sinh. . . và không làm phân huỷ thực phẩm.

Đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm: Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định; phải được cấp Giấy xác

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 27 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)