Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 66 - 69)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM

2.1. Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm

2.1.4. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi

Công tác thanh tra, kiểm tra tiếp tục được đẩy mạnh và triển khai đồng bộ t tuyến tỉnh đến huyện, xã với chế tài xử phạt mạnh góp phần làm cho thị trường thực phẩm an toàn hơn.

Công tác thanh, kiểm tra về ATTP hàng năm được thực hiện theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành tỉnh về ATTP. Xác định công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật về ATTP là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong đảm bảo ATTP, do đó hàng năm UBND huyện đều ban hành kế hoạch quản lý nhà nước về ATTP và kế hoạch, quyết định thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra bảo đảm ATTP vào các đợt cao điểm Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì ATTP, Tết Trung thu, các lễ hội, sự kiện quan trọng diễn ra trên địa bàn.

Công tác kiểm tra về ATTP được thực hiện bằng hình thức thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành vào các đợt cao điểm về ATTP trong năm. Quá trình kiểm tra có xử phạt cơ sở vi phạm bằng hình thức phạt chính (phạt tiền hoặc phạt cảnh cáo), thực hiện các biện pháp phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như: tiêu hủy thực phẩm, đình chỉ lưu thông thực phẩm, khắc phục nhãn thực phẩm không đúng quy định..; trong quá trình kiểm tra có thực hiện test kiểm tra nhanh thực phẩm.

T năm 2013- 6/2018, huyện Nghĩa Hành đã tiến hành tổ chức được 255 đoàn thanh tra, kiểm tra, trong đó có 135 đoàn liên ngành, 149 đoàn chuyên ngành. Tổ chức thanh tra, kiểm tra tại 4.720 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, thực hiện gần 1.000 lượt test nhanh đối với thực

58

phẩm và lấy mẫu xét nghiệm. Qua thanh, kiểm tra, số cơ sở đạt 3.357 chiếm tỷ lệ 71, 1%, số cơ sở vi phạm 1.155 chiếm tỷ lệ 24,5%. Trong 1.363 cơ sở vi phạm thì nhắc nhở 810 cơ sở, cảnh cáo 140 cơ sở và xử phạt hành chính 137 cơ sở (chiếm tỷ lệ 10%) với tổng số tiền phạt 151.500.000 đồng; buộc tiêu hủy hơn 1.824 kg hàng hóa, bánh kẹo không rõ nguồn gốc, hết hạn sử dụng.

[49][50][51][52][53][54]

Kết quả công tác thanh, kiểm tra hàng năm được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1.2. Tình hình kiểm tra ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013-2017

Qua thanh tra, kiểm tra, các đoàn liên ngành của huyện phần lớn là nhắc nhở, hướng dẫn công tác bảo đảm VSATTP, các trường hợp vi phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng thì tiến hành cảnh cáo và phạt hành chính, có trường hợp đình chỉ hoạt động. Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về ATTP giai đoạn 2013-2017 trên địa bàn huyện được thể hiện qua biểu đồ sau:

59

Biểu đồ 2.2. Tình hình xử lý vi phạm ATTP trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013-2017

Trong 1.363 cơ sở vi phạm thì nhắc nhở 810 cơ sở, cảnh cáo 140 cơ sở và xử phạt hành chính 137 cơ sở (chiếm tỷ lệ 10%) với tổng số tiền phạt 151.500.000 đồng

Về xử lý vi phạm, trong số 1.363 cơ sở vi phạm, mới chỉ có 137 cơ sở bị xử lý, chiếm 10%. Việc áp dụng các chế tài xử phạt đã được đẩy mạnh qua các năm, cụ thể: tỉ lệ cơ sở bị phạt tiền (trước đây chỉ là cảnh cáo) tăng t 3,8% năm 2013 lên 24% trong 6 tháng đầu năm 2018; số tiền phạt trung bình 1 cơ sở tăng t 300.000 đồng (2013) lên 4 triệu đồng (2018). Kết quả xử phạt này đã thể hiện tính răn đe cao đối với các cơ sở cố tình vi phạm các quy định về ATTP.[49] [50][51][52][53][54]

Cùng với việc xử phạt hành chính, các đoàn liên ngành của huyện và xã đã kiên quyết xử lý tiêu hủy đối với sản phẩm không đảm bảo ATTP đồng thời lập Biên bản đình chỉ hoạt động các cơ sở không đủ điều kiện về ATTP.

Hầu hết các trường hợp vi phạm đã được thông báo công khai, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định. Các nội dung vi phạm chủ yếu được phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra chủ yếu là vi

60

phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở, vi phạm về trang thiết bị, dụng cụ, vi phạm về con người, vi phạm về việc ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ...

Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, các đoàn đã tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm đã góp phần tích cực giúp huyện đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp đồng thời cảnh báo mối nguy và triển khai việc thanh tra dựa trên nguy cơ đạt hiệu quả. Tuy nhiên, việc lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn một số tồn tại, bất cập khi kiểm tra test nhanh, không có giá trị xử phạt vi phạm hành chính. Trong khi công tác lấy mẫu gửi labo kiểm nghiệm khi nghi ngờ sản phẩm thực phẩm không an toàn còn rất hạn chế do không có nguồn kinh phí chi trả mẫu xét nghiệm.

Hoạt động thanh, kiểm tra chuyên đề về ATTP đối với dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể và thức ăn đường phố triển khai hạn chế do thiếu kinh phí tổ chức Đoàn kiểm tra.

* Về xử lý hình sự: trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cũng như huyện Nghĩa Hành chưa xử lý hình sự về ATTP giai đoạn 2013-2017.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Tổ chức thực hiện pháp luật an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)