Vận dụng pháp luật an toàn thực phẩm trong thực tế trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 58 - 66)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

2.1. Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

2.1.3. Vận dụng pháp luật an toàn thực phẩm trong thực tế trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Huyện Nghĩa Hành triển khai đầy đủ các hoạt động ATTP theo phân cấp quản lý, bao gồm: Thẩm định, cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy xác nhận kiến thức về ATTP; Tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP; triển khai kiểm tra chuyên đề về dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể...;

thực hiện xử lý hành chính (phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo) đối với các cơ sở thực phẩm có vi phạm; thực hiện các biện pháp phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như: tiêu hủy thực phẩm, đình chỉ lưu thông thực phẩm, khắc phục nhãn thực phẩm không đúng quy định...; lấy mẫu thực phẩm gửi labo kiểm nghiệm chất lượng; thực hiện test kiểm tra nhanh thực phẩm. Công tác giám sát phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện cũng được triển khai thường xuyên, gồm các hoạt động: Tổ chức kiểm tra định kỳ về điều kiện ATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống và bếp ăn tập thể; Lấy mẫu ngẫu nhiên đối với thức ăn chín để phát hiện các mối nguy về ATTP; Kiểm tra, giám sát ATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống nhằm mục đích phục vụ Lễ hội, hội nghị, hội thao…; Tổ chức điều tra tại thực địa khi có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra. Kết quả trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

- Công tác quản lý an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản thực phẩm tươi sống:

+ Trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, bảo quản rau, củ, quả tươi và sơ chế:

50

Thực trạng trên địa bàn huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, cơ sơ sản xuất rau, củ, quả tươi số lượng cơ sở nhiều nhưng sản lượng trồng ít, chủ yếu là cung cấp cho tiểu thương ở các chợ nhỏ trên địa bàn.

Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP là của Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh, nên phòng NN&PTNT chỉ cấp cam kết đảm bảo ATTP cho các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn huyện.

Ngoài một số cơ sở sản xuất rau, củ, quả theo quy trình ViệtGap đã được kiểm tra chất lượng nguồn nước, điều kiện đất canh tác, công tác sơ chế, chế biến, vận chuyển đến nơi tiêu thụ tương đối đảm bảo quy trình kỹ thuật;

công tác quản lý ATTP tại các cơ sở này tương đối thuận lợi, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau an toàn, được kiểm tra, giám sát thường xuyên. Những cơ sở khác, thật sự chưa có điều kiện để kiểm tra chất lượng đất, nước và sản phẩm thường xuyên do nguồn lực còn thiếu.

Tuy nhiên hàng năm, phòng NN&PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng của Sở NN&PTNT được giao nhiệm vụ đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại các vùng sản xuất sơ chế rau trên địa bàn huyện. Hầu hết các hộ dân tại các vùng sản xuất rau đều được tấp huấn kỹ thuật phòng tr dịch hại tổng hợp, sản xuất rau theo quy trình ViệtGap nên việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên rau rất hạn chế, chủ yếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

+ Trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, bày bán, kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật và sản phẩm động vật:

Tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt Đề án quy hoạch cơ sở giết mổ động vật tập trung và đã xây dựng cơ sở giết mổ động vật tập trung được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng nên việc đảm bảo ATTP, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường khá tốt nhưng các cơ sở

51

giết mổ không vào khu tập trung này mà vẫn giữ phương thức giết mổ cũ làm cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, qua các cuộc thanh, kiểm tra việc sử gia cầm: kiểm tra nguồn nước, hóa chất, thuốc thú y, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh thú y, an toàn sinh học bảo đảm vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm chưa phát hiện sự cố lớn xảy ra, nhìn chung tương đối đảm bảo các quy định của pháp luật. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn trong quá trình kiểm tra không phát hiện sử dụng chất tăng trọng.

Phần lớn các cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện là cơ sở nhỏ lẻ tự phát, không đăng ký kinh doanh, có điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y, ATTP, không có hệ thống thu gom, xử lý chất thải và nước thải gây ô nhiễm. Việc vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bằng các phương tiện phương tiện thô sơ, thịt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, mất vệ sinh ATTP.

Một số được vận chuyển bằng xe ô tô có thùng kín nhưng không bảo quản lạnh. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ chủ yếu hoạt động vào lúc rạng sáng nên việc kiểm soát còn rất nhiều khó khăn.

Hiện nay có khoảng 14/23 chợ đã quy hoạch khu vực bán thịt gia súc, gia cầm trong chợ (chiếm 60,9%); 09 chợ chưa triển khai quy hoạch khu vực riêng, thịt gia súc gia cầm thường được bán tươi ngoài chợ, sản phẩm được bày bán trên mặt bàn gỗ hoặc bàn ốp đá không có bảo quản trong điều kiện lạnh.

- Quản lý ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm:

Trên địa bàn huyện hiện có 750 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó cấp huyện quản lý 150 cơ sở (dịch vụ ăn uống 60 cơ sở, sản xuất, kinh doanh 90 cơ sở), trong đó phòng Y tế quản lý: 74 cơ sở; phòng KT&HT

52

quản lý: 50 cơ sở, phòng NN&PTNT quản lý: 26 cơ sở. Cấp xã quản lý 600 cơ sở (dịch vụ ăn uống 356 sơ sở, sản xuất, kinh doanh 244 cơ sở). [54]

* Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm được thực hiện theo hướng dẫn và quy định của t ng ngành.

Trong giai đoạn 2013 - 6/2018, số cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP 102 cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trong tổng số 150 cơ sở thuộc đối tượng thuộc huyện quản lý đạt tỷ lệ 68%.[49][50][51][52][53][54]

- Phòng Y tế đã tổ chức thẩm định các điều kiện đảm bảo ATTP và cấp 60/74 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt tỷ lệ 81%. Đối với cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận,có 294/356 cơ sở ký bản cam kết chấp hành các điều kiện về ATTP đạt tỷ lệ 82,6%. Tổ chức 08 lớp tập huấn và tổ chức thi, xác nhận kiến thức ATTP cho hơn 700 người, trong đó tổ chức 02 lớp tập huấn và xác nhận kiến thức ATTP cho những người trực tiếp kinh doanh thức ăn đường phố. [49][50][51][52][53][54]

Qua đó đã làm thay đổi bộ mặt ATTP tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; chủ cơ sở thực phẩm đã quan tâm hơn tới vấn đề an toàn thực phẩm, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tại cơ sở được đầu tư, nâng cấp, trang bị đảm bảo so với yêu cầu; nguồn gốc thực phẩm được các chủ cơ sở chú trọng như đã quan tâm đến hợp đồng mua bán thực phẩm với các nơi cung cấp thực phẩm uy tín, có chất lượng, lựa chọn thực phẩm an toàn về mặt cảm quang để sử dụng, thực phẩm đóng chai, bao gói sẵn có nhãn mác phù hợp và còn hạn sử dụng.

- Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện tổ chức 04 lớp tập huấn và tổ chức thi, xác nhận kiến thức ATTP cho hơn 370 người, chưa tổ chức thẩm định các

53

điều kiện đảm bảo ATTP và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP vì nhân lực phòng chưa có chuyên môn ATTP. [49][50][51][52][53][54]

- Phòng NN&PTNT tổ chức kiểm tra thực tế và chốt danh sách cũng như ký cam kết đảm bảo ATTP đối với cơ sở quản lý, không được phân cấp để cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. [49][50][51][52][53][54]

Việc quản lý các sản phẩm t rau, thịt, thủy sản, lương thực, sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước giải khát, bánh, kẹo, kinh doanh thực phẩm tại các chợ… do phòng NN&PTNT, Phòng Kinh tế và Hạ tầng quản lý; tuy nhiên do chậm phân cấp cho tuyến huyện nên trong thời gian dài lĩnh vực này bỏ ngõ, chỉ được các đoàn liên ngành của huyện tổ chức kiểm tra vào các đợt cao điểm như dịp tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP và dịp Tết Trung thu.

* Việc quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đối với các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, các bộ đã có văn bản hướng dẫn để quản lý các đối tượng này, theo đó chủ cơ sở phải cam kết bảo đảm ATTP với cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Đến nay đã có 472 cơ sở ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. [49][50][51][52][53][54]

Theo cách quản lý này, nguy cơ không bảo đảm ATTP, NĐTP đối với các cơ sở, đặc biệt là thức ăn đường phố là dễ xảy ra do không có hướng dẫn cơ sở, tổ chức đánh giá, chứng nhận việc tuân thủ đầy đủ các quy định về điều kiện ATTP (biện pháp tiền kiểm), trong khi biện pháp hậu kiểm chưa thực sự có hiệu quả (do thiếu nguồn lực, nhận thức trách nhiệm và đầu tư của cơ sở còn hạn chế trong việc tuân thủ các quy định về bảo đảm ATTP).

54

Việc quản lý các cơ sở thức ăn đường phố chưa được chú trọng, phần lớn các vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn đều phát sinh t đây. Đối với người kinh doanh, vì mưu sinh, vì lợi nhuận nên họ bất chấp nhập về những loại thực phẩm kém chất lượng, ôi thiu, quá đát nhất là các xe đẩy hàng rong bán trước cổng trường hay những loại thịt, rau, quả được nuôi lớn bằng chất kích thích tăng trưởng, chất tạo nạc. Họ tiếp tục vào vai những người phù thủy hóa phép để tất cả trở nên trắng sáng, xanh tươi và ngon ngọt bằng những loại hóa chất rẻ tiền. Dụng cụ chứa thức ăn thì không đạt tiêu chuẩn, thức ăn phần lớn không được che đậy, hay che đậy sơ sài, người bán hàng đều dùng tay bàn tay trần bốc thức ăn rồi đếm tiền. Các địa điểm bày bán thức ăn phần lớn được đặt ngay trên mặt đất, gần với cống rãnh, hố ga, nhà vệ sinh công cộng, bệnh viện,… Quán ăn vỉa hè mọc lên kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn, dịch tiêu chảy cấp, dịch tả, ngộ độc thực phẩm luôn chực chờ để bộc phát bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ này được giao cho chính quyền các xã, thị trấn tuy nhiên do quản lý số lượng lớn cơ sở thức ăn đường phố, trong khi cán bộ phụ trách chỉ có 01 người lại không có chuyên môn, nghiệp vụ, không có thiết bị kiểm nghiệm, nên việc quản lý và xử lý các vấn đề đặt ra rất hạn chế, gần như là bỏ ngỏ.

- Đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống

Phòng Y tế có trách nhiệm quản lý trực tiếp đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn.

Theo hướng dẫn của Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, phòng Y tế cập nhật thông tin về số lượng các cơ sở tại địa phương để phục vụ quản lý; thanh, kiểm tra ATTP; hướng dẫn xây dựng mô hình điểm bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn ở các trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại cộng đồng dân cư có nguy cơ cao

55

NĐTP; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, hội thảo để nâng cao nhận thức bảo đảm ATTP cho các đối tượng liên quan.

Trong giai đoạn 2013-6/2018, ngành y tế đã cấp 50 giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP trong tổng số 62 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc đối tượng phải cấp giấy, chiếm 80%. Đối với cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận, đã có 294/356 cơ sở thực hiện ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với UBND cấp xã chiếm tỷ lệ 82,6%. [49][50][51][52][53][54]

- Đối với các chợ, các siêu thị

Trên địa bàn huyện đến hết tháng 6 năm 2018 có 23 chợ. Tại các chợ kinh doanh thực phẩm còn những hạn chế như: Kiểm soát được nguồn hàng t nơi sản xuất, đặc biệt đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống; Đa số các chợ cơ sở hạ tầng còn yếu kém hay bị xuống cấp không đáp ứng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm về hạ tầng…

Siêu thị kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm đều đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hàng hóa thực phẩm được kinh doanh tại siêu thị hầu hết đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được công bố hợp quy hoặc chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Việc kiểm tra chất lượng và ATTP nguồn hàng vào chợ đối với mặt hàng thịt heo và thịt gia cầm do cơ quan thú y, còn lại các mặt hàng khác chưa thực hiện kiểm tra được. Hầu hết cán bộ kiểm tra chuyên ngành được trang bị các thiết bị kiểm tra nhanh (các kit, test,..) rất ít về số lượng test nên việc kiểm tra chất lượng, ATTP tại các chợ còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên ngành hạn chế về số lượng và chuyên môn chuyên ngành nên việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm tại các chợ còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Việc kiểm soát các nguy cơ gây mất ATTP

56

Công tác giám sát, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm thực phẩm đã được các ngành tỉnh và huyện thiết lập, triển khai hàng năm để phục vụ cho công tác quản lý ATTP.

Hoạt động tiếp nhận thông tin ô nhiễm thực phẩm đã được thường xuyên cập nhật t các nguồn thông tin của Chính phủ, các Bộ về tỉnh và thông tin t UBND tỉnh, Sở về huyện và nguồn t các hoạt động giám sát chủ động thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và kế hoạch giám sát chủ động hàng năm.

T các thông tin cảnh báo, giám sát mối nguy đã thực hiện cảnh báo cho cộng đồng, góp phần quản lý nguy cơ như vụ sữa nhiễm melamin và nhiều cảnh báo, xử lý có hiệu quả vấn đề thực phẩm qua biên giới có chứa chất độc hại, sản xuất, kinh doanh trong nước vi phạm quy định ATTP.

Thông qua hoạt động kiểm nghiệm mẫu giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm hàng ngày và thanh tra, kiểm tra, Trung tâm Y tế huyện đều có báo cáo đánh giá nguy cơ, trực tiếp xử lý và kiến nghị xử lý đối với các sản phẩm thực phẩm và cơ sở thực phẩm gây mất an toàn. Tuy nhiên hoạt động này chưa triển khai rộng và thường xuyên do kinh phí hạn hẹp. Ngoài ra, giám sát nguy cơ dựa phần lớn vào test kiểm nghiệm nhanh thực phẩm thường không có giá trị trong việc xử lý vi phạm hành chính.

- Tình hình ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm, việc khắc phục các sự cố về ATTP

Giai đoạn 2013 - 6/2018, toàn tỉnh Quảng Ngãi xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm, trung bình 02 vụ/năm, làm 243 người mắc, 137 người nhập viện điều trị và 0 người tử vong. Nguyên nhân do vi sinh vật có 13 vụ. Trong giai đoạn này, địa bàn huyện Nghĩa Hành không xảy ra vụ độc thực phẩm.[49][50][51][52][53][54]

57

100% vụ ngộ độc thực phẩm đều được tổ chức điều tra, xử lý theo quy định của Bộ Y tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)