Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 80 - 87)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

2.3. Nhận xét về tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế:

Thứ nhất, việc ban hành văn bản chỉ đạo điều hành còn chậm vì tâm lý chờ văn bản triển khai thực hiện của Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh Quảng Ngãi. Đặc biệt lĩnh vực của ngành Công Thương và NN&PTNT quản lý bị bỏ trống trong một thời gian dài, gây nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng.

Thứ hai, công tác quản lý ATTP trên địa bàn huyện hầu hết được giao cho ngành Y tế đảm trách trong điều kiện nguồn kinh phí t Trung ương cấp xuống bị cắt giảm theo t ng năm; nhưng theo Đề án vị trí việc làm được UBND tỉnh thông qua thì phòng Y tế huyện Nghĩa Hành không có biên chế cho lĩnh vực ATTP nên một Phó Trưởng phòng Y tế phụ trách lĩnh vực ATTP và nhiều lĩnh vực khác. Phòng KT&HT, NN&PTNT giao cho 01 chuyên viên phụ trách ATTP trong khi không có chuyên môn, nghiệp vụ về ATTP. Lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về ATTP còn thiếu về số lượng và hạn chế về chuyên môn, đặc biệt các cán bộ tuyến xã, thị trấn không có chuyên môn sâu về ATTP dẫn đến việc hiểu và áp dụng văn bản không đúng.

72

Công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện còn hạn chế dẫn đến nhiều vụ việc các cơ quan xử lý khác nhau và không có sự phối hợp trao đổi thông tin ảnh hưởng đến cơ sở thực phẩm.

Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra

- Công tác thanh tra, kiểm tra tuy được tổ chức đều khắp trên địa bàn huyện nhưng tần xuất kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp. Mặt khác việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về ATTP chỉ có thể thực hiện theo t ng thời điểm nhất định nên dẫn đến tình trạng nhiều chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh tìm mọi cách đối phó với lực lượng chức năng. Mặc dù tổ chức thanh, kiểm tra nhiều nhưng tỷ lệ xử lý thấp, việc xử lý vi phạm còn nương nhẹ, chưa đủ sức răn đe, phòng ng a, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, vẫn còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành có liên quan. Chế tài xử phạt còn nhiều bất cập, chưa công khai và xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm cũng như chưa tạo được động lực khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

- Việc tổ chức thanh tra liên ngành về lĩnh vực ATTP giữa tuyến tỉnh và tuyến huyện chưa đồng bộ, còn chồng chéo nên xảy ra trường hợp có đơn vị không được kiểm tra, có đơn vị trong một thời gian ngắn bị nhiều đoàn liên ngành của tỉnh, của huyện kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.

- Việc kiểm tra chuyên ngành chỉ có ngành y tế là đủ khả năng thành lập Đoàn kiểm tra vì lực lượng đông đảo, có chuyên môn về ATTP cũng như kinh nghiệm làm công tác quản lý ATTP. Phòng KT&HT, NN&PTNT chỉ phối hợp liên ngành, chưa có Đoàn kiểm tra chuyên ngành riêng nên 02 lĩnh vực trên gần như bỏ trống.

- Lực lượng thanh tra, kiểm tra ATTP còn mỏng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế nên việc hiểu và áp dụng pháp luật về ATTP hạn chế;

73

chưa có phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn quốc gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị tác nghiệp còn thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ATTP.

Thứ tư, công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục về ATTP chưa thường xuyên, kết quả còn hạn chế. Tỷ lệ người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, người tiêu dùng nhận thức đúng về ATTP tuy có tiến bộ nhưng ở mức trung bình; trách nhiệm của người sản xuất quy mô nhỏ lẻ đối với sức khỏe cộng đồng chưa cao.

Thứ năm, tỷ lệ cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn được kiểm soát còn ở mức rất thấp. Chất lượng ATTP của một số sản phẩm thực phẩm chế biến thủ công, quy mô nhỏ tuy có được cải thiện nhưng vẫn là một khâu yếu. Việc quản lý ATTP ở cấp xã, thị trấn lại gặp nhiều khó khăn, không có cán bộ chuyên trách làm công tác ATTP (có công văn phân công Công chức VH-XH phụ trách công tác ATTP t cuối năm 2017), trong khi đó các hoạt động về ATTP lại diễn ra chủ yếu ở tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ xã, thị trấn không có trình độ chuyên môn, thiếu dụng cụ phân tích, kiểm nghiệm.

Thứ sáu, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của UBND cấp huyện, xã tuy đã có chuyển biến song việc triển khai còn thụ động, mới tập trung giải quyết được một số vấn đề bức xúc, chưa chủ động quản lý được nguy cơ ô nhiễm theo chuỗi cung cấp thực phẩm theo một chiến lược dài hạn.

Phương thức quản lý thực phẩm còn nhiều bất cập.

Chính quyền chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm “t trang trại đến bàn ăn”; việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ địa lý của sản phẩm nên thực phẩm an toàn chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giá thành cao khó cạnh tranh với thực phẩm thông

74

thường, vì vậy chưa tạo động lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đầu tư, nâng cao chất lượng, số lượng thực phẩm.

Thứ bảy, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và tỷ lệ hàng hóa được cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm ở mức rất thấp. Vì khi thanh tra, kiểm tra thì Đoàn kiểm tra hay chọn mức khung nhẹ để áp cho cơ sở vi phạm nên dẫn đến tình trạng chay ì trong việc làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.

Thứ tám, hiện nay huyện chưa có phòng thí nghiệm để tiến hành các xét nghiệm xác định độ an toàn của thực phẩm mà chỉ sử dụng các test nhanh.

Kết quả test nhanh không đủ điều kiện để làm cơ sở xử phạt vi phạm. Trong khi chuyên môn về xét nghiệm, ngành Y tế huyện đã có, tuy nhiên không được đầu tư phòng xét nghiệm để xác định các chỉ tiêu hóa học, vi sinh, vật lý để làm cơ sở xác định mức độ ATTP.

Thứ chín, một số cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATTP, chưa xem công tác đảm bảo ATTP là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, đơn vị do đó chưa tạo được sự đồng thuận, huy động được sức mạnh của hệ thống chính trị đối với nhiệm vụ bảo đảm ATTP.

* Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm - Nguyên nhân chủ quan

+ Văn bản chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực ATTP còn chồng chéo, chưa cụ thể cho t ng đối tượng quản lý, chưa quy định biện pháp khắc phục cụ thể khi bị xử phạt hành chính.

+ Sự phối hợp giữa các phòng NN&PTNT, KT&HT, Y tế trong quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn huyện chưa đồng bộ, chưa thật sự chặt chẽ.

75

+ Năng lực quản lý, điều hành của UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện còn hạn chế, chưa kịp thời triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các ngành chức năng về quản lý ATTP.

+ Nhận thức trách nhiệm của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về tầm quan trọng của công tác quản lý ATTP chưa đầy đủ nên sự chỉ đạo thiếu quyết liệt, triển khai thực hiện pháp luật về ATTP chưa đồng bộ.

+ Phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ kiểm tra nhà nước về chất lượng ATTP còn thiếu và lạc hậu, không có phòng kiểm nghiệm đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm phát sinh; trình độ cán bộ chuyên môn trên địa bàn huyện chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay.

+ Rau, quả, thịt, thủy sản là thực phẩm tươi sống nên phần lớn chưa có nhãn, mác, dấu hiệu nhận diện và thông tin về nguồn gốc xuất xứ. Do vậy khi phát hiện mẫu vi phạm đã gặp rất nhiều khó khăn trong truy xuất, xác định nguyên nhân và xử lý vi phạm. Đây cũng là bất cập khiến người tiêu dùng chưa thể nhận biết được đâu là sản phẩm an toàn, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ t nơi đã được chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

+ Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng ATTP và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện đối với cộng đồng còn chưa cao, tình hình sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất cải tạo xử lý môi trường, chất bảo quản, nhuộm màu trong sơ chế, chế biến, sau thu hoạch nông sản, việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong chế biến thực phẩm ngày càng phức tạp, khó quản lý. Một mặt là do người sản xuất, kinh doanh chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng; mặt khác do việc xử lý vi phạm còn nương nhẹ, thiếu kiên quyết.

76 - Nguyên nhân khách quan

+ Phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện đều nhỏ lẻ, kinh doanh theo quy mô hộ gia đình, do đó việc đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế trong thực tế là không khả thi.

Việc kiểm soát đến t ng hộ gia đình, cơ sở nhỏ lẻ là hầu như không khả thi, mô hình tập trung dễ kiểm soát hơn.

+ Trong nhân dân còn tồn tại nhiều tập quán sử dụng thực phẩm không bảo đảm như: Ăn tiết canh, ăn gỏi cá, thói quen chế biến, sử dụng thực phẩm tại hộ gia đình không đảm bảo... Những hành vi này không thể dùng biện pháp hành chính để thay đổi thói quen mà phải vận động, tuyên truyền, phải cần có thời gian.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng ngoài tác động ô nhiễm trực tiếp đến thực phẩm còn là nguyên nhân dẫn đến phát sinh dịch bệnh, là nguyên nhân dẫn đến lạm dụng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất... Trong khi các hóa chất, phụ gia bị cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm không khó mua ngoài thị trường đã tạo cơ hội và thúc đẩy cho người dân vi phạm.

+ Do ngân sách còn khó khăn, việc đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng các sản phẩm còn hạn chế.

77

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đã tập trung phân tích, làm rõ:

Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện tập trung 04 nội dung chính: thứ nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP; thứ hai, việc ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật về ATTP; thứ ba là vận dụng pháp luật ATTP; thứ tư là kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật ATTP.

Phân tích thực trạng các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn huyện gồm 03 nội dung chính: thứ nhất, tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP; thứ hai, nguồn lực vật chất; thứ ba, sự tham gia của các bên liên quan.

T việc phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật ATTP và Phân tích thực trạng các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, luận văn đã đánh giá những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của tổ chức thực hiện pháp luật ATTP, trong đó tập trung phân tích, làm rõ 05 nhóm hạn chế chính, tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, khuyết điểm trên.

Việc phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật ATTP và Phân tích thực trạng các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành là cơ sở cho việc xây dựng những quan điểm đảm bảo an toàn thực phẩm trong giai đoạn hiện nay và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật ATTP t thực tiễn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi ở chương 3.

78 Chương 3:

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN NGHĨA HÀNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)