Sự tham gia của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 73 - 76)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

2.2. Thực trạng các điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

2.2.3. Sự tham gia của các bên liên quan trong tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Một số người có quan niệm sai lầm cho rằng pháp luật chỉ chủ yếu là công cụ tr ng phạt, nên họ có tâm lý sợ hãi pháp luật. Tâm lý lo sợ đó khiến cho hành vi của con người thiếu ổn định do đó khó có thể dẫn đến hành vi xử

65

sự tích cực trước pháp luật. Tình trạng thờ ơ đối với pháp luật hoặc coi thường pháp luật an toàn thực phẩm ở một số người tác động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật của những người khác.

Chủ thể của quan hệ pháp luật an toàn thực phẩm là cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền, là người sản xuất kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Một quan hệ pháp luật an toàn thực phẩm sẽ ra sao là do ý thức và hành động của các chủ thể của quan hệ pháp luật đó xác lập nên. Nếu các chủ thể có hiểu biết pháp luật sâu rộng, ý thức chấp hành pháp luật tốt, thì quan hệ pháp luật đó sẽ ít xảy ra xung đột tranh chấp và ngược lại. Đồng thời trong quá trình sản xuất, kinh doanh buôn bán thực phẩm, người sản xuất và kinh doanh có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật an toàn thực phẩm thì người tiêu dùng mới có cơ hội sử dụng sản phẩm thực phẩm sạch và an toàn. Tuy nhiên thực tế những năm qua và nhất là gần đây cho thấy, ý thức pháp luật, đạo đức của người sản xuất và kinh doanh mua bán thực phẩm còn rất kém. Họ bất chấp tất cả, sự răn đe của pháp luật, các chế tài, sức khỏe thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng, thể chất của thế hệ tương lai. Vì lợi nhuận họ có thể “đầu độc” nhân loại, khuất mắt bỏ qua mọi ranh giới an toàn chỉ để thu về lợi nhuận kinh tế cho chính mình.

Để phối hợp, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động bảo đảm ATTP trên địa bàn, UBND huyện đã ban hành quy chế phối hợp liên ngành giữa các phòng, ban huyện với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các đơn vị liên quan trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.

Thực hiện Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 15/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc “tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm (còn

66

gọi là Ban chỉ đạo) phân công Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách văn xã làm Trưởng ban, Trưởng phòng Y tế làm Phó Trưởng ban thường trực, thành viên ban chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện. Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về ATTP, sơ kết, tổng kết các kế hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn về ATTP tại địa phương.

Phòng Y tế hiện đã tham mưu cho UBND huyện quyết định kiện toàn lại Ban chỉ đạo liên ngành ATTP theo tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ theo đó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm; chủ động tổ chức lực lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn [43].

Công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ATTP được tổ chức chặt chẽ, thường xuyên giữa các phòng, ban, mặt trận, đoàn thể huyện. Việc phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm đối với các cơ quan trên địa bàn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm thì Phòng Y tế chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân hoặc Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm của huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch được phê duyệt.

- Khi có đề nghị của cơ quan chủ trì về việc thanh tra, kiểm tra, cơ quan phối hợp có trách nhiệm cử cán bộ để tham gia thanh tra, kiểm tra.

- Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành, định kỳ 6 tháng, hàng năm phòng NN&PTNT, KT&HT, các phòng, ban, Mặt trận, đoàn thể được giao tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả thanh

67

tra, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý hoặc phạm vi được giao thanh tra, kiểm tra về phòng Y tế để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm của huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện để báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành của tỉnh về an toàn thực phẩm.

- Việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí thực hiện theo quy định của pháp luật về phát ngôn và cung cấp thông tin.

Công tác phối hợp liên ngành còn được triển khai có hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATTP. Trong những năm qua, các đoàn kiểm tra liên ngành của huyện cơ bản đã phát huy được hiệu lực, hiệu quả trong phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về ATTP trên địa bàn, qua đó kịp thời cảnh báo đến cộng đồng những nguy cơ mất ATTP để nhân dân biết và phòng tránh.

Ngoài việc phối hợp, hoạt động giữa các ngành, cơ quan, đơn vị cũng như các hội, đoàn thể cũng được triển khai thường xuyên, hiệu quả, nhịp nhàng thông qua các hoạt động chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền. Đặc biệt các nội dung tuyên truyền về ATTP lồng ghép vào các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)