Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 87 - 92)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

3.1. Quan điểm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

3.1.1. Bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức về an toàn thực phẩm

Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luât nói chung và tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm nói riêng muốn đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác này thì pháp luật an toàn thực phẩm phải đảm bảo được lợi ích của mỗi chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật này.

Chủ thể pháp luật sẽ hưởng ứng và thực hiện tốt các quy định của pháp luật khi biết rằng tuân thủ và chấp hành pháp luật là cách tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Vì vậy trong quá trình ban hành pháp luật an toàn thực phẩm đến công tác quản lý và triển khai thực hiện nhà nước luôn phải đảm bảo và cân bằng lợi ích của các chủ thể tham gia. Đó là lợi ích của người sản xuất, kinh doanh, mua bán và người tiêu dùng.

Ví dụ: một quy phạm pháp luật điều chỉnh về kinh doanh thức ăn đường phố, trong quy phạm đó nhà nước v a phải đảm bảo được quyền lợi của người kinh doanh, đó là cho phép họ được quyền kinh doanh nhưng trong khuôn khổ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn thực phẩm, đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng đồng thời chấp hành các nghĩa vụ với nhà nước (đóng thuế). Nếu như người bán hàng không làm tốt các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật nghĩa là tự họ đã vi phạm pháp luật và xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể pháp luật khác trong quan hệ này. Trong tình huống đó, chủ thể nhà nước

79

thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền áp dụng chế tài để xử lý theo quy định của pháp luật, hoặc chủ thể người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo và yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích của họ, yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).

Quan điểm của huyện Nghĩa Hành về bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của các cá nhân, tổ chức về an toàn thực phẩm:

- Khuyến khích cơ quan quản lý nhà nước về ATTP trực tiếp xuống cơ sở tham vấn xây dựng cơ sở khi mới thành lập để đảm bảo mô hình cơ sở chuẩn các điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm môi trường, điều kiện trang thiết bị dụng cụ,.... theo chuẩn quy định để cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP trước khi đi vào hoạt động.

Ví dụ: Bếp ăn các trường Mầm non trước khi xây mới thì Phòng Y tế và Khoa ATTP- Trung tâm Y tế huyện xuống trực tiếp để hướng dẫn xây dựng Bếp một chiều.

- Rà soát, đề xuất cơ chế, chính sách cho người dân và doanh nghiệp liên kết chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp sạch.

- Chính sách đầu tư hạ tầng và hỗ trợ phát triển các mô hình chuỗi giá trị thực phẩm theo hướng sản xuất quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu, t đó nhân rộng ra khắp cả nước.

- Cho phép tạm ứng và thanh toán t kinh phí xử phạt vi phạm hành chính để xử lý vi phạm (tiêu hủy thực phẩm không an toàn, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm xử lý, cải tạo môi trường giả, kém chất lượng, không an toàn...).

- Tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đối với hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ để phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng của huyện.

80

3.1.2. Bảo đảm bình đẳng, công khai, minh bạch, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

Bản chất của pháp luật là pháp luật luôn mang tính giai cấp, bảo vệ lợi ích giai cấp. Tuy nhiên bên cạnh đó pháp luật còn mang tính xã hội, tính xã hội thể hiện mặt nhân văn của pháp luật. Nói đến tính xã hội của pháp luật là nói đến tính công bằng, bình đẳng trong quá trình làm luật cũng như đưa luật vào triển khai trong đời sống. Công bằng và bình đẳng ở đây được hiểu là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Chấp hành và tuân thủ pháp luật là cách tốt nhất để các chủ thể đạt được sự công bằng và bình đẳng đó. Bởi vốn dĩ một quy phạm pháp luật muốn có chỗ đứng và phát huy được hiệu quả điều chỉnh của mình thì bản thân nó phải cân bằng lợi ích giữa các nhóm chủ thể trong xã hội.

Mỗi chủ thể chấp hành pháp luật nghĩa là chủ thể đó đã góp phần tôn trọng pháp luật, tôn trong quyền và lợi ích chính đáng của bản thân mình cũng như các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật. Và như vậy tính công bằng, bình đẳng của pháp luật được đảm bảo thực hiện. Một quy phạm pháp luật hay rộng hơn là một văn bản pháp luật an toàn thực phẩm nếu không đảm bảo được tính công bằng, bình đẳng không đảm bảo được quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, nếu một bên chủ thể phải có quá nhiều nghĩa vụ mà không có quyền hoặc ngược lại thì văn bản pháp luật đó không khách quan vì không đảm bảo tính công bằng. Và đương nhiên khi đưa vào áp dụng sẽ dẫn đến xung đột lợi ích của các chủ thể của quan hệ pháp luật và tính điều chỉnh của văn bản pháp luật không được phát huy, văn bản đó sẽ sớm bị hủy bỏ, không được tiếp nhận vì mục đích đảm bảo ổn định trật tự xã hội không đạt được.

Công khai trong tổ chức thực hiện pháp luật nguyên tắc cốt yếu và đương nhiên. Trong quá trình triển khai pháp luật vào cuộc sống thì pháp luật

81

phải được phổ biến rộng rãi đến mọi người dân để dân biết luật và hiểu luật t đó có ý thức chấp hành và tuân thủ pháp luật. Công khai ở đây được thể hiện t khâu ban hành luật (lấy ý kiến đóng góp về các dự thảo luật) cho đến thông qua và công bố luật đều được thực hiện theo quy trình pháp luật đã quy định về bỏ phiếu thông qua luật, thời gian công bố, thời gian có hiệu lực, phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đưa luật đến với dân. Nếu như một nhà nước ban hành văn bản pháp luật mà không đảm bảo được nguyên tắc công khai luật thì văn bản luật sẽ bị bãi bỏ vì vi phạm về hình thức ban hành.

Hệ thống pháp luật an toàn thực phẩm của nước ta hiện nay đảm bảo được tính công khai trong quá trình ban hành và thực hiện. Quốc hội thông qua các kỳ họp và làm việc cũng thường xuyên đưa các dự thảo luật về an toàn thực phẩm cùng những văn bản pháp luật có liên quan lấy ý kiến đóng góp của toàn thể nhân dân, của các chuyên gia trong và ngoài nước để có thể xây dựng được những văn bản luật mang tính ổn định cao, kế th a truyền thống văn hóa dân tộc cũng như cập nhật xu hướng pháp luật chung của thế giới.

Tuy nhiên, nhiều hoạt động còn chưa sát thực tế, mang tính hình thức, chẳng hạn như đăng tải toàn văn dự án, dự thảo văn bản đồ sộ, nhiều thuật ngữ chuyên ngành để lấy ý kiến người dân; cơ quan soạn thảo chưa công khai việc tiếp thu, phản hồi ý kiến góp ý… Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, góp phần tăng cường hơn nữa tính minh bạch trong quy trình xây dựng văn bản.

Quan điểm của huyện Nghĩa Hành:

Hàng năm, UBND huyện ban hành các văn bản như Kế hoạch: Đảm bảo ATTP; Kiểm tra ATTP; Thẩm định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; Tập huấn và xác nhận kiến thức về ATTP; Quyết định thành lập

82

Đoàn kiểm tra,... đều công khai trên wedsite của UBND huyện.

Các văn bản chuyên ngành về ATTP cũng như thủ tục hành chính cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đều được công khai niêm yết trước cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy. Huyện Nghĩa Hành đảm bảo tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức về an toàn thực phẩm thực hiện pháp luật về ATTP, có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.

Trong công tác thanh, kiểm tra ATTP tiến hành như trình tự thủ tục theo quy định, đối với các cơ sở vi phạm thì tiến hành nhắc nhở, xử phạt vi phạm hành chính tùy vào mức độ vi phạm, luôn luôn minh bạch trong thanh, kiểm tra ATTP. Các cơ sở thực phẩm tiến bộ thì được biểu dương thông qua các bài, điểm tin ATTP. Đối với các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ thì tiêu hủy theo quy định thể hiện được tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ đối với sức khỏe của nhân dân, đối với công tác quản lý nhà nước.

Đảm bảo cho huyện Nghĩa Hành không có vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nào xảy ra trên địa bàn huyện và công tác quản lý về ATTP đi vào nề nếp.

3.1.3. Thu hút sự tham gia của người dân vào tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

Đấu tranh với các hành vi, sai phạm trong ATTP còn nhiều gian nan, kéo dài. Bởi các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Trong khi đó, người dân chưa mặn mà với việc phòng chống vi phạm ATTP, bởi cho rằng đó là việc của cơ quan chức năng và sợ gặp rắc rối. Thực tế nhiều người đã phó thác niềm tin cho người bán hàng.

Công tác thanh tra, kiểm tra ATTP hàng năm hầu như không thể nào kiếm tra tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và có thể các cơ sở này không muốn đăng ký việc sản xuất, kinh doanh này với cơ quan nhà

83

nước. Những tiềm ẩn t nguy cơ không kiểm soát được các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm rất cao.

Trong khi chờ các cơ quan chức năng xử lý vấn đề ATTP, để tự bảo vệ mình, mỗi người tiêu dùng hãy bằng cách tẩy chay hàng kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc; đồng thời tố giác những địa chỉ sản xuất, tàng trữ, kinh doanh hàng giả, hàng lậu; tăng giá không hợp lý, góp phần làm trong sạch nguồn thực phẩm.

Người dân chính là tai mắt của cơ quan nhà nước, là người giám sát tốt nhất để phát hiện việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm bẩn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)