Phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 55 - 58)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

2.1. Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

2.1.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Sau khi Luật ATTP được ban hành, Phòng Y tế phối hợp với phòng Tư pháp tham mưu cho UBND huyện Nghĩa Hành tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt các nội dung cơ bản của Luật ATTP đến: Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể huyện; Thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật huyện; Báo cáo viên pháp luật huyện; Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) HĐND, UBND, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam 12 xã, thị trấn; Trưởng (hoặc Phó) các đoàn thể: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên; chủ tịch Công đoàn cơ sở, Công chức Tư pháp - Hộ tịch của 12 xã, thị trấn; Trưởng Thôn, tổ dân phố của 12 xã, thị trấn; đồng thời in phát đề cương tuyên truyền Luật ATTP, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật ATTP đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Xác định vai trò quan trọng của công tác đảm bảo ATTP, hằng năm huyện Nghĩa Hành đều tổ chức triển khai phổ biến các văn bản quy phạm

47

pháp luật trong lĩnh vực an toàn thực phẩm tới các ban, ngành, đoàn thể của huyện, xã, thị trấn, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện, đồng thời tổ chức các đợt tuyên truyền cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm vào các dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết trung thu và các lễ hội được tổ chức trên địa bàn. Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hướng dẫn nhân dân lựa chọn và sử dụng thực phẩm đảm bảo chất lượng ATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập trong thời kỳ mới.

Công tác truyền thông về ATTP đã được quan tâm thường xuyên, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền như qua Đài truyền thanh huyện, hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn, treo băng rôn, phát tờ rơi, áp phích, đĩa hình, đĩa tiếng; nói chuyện chuyên đề về ATTP, Hội nghị, hội thảo, họp ban chỉ đạo, họp các đoàn thể và cộng đồng dân cư,...chú trọng tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thực hiện, các kiến thức về ATTP đối với các nhóm đối tượng.

Bên cạnh đó, các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện đều lồng ghép nội dung tuyên truyền thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP cho cán bộ, đoàn viên, hội viên trong các hoạt động chuyên môn nhằm phòng ng a ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; tổ chức tập huấn kiến thức cho cán bộ làm công tác ATTP t huyện đến xã, thị trấn, các chủ cơ sở và người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, cộng đồng... Đặc biệt, đã phát huy vai trò của người tiêu dùng trong việc giám sát chất lượng thực phẩm, cung cấp thông tin về thực phẩm không đảm bảo ATTP để góp phần phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP, ảnh hưởng đến sức

48

khỏe của nhân dân trên địa bàn; triển khai thực hiện mô hình “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “3 không”. Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ đã xây dựng các mô hình “Trồng rau sạch”, “Bếp ăn sạch”, “Phụ nữ hãy nói không với sử dụng túi ni lông”…và các mô hình điểm về nuôi trồng, sản xuất thực phẩm an toàn, hạn chế sử dụng hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi.

T năm 2013 đến năm 6/2018, huyện đã tổ chức nhiều chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể: hằng năm tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm với hơn 5.000 lượt người tham dự; tổ chức phát thanh trên Đài truyền thanh huyện và Đài phát thanh xã, thị trấn với 5.525 lần tin bài, 32 phóng sự, 102 bài viết về công tác đảm bảo ATTP.[49][50][51][52][53][54]

Công tác tuyên truyền bằng hình ảnh trực quan được triển khai sâu rộng, tổ chức treo 370 băng rôn trong Tháng hành động vì ATTP, chuyển phát tài liệu hỏi đáp về Luật an toàn phẩm, Chiến lược quốc gia về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, hướng dẫn đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống; cấp, phát 4.378 tờ áp phích, 8.785 tờ rơi, 170 băng đĩa tuyên truyền về ATTP.[49][50][51][52][53][54]

Cùng với chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tập huấn, nói chuyện, truyền thông trực tiếp về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo ATTP cũng được đẩy mạnh. T năm 2013 – 6/2018, huyện đã thực hiện 502 buổi nói chuyện, 58 hội thảo, hội nghị với hơn 50.000 người tham gia. [49][50][51][52][53][54]

Qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ATTP đã t ng bước nâng cao nhận thức của người dân về ATTP, về tầm quan trọng của công tác bảo đảm ATTP, giúp cho người tiêu dùng hiểu biết về quyền lợi của mình và tác hại của việc sử dụng thực phẩm không an toàn. Tuy nhiên công

49

tác này vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, chỉ tập trung vào những tháng cao điểm trong năm; nội dung tuyên truyền chưa phong phú; trách nhiệm của một số địa phương, cơ quan, đơn vị trong tuyên truyền còn hạn chế nên nhận thức của người dân về ATTP vẫn chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)